Kinh nghiệm quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số tỉnh nước ta 20 2.3. Bài học kinh nghiệm đối với công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 39)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số tỉnh nước ta 20 2.3. Bài học kinh nghiệm đối với công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Thủ Đô Hà Nội hiện có 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn với tổng dân số khoảng gần 10 triệu người (gồm cả ngụ cư và khách vãng lai). Về lĩnh vực An toàn thực phẩm (ATTP) đây là lĩnh vực liên quan đến nhiều lĩnh vực trong hoạt động xã hội. Hiện thành phố có số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố rất lớn và ngày càng tăng (năm 2011 có 47.840 cơ sở, năm 2015 có 58.092 cơ sở). Nhu cầu về thực phẩm trung bình mỗi năm cần khoảng 890 nghìn tấn gạo, 139 nghìn tấn thịt lợn, 42 nghìn tấn thịt gà, 900 triệu quả trứng các loại, 54 nghìn tấn hải sản tươi sống và chế biến, 900 nghìn tấn rau…

trong đó Hà Nội cung cấp khoảng 69% nhu cầu thịt gia súc các loại, 32% cá các loại, 97,7% trứng gia cầm, 19% sữa, 38% gạo tẻ, 60% rau củ tươi và 18% quả tươi các loại…, số còn lại là từ các tỉnh khác. Diện tích rau an toàn là 5.500 ha/12.000 ha diện tích trồng rau. Có 7 cơ sở giết mổ công nghiệp; 17 cơ sở giết mổ tập trung bán công nghiệp; 04 cơ sở giết mổ tập trung thủ công; Hiện có 1.047 điểm giết mổ nhỏ lẻ, thủ công. Hiện có 425 chợ (trong đó có 03 chợ đầu mối, không có chợ đấu giá nông sản) phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã, 117 siêu thị, 22 Trung tâm thương mại trên địa bàn. Về bộ máy

quản lý, nhân lực, cơ sở vật chất trang thiết bị giúp UBND các cấp quản lý ATTP: khoảng 11.946 người tham gia công tác bảo đảm ATTP (trong đó chuyên trách ATTP 254 người) (Nguyễn Ngọc Sơn, 2016).

Công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm ở Hà Nội cho thấy:

Về chỉ đạo: UBND Thành phố đã phân rõ và gắn trách nhiệm đứng đầu về công tác ATTP, kiện toàn BCĐ Thành phố do đ/c Chủ tịch UBND Thành phố là trưởng BCĐ. Duy trì hiệu quả đường dây nóng về ATTP các tuyến.

Tập trung chỉ đạo và triển khai quyết liệt thực hiện Luật ATTP và các văn bản của Trung ương. Phối hợp Ban Tuyên giáo Thành ủy triển khai đến cả hệ thống chính trị trên địa bàn toàn TP vệ ATTP. Triển khai thực hiện Kế hoạch An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030.

Về quản lý hoạt động chuên môn tập trung thực hiện nhóm giải pháp tổ chức sản xuất trong đó tập trung rà soát, quy hoạch vùng sản xuất, phát triển mô hình quản lý theo chuỗi sản phẩm cung ứng, thông qua các Chương trình đề án lớn. Cụ thể đã có đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, Chương trình phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, Đề án phát triển chăn nuôi, Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản. Đặc biết đã xây dựng phát triển chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm với 27 chuỗi có nguồn gốc động vật, 33 chuỗi nguồn gốc trồng trọt. Hình thành và phát triển các vùng sản xuất lúa chất lượng cao với 157 cánh đồng mẫu lớn ở 14 huyện; 5.500ha rau an toàn được quản lý; 76 xã chăn nuôi trọng điểm với 3.232 trang trại quy mô lớn ngoài khu dân cư, 25 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung (1690ha).

Về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, tính riêng 6 tháng đầu năm 2016 có 63.898 lượt cơ sở được thanh kiểm tra, phát hiện 11.546 cơ sở vi phạm ATTP, phạt tiền 3.672 cơ sở, các cơ sở vi phạm đã được xử lý đúng theo quy định của pháp luật. Lấy 1.764 mẫu thực phẩm (cùng kỳ năm 2015: 960 mẫu) gửi xét nghiệm, phát hiện 107 mẫu không đạt về chỉ tiêu vi sinh vật, hóa học và theo hồ sơ cơ sở tự công bố. Xét nghiệm nhanh đạt 137.531/152.693 mẫu (90,1%) (cùng kỳ năm 2015 xét nghiệm 141.722 mẫu). Xét nghiệm 191 mẫu nước tiểu lợn phát hiện 7/191 mẫu dương tính với Salbutamol. Đã Triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành tại 10 xã/phường theo Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg và hướng dẫn của Bộ Y tế. Kết quả sau 06 tháng thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm 2563 cơ sở được kiểm tra. Tỷ lệ cơ sở vi phạm

bị xử lý vi phạm hành chính cao hơn so với 6 tháng cùng kỳ trước khi thực hiện thí điểm (21,2% so với 17,6%), số tiền phạt cao hơn (750.300.000 đồng so với 222.980.000 đồng).

Thời gian qua, công tác tuyên truyền được Thành phố tập trung chỉ đạo có nhiều đổi mới, 6 tháng đầu năm 2016, toàn Thành phố đã tổ chức phổ biến kiến thức/xác nhận kiến thức ATTP cho chủ cơ sở và công nhân được 1.107 lớp với 64.936 lượt người. Tổ chức tuyên truyền cho các hội viên đoàn thể và người tiêu dùng được 2.355 lớp với 149.711 lượt người, phát 167.623 tờ gấp. Tổ chức ký cam kết ATTP 32789 cơ sở.

Loa đài của các phường xã thị trấn phát thanh về ATTP tổng số 48105 lượt. Báo Hà Nội mới phát động cuộc thi viết “Chung tay vì ATTP”, tổ chức tọa đàm trực tuyến về ATTP (Nguyễn Thắng, 2016).

Công tác về quản lý trong lưu thông về lĩnh vực ATTP đã tăng cường thực hiện việc đẩy mạnh các chương trình liên kết, hợp tác, giao thương giữa Hà Nội và các tỉnh lân cận, giữa các đơn vị sản xuất thực phẩm và đơn vị kinh doanh, phân phối sản phẩm thực phẩm an toàn. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các tuyến đường vận chuyển thực phẩm vào Thành phố gắn với các chốt kiểm dịch động vật liên ngành của Thành phố nhằm phát huy vai trò trách nhiệm của các chốt kiểm dịch này tránh việc kiểm soát hình thức. Tăng cường công tác hậu kiểm sau cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Bên cạnh đó Thành phố đã tăng cường công tác quản lý nhà nước, thông tin truyền thông, thí điểm các mô hình xác nhận thực phẩm an toàn.

Tăng nhân lực chuyên trách cho các tuyến và đào tạo cán bộ có chuyên môn sâu về ATTP (Đỗ Mai Thành, 2010).

2.2.2.2. Kinh nghiệm quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của TP. Hồ Chí Minh Theo Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh cho biết, trên địa bàn thành phố đã có 24 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, trong đó có 21 cơ sở giết mổ heo và hai cơ sở giết mổ trâu, bò, bình quân giết mổ khoảng 7.500 đến 8.000 con trâu, bò, heo/ngày; một cơ sở giết mổ gia cầm với công suất 45 nghìn con/ngày. Tất cả các cơ sở giết mổ này đều thực hiện quy trình giết mổ trên dàn treo khá hiện đại. Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn còn một số cơ sở giết mổ lợn nằm trong khu dân cư, khó kiểm soát. Hình thức giết mổ thủ công không bảo đảm VSATTP và không xử lý nước thải, chất thải, tiếng ồn...

Theo tìm hiểu, khảo sát của Cục Thú y, hiện nay, phần lớn các hộ giết mổ nhỏ lẻ chưa nhận thức đúng về vệ sinh thú y, VSATTP cũng như trách nhiệm xã hội, mà chỉ chạy theo lợi ích trước mắt cho nên chưa đưa động vật vào giết mổ tập trung. Việc làm này dẫn đến việc kiểm soát giết mổ của nhiều địa phương còn gặp khó khăn do lực lượng cán bộ làm công tác kiểm soát giết mổ lợn còn quá mỏng, trong khi số cơ sở giết mổ nhỏ lẻ quá nhiều. Cơ chế quản lý đối với thú y xã, những người thực hiện trực tiếp việc kiểm soát các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ còn nhiều bất cập. Việc thực hiện cơ chế quản lý đối với các bộ phận này phụ thuộc vào nguồn ngân sách của địa phương và chưa được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của từng tỉnh, thành phố cho nên còn hạn chế.

Triển khai công tác trên, UBND TP. Hồ Chí Minh đã yêu cầu UBND các quận, huyện xác định lộ trình từng bước đình chỉ hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo các yêu cầu VSATTP theo quy định (UBND TP. Hồ Chí Minh, 2014).

Thành phố cũng chỉ đạo các lực lượng Công an, Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên ngành thú y kiểm tra, xử lý theo quy định hiện hành các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động giết mổ động vật không đảm bảo VSATTP; vi phạm về yêu cầu vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế dùng làm thực phẩm. Kiểm tra, chấn chỉnh các hành vi vi phạm liên quan tới đảm bảo VSATTP trong khâu bán lẻ sản phẩm động vật tươi sống tại các chợ ở khu vực đô thị và nông thôn (Nguyễn Ngọc Sơn, 2016).

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo cơ quan chuyên ngành thú y địa phương tăng cường công tác kiểm soát giết mổ, thực hiện nghiêm quy trình kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ ở địa phương. Kiểm tra định kỳ các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn và tổ chức tái kiểm tra 100% cơ sở giết mổ động vật loại C (là những cơ sở không đáp ứng những tiêu chuẩn về VSATTP) (Trần Thị Thúy, 2009).

Kiểm soát chặt vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ. Các địa phương trên địa bàn cũng đã có kế hoạch xây dựng lộ trình từng bước đình chỉ hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo yêu cầu theo quy định; chỉ đạo UBND cấp xã, phường quản lý chặt chẽ việc chấp hành vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường tại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên địa

bàn, xử lý triệt để các trường hợp vi phạm; thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm về VSATTP trong khâu bán lẻ tại các chợ của địa phương; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người kinh doanh và người tiêu dùng chỉ sử dụng các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm có dấu kiểm soát giết mổ của cơ quan chức năng (Đỗ Mai Thành, 2010).

Triển khai đồng bộ từ giết mổ, lưu thông, kinh doanh Thành phố cũng đang từng bước xóa dần tình trạng giết mổ trái phép, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm không đảm bảo VSATTP và hình thành phát triển các khu giết mổ tập trung đảm bảo vệ sinh tại từng địa phương. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử phạt triệt để các trường hợp vi phạm (Hà Thị Anh Đào, 2001).

2.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Nên thiết lập những quy trình đánh giá rủi ro, thiết lập các đầu mối kiểm tra toàn bộ chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng

Huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cho các tổ chức chịu trách nhiệm kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời sử dụng các khoản tiền nộp phạt do các doanh nghiệp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm để phục vụ lại công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các chính sác về VSATTP cần được xây dựng dựa trên ý kiến của người tiêu dùng, các doanh nghiệp, các chuyên gia và cả tiêu chuẩn quốc tế.

Cần kiểm soát VSATTP theo chuỗi các nhà sản xuất, kinh doanh theo nhóm ngành hàng của các hội nghề nghiệp. Đồng thời quy định tất cả các nhà sản xuất, kinh doanh tham gia chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn phải đăng ký là hội viên của hội nghề nghiệp và buộc phải tuân thủ đầy đủ các quy định của hiệp hội, chính sách, pháp luật của nhà nước.

Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng VSATTP một cách chắt chẽ thông qua hoạt động thanh tra, kiểm soát tại cơ sở, đánh giá chứng nhận và nhận diện thương hiệu, đăng ký sử dụng Logo - Nhãn mác sản phẩm đảm bảo truy suất nguồn gốc dể dàng.

- Tích cực các hoạt động phổ biến, tuyên truyền thông qua nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của người sản xuất, chế biến và người tiêu dùng, góp

phần hạn chế ngộ độc thực phẩm xẩy ra, tăng cường bảo vệ sức khỏe nhân dân, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Xây dựng mô hình điểm chợ điểm về VSATTP, khuyến khích người dân sản xuất, chăn nuôi sạch bằng cách quy hoạch các điểm trồng rau sạch và xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn.

Hiện nay Bắc Ninh cũng như nhiều tỉnh trong cả nước đã có quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, tập trung ở khu vực huyện Lương tài và huyện Gia Bình. Trong tương lai hai điểm này sẽ cung cấp rau xanh cho toàn tỉnh. Bắc Ninh là tỉnh có rất nhiều khu công nghiệp phát triển như: KCN Yên Phong, KCN Quế Võ và KCN Tiên Sơn, nhiều làng nghề truyền thống và lễ hội, thu hút số lượng lao động lớn đến làm việc, thăm quan. Đảm bảo VSATTP để hạn chế ngộ độc thực phẩm xẩy ra trong các bếp ăn tập thể và trong dịp lễ hội truyền thống, luôn là mối quan tâm của các nhà quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc xây dựng các mô hình điểm về VSATTP là điều hết sức cần thiết trong thời điểm này. Hiện tại, Bắc Ninh vẫn chưa thực hiện xây dựng được mô hình tiên tiến về VSATTP, chưa có lò giết, mổ gia súc tập trung… việc quy hoạch 2 điểm trồng rau sạch cũng chưa thực hiện được.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w