Phân 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thưc trang quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp Tiên Sơn
4.2.1. Thực trạng ban bành và thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong khu công nghiệp Tiên Sơn
4.2.1.1. Một số quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP, nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, chặt chẽ từ trung ương đến địa
phương để hoạt động về VSATTP đạt kết quả đã đặt ra. Đối với các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP tỉnh Bắc Ninh thực hiện thống nhất với các văn bản Luật, dưới luật về VSATTP chung cho cả nước.
* Văn bản của Trung ương, các Bộ, Ngành có liên quan Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010
Quyết định số 629/QĐ-BNN-QLCL của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp PTNT ngày 02/3/2016 về việc ban hành kế hoạch hành động năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.
Văn bản số 341/SNN-QLCL ngày 30/3/2016 về việc ban hành Kế hoạch hành động Năm cao điểm Vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Quyết định 1290/QĐ-BNN-TCCB, ngày 17/4/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phân công, phân cấp trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 09 năm 2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Quyết định số 4128/2001/QĐ-BYT, ngày 3/10/ 2001 của Bộ Y tế về việc ban hành quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại các nhà ăn, bếp ăn tập thể và cơ sở kinh doanh chế biến suất ăn sẵn.
Văn bản của Tỉnh
Hiện tại tỉnh Bắc Ninh đang thực hiện theo văn bản có tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực VSATTP là Luật ATTP năm 2010.
UBND tỉnh Bắc Ninh đã cụ thể hóa mục tiêu và quy định về quản lý VSATTP trên địa bàn tỉnh bằng văn bản các chính. Các chính sách này được ban hành những năm gần đây nên đều có giá trị hiệu lực và đã góp phần nâng cao kết quả, hiệu quả quản lý VSATTP trên địa bàn tỉnh.
Năm 2009, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bắc Ninh được thành lập, hoạt động dựa trên Luật An toàn thực phẩm năm 2010. Bắc Ninh đã cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch Quốc gia về ATTP phù hợp với điều kiện đặc thủ của tỉnh. Một số chính sách về quản lý VSATTP trên địa bàn tỉnh có thể được khái quát như sau:
Ngày 28/08/2012 UBND tỉnh Bắc Ninh Ban hành Quyết định số 1151/QĐ- UBND với mục tiêu nhằm thực hiện chiến lược quốc gia về VSATTP giai đoạn 2011 – 2015 nhu nâng cao kiến thức và thực hành về ATTP cho các nhóm đối tượng (cán bộ quản lý, người sản xuất, kinh doanh, chế biến và người tiêu dùng thực phẩm); tăng cường năng lực của hệ thống QL ATTP, hoàn thiện hệ thống quản lý, phân tích một số nguy cơ cao về ATTP của tỉnh; cải thiện tình trạng đảm bảo ATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, áp dụng và khuyến khích các cơ sở thực phẩm áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn về ATTP; cải thiện tình trạng bảo đảm ATTP của các cơ sở kinh doanh thực phẩm, 65% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 90% bếp ăn tập thể được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP, 100% siêu thị được kiểm soát ATTP, 50% chợ được quy hoạch và kiểm soát ATTP; ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm, giảm 25% số vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính từ 30 người mắc trở lên được ghi nhận so với trung bình giai đoạn 2006 – 2010, giảm tỷ lệ ngộ độc cấp tính dưới 8 người/100.000 dân. UBND tỉnh Bắc Ninh cũng đã đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Bảng 4.4. Tổng hợp một số chính sách về quản lý VSATTP trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2016
Tên, ký hiệu văn bản Quyết định số 386/QĐ-UBND Kế hoạch số 86/KH-UBND Quyết định số 101/2013/QĐ-UBND Chỉ thị số 03/CT- UBND
Quyết định số
618/QĐ-SYT Quyết định số
1151/QĐ-UBND
Ngày ban hành 04/4/2016
06/4/2016
29/3/2013
18/01/2013
11/12/2013 28/8/2012
Trích yếu
Về việc kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành kế hoạch hành động Năm cao điểm Vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Về việc ban hành quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về VSATTP trong 3 ngành y tế, công thương và nông nghiệp
Về phân cấp quản lý VSATTP trong ngành y tế Quyết định về việc thực hiện chiến lược quốc gia về VSATTP giai đoạn 2011 – 2015
Nguồn: Thư viện Pháp luật Việt Nam (2016) Ngày 18 tháng 01 năm 2013, UBND tỉnh ra chỉ thị số 03/CT-UBND nhằm tăng cường các biện pháp đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh. Tăng cường phối hợp
giữa Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác kiểm tra ATTP; tăng cương công tác thông tin - giáo dục - truyền thông về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng có kiến thức và kỹ năng chọn lựa, sử dụng và bảo quản thực phẩm đảm bảo an toàn; Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về an toàn thực phẩm cho cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm từ tuyến tỉnh đến cơ sở; Tăng cường tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, chú ý đối với các cơ sở thực phẩm quy mô nhỏ, các cơ sở do tuyến huyện và xã quản lý;
Tăng cường quản lý, hướng dẫn các các cơ sở, doanh nghiệp trong việc sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; Tăng cường đầu tư về ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng được yêu cầu kiểm soát an toàn thực phẩm, xã hội hoá các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm.
Cũng trong năm 2013, ngày 29 tháng 3 năm 2013 UBND tỉnh Bắc Ninh đã ra Quyết định só 101/2013/QĐ-UBND về việc ban hành quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Trong Quyết định này nêu rõ nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan như Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND cấp huyện; UBND cấp xã trong thực hiện các nội dung QLNN về VSATTP cũng như sự phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình thực hiện. Bên cạnh QĐ này, ngày 11 tháng 12 năm 2013 Sở y tế Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 618/QĐ-SYT về phân cấp quản lý nhà nước về ATTP thuộc lĩnh vực ngành y tế quản lý trên địa bàn tỉnh. Bao gồm các đối tượng như Sở y tế; Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm; TTYT dự phòng; Trung tâm kiểm nghiệm; Phòng y tế các huyện, thị xã, thành phố; TTYT các huyện, thị xã, thành phố; Trạm y tế xã, phường, thị trấn. Nội dung chính sách thể hiện chức năng, nhiệm cụ của từng đơn vị đồng thời quy định việc phối hợp, hỗ trợ nhau trong công tác quản lý VSATTP tại địa phương.
Ngày 04/4/2016, UBND tỉnh ra Quyết định số 386/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh. Quyết định nhằm đã phân công rõ trách nhiệm và quyền hạn của Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc tham mưu, giúp Chủ tịch UBND tỉnh xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện, kiểm tra việc thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Thông qua việc ban hành các chủ chương, chính sách về VSATTP trên địa bàn tỉnh cho thấy, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có sự quan tâm lớn về vấn đề quản lý
nhà nước về VSATTP. Các chính sách trên đã cụ thể hóa một cách rõ ràng các mục tiêu của chiến lược quốc gia về ATTP, phù hợp với bối cảnh của tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, các chính sách trên cũng là cơ sở quan trọng nhằm thực thi, tăng cường công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh nói chung và quản lý nhà nước về ATTP trong các bếp ăn tập thể nói riêng.
Tuy đã có rất nhiều chủ chương, chính sách về VSATTP. Nhưng bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp có nhiều đặc điểm mang tính đặc thù khác nhau, nhưng đến nay chưa có một chính sách hay văn bản cụ thể nào quy định dành riêng cho các bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp. Như quy định tiêu chuẩn của bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp; quy định đối với đầu bếp hay những tiêu chuẩn, quy chuẩn để quản lý đầu vào cho các bếp ăn tập thể tự nấu nướng hoặc đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ nấu ăn cho các cơ sở trong khu công nghiệp khi không tổ chức nấu ăn…
4.2.1.2. Tình hình thực hiện một số quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm Trong thời gian qua, hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành về ATVSTP các
cấp đã được củng cố và kiện toàn, năng lực quản lý trong lĩnh vực ATVSTP ở cả 3 cấp từng bước được nâng cao.
Ngành Y tế quản lý tổng số 3.402 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Hiện đã có 85 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành Công thương đã hoàn thiện hồ sơ và được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về ATTP. Trong năm 2015, ngành Nông nghiệp tiếp nhận hồ sơ, thẩm tra và cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 100 cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh đã đủ điều kiện theo quy định hiện hành.
Trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, Ban Chỉ đạo về ATVSTP các cấp đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động thanh tra liên ngành về ATVSTP; các ngành chuyên môn tích cực kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý. Các đoàn thanh tra liên ngành cấp tỉnh đã tiến hành kiểm tra 165 cơ sở, trong đó 96 cơ sở đạt yêu cầu về VSATTP (đạt 58%), thực hiện xử lý xử phạt hành chính gần 82 triệu đồng. Thanh tra liên ngành cấp huyện và tuyến xã thực hiện thanh, kiểm tra 4.1250 lượt, 2.844 cơ sở bảo đảm yêu cầu về VSATTP, xử lý xử phạt hơn 101 triệu đồng. Các đoàn thanh tra chuyên ngành Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra tổng số 7.054 lượt cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, tiến hành xử lý xử phạt hành chính các cơ sở vi phạm với tổng số hơn 415 triệu đồng.
Đến năm 2016, qua 3 năm thực hiện Quyết định 101/2013/QĐ-UBND về phân công, phân cấp quản lý ATTP trên địa bàn tỉnh, bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình triển khai thực hiện còn có một số khó khăn, tồn tại, bất cập như: Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác quản lý Nhà nước về ATTP còn chưa chặt chẽ; một số sở, ngành, UBND các huyện chưa thống kê danh sách các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý để làm căn cứ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP của sở, ngành, địa phương mình, dẫn đến tình trạng chồng chéo trong thanh, kiểm tra, cấp phép; công tác thanh, kiểm tra chưa được duy trì thường xuyên, hiệu lực các hoạt động thanh kiểm tra chưa cao… (Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh, 2016).