Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp thí nghiệm thâm canh lúa cải tiến 3.5.1.1. Các nguyên tắc của SRI
Theo tài liệu “Hướng dẫn thực hành đồng ruộng ứng dụng SRI” của Cục Bảo vệ thực vật (2007), hướng dẫn nguyên tắc cơ bản của SRI áp dụng trên lúa cấy:
- Cấy mạ non, khỏe (2 - 2,5 lá).
- Mỗi khóm chỉ cấy 1 cây mạ, cấy thưa, cấy vuông mắt sàng.
-Tưới tiêu đảm bảo duy trì đất ruộng khô ướt xen kẽ (nông - lộ - phơi).
- Làm cỏ sục bùn để thông khí cho đất.
-Tăng cường phân bón hữu cơ, phân vi sinh để cải tạo độ phì của đất.
3.5.1.2. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 5 công thức tương ứng với 5 mật độ cấy, tuần tự không nhắc lại, diện tích mỗi công thức 400m2, khoảng cách giữa các mật độ cấy là 30cm, không đắp bờ, không cấy hàng bảo vệ xung quanh.
Công thức 1: Cấy mật độ 11 khóm/m2 (30x30cm) Công thức 2: Cấy mật độ 16 khóm/m2 (25x25cm) Công thức 3: Cấy mật độ 25 khóm/m2 (20x20cm) Công thức 4: Cấy mật độ 36 khóm/m2 (16,5x16,5cm) Công thức 5: Cấy mật độ của nông dân 40 khóm/m2
Cũng đồng thời chọn ngẫu nhiên 3 ruộng của nông dân sau cấy làm ruộng vệ tinh theo dõi ghi chép và so sánh tập quán sản xuất của các ruộng vệ tinh với các công thức của thí nghiệm.
3.5.1.3. Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong thí nghiệm SRI a) Kỹ thuật làm mạ:
- Làm mạ ruộng: vụ mùa chọn chân đất cao dễ thoát nước, tránh bị ngập úng khi có mưa lớn; vụ xuân chọn chân đất vàn hoặc vàn trũng để ruộng luôn đủ ẩm và tránh rét cho mạ. Làm đất kỹ, nhuyễn bùn, sạch cỏ dại, làm luống cao 10 - 25 cm, rộng 1,2m, mặt luống phẳng, không đọng nước. Bón 4 - 5kg supe lân/100m2 và không nên bón đạm cho mạ. Gieo 36 kg thóc giống/sào ( 0,1 kg/m2 đất), một sào lúa cần chuẩn bị 3,5 – 5 m2 và gieo 0,35 – 0,5 kg hạt giống. Kỹ thuật ngâm ủ giống như bình thường, gieo hạt giống đã nảy mầm thật đều trên mặt luống. Vụ đông xuân nếu gặp rét dùng nilon che phủ luống để chống rét cho mạ.
Luôn giữ cho mặt luống đủ ẩm, không giữ nước trên mặt luống.
- Làm mạ trên nền đất cứng: lấy bùn ở ruộng lúa hoặc ruộng rau màu để tránh cho cây mạ không bị thừa dinh dưỡng. Rải bùn đều trên nền đất cứng, dùng bùn trộn đều với 10 kg phân chuồng hoai mục, san đều trên mặt đất tạo thành luống, chiều rộng luống 1,2 m với độ dầy 3 – 3,5 cm, sau đó gieo hạt giống đã nảy mầm đều tay. Sau khi gieo 24 giờ dùng nước bùn pha loãng tưới đều trên mặt luống, sau đó mặt luống mạ được duy trì đủ bằng cách dùng bình tưới nước đều lên mặt luống, Điều kiện thời tiết ấm nên không cần che phủ mạ bằng nilon.
Khi cây mạ được 2,5 lá dùng xẻng xúc nhẹ đem đi cấy ngay trong ngày.
b) Kỹ thuật làm đất:
Ruộng cần chủ động nước, nhất là ruộng dễ thoát nước. Làm đất kỹ, nhuyễn bùn, làm xong để 1 - 2 ngày cho lắng bùn thì tiến hành làm luống. Luống có chiều rộng 2m, giữa các luống có rãnh rộng 25cm sâu 10 – 15cm để dễ điều chỉnh mật độ cấy, thuận tiện cho việc tưới tiêu và chăm sóc lúa. Trước khi bừa cấy lần cuối tiến hành bón lót phân chuồng mục 250 - 300kg/sào, vụ mùa không cần bón lân. Mức nước trong ruộng trước khi cấy khoảng 3cm.
Bảng 3.1. Quy trình bón phân trên ruộng SRI và ruộng nông dân sản suất đại trà vụ xuân 2016 tại Ứng Hòa – Hà Nội
Chỉ tiêu theo dõi
- Phân chuồng (kg/ha) - Phân lân Supe(kg/ha)
- Phân Urê
- Phân Kali(kg/ha) 1. Bón lót
- Phân chuồng (%) - Phân lân (%)
- Phân đạm urê (%) - Phân kali (%)
2. Bón thúc 1 (NSC) - Phân lân (%)
- Phân đạm urê (%) - Phân kali (%)
3. Bón thúc 2 (NSC) - Phân lân (%)
- Phân đạm urê (%) - Phân kali (%)
c) Kỹ thuật cấy:
Mạ non từ 2 – 4 lá, khi cấy phải hạn chế tổn thương bộ rễ, nên dùng xẻng xúc nhẹ thành từng miếng, quá trình vận chuyển mạ ra ruộng cấy phải tránh dập nát, mạ xúc cần đem đi cấy ngay trong ngày, dảnh mạ cần đặt nhẹ, không nhổ mạ để cấy, vụ xuân cấy khi thời tiết ấm khi nhiệt độ > 150C, cấy vuông mắt sàng.
Mật độ cấy (theo công thức thí nghiệm): 11; 16; 25; 36 ; 40 khóm/m2.
d) Kỹ thuật bón phân:
Bón phân dựa vào kết quả so màu: so màu lần 1 vào 40 - 45 ngày sau cấy (đứng cái), chỉ số màu trung bình từ 3,5 - 4 sẽ bón đạm, chỉ số màu >sẽ so màu lại sau 7 ngày và quyết định bón. Thực tế chỉ số màu trung bình ở các công thức ruộng thí nghiệm từ 3,65 - 3,82 và quyết định bón thúc lần 2 ở 50 NSC với lượng phân đạm là 20% và lượng phân kali là 50%, lượng đạm thực bón ở ruộng thí nghiệm là 90% lượng đạm dự kiến.
đ) Điều tiết nước:
- Giữ nước: lần 1 từ khi cấy đến sau khi bón phân thúc đẻ nhánh 7 - 15 ngày luôn giữ mực nước trên mặt ruộng 2 – 2,5 cm, kết hợp làm cỏ - trừ cỏ, vụ mùa giữ nước đến khi làm cỏ xong mới giữ kiệt nước. Lần 2 từ khi lúa phân hóa đòng (đứng cái) đến khi lúa chín sáp (chắc xanh) hay trước thu hoạch khoảng 15 ngày, giữ mực nước trên mặt ruộng khoảng 3cm.
- Rút nước: lần 1 sau khi bón phân thúc đẻ nhánh và làm cỏ 7 - 15 ngày đến khi lúa phân hóa đòng (đứng cái), rút kiệt nước, để ruộng cạn liên tục ở mức độ nẻ, nếu ruộng khô cần tưới ẩm vào các rãnh, không giữ nước trên mặt ruộng.
Lần 2 khi lúa chín sáp (chắc xanh) hay trước thu hoạch khoảng 15 ngày đến khi thu hoạch, rút kiệt nước triệt để nước cho ruộng ở mức độ nẻ.
e) Phòng trừ dịch hại:
Thăm đồng thường xuyên, làm cỏ kịp thời và phòng trừ sâu bệnh theo kết quả phân tích đồng ruộng (phân tích hệ sinh thái).
Toàn bộ khu ruộng thí nghiệm làm cỏ bằng tay.
3.5.2. Thời gian điều tra
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra và phát hiện dịch hại lúa QCVN 01 - 166 : 2014/BNNPTNT.
- Điều tra định kỳ: 7 ngày/lần ở tuyến điều tra với các yếu tố điều tra trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ 2, thứ 3 hàng tuần.
- Điều tra bổ sung: Tiến hành trước, trong và sau cao điểm xuất hiện dịch hại.
3.5.3. Yếu tố điều tra chính
Chọn đại diện theo giống, thời vụ, địa hình (chân đất), giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa và tập quán canh tác.
3.5.4. Khu vực điều tra
- Vùng trọng điểm lúa: Chọn khu vực trồng lúa có diện tích trên 20 ha đại diện cho các yếu tố điều tra chính.
- Vùng không trọng điểm lúa: Chọn khu vực trồng lúa có diện tích trên 2 ha đại diện cho các yếu tố điều tra chính.
3.5.5. Điểm điều tra
Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm tương đối ngẫu nhiên và đồng đều trên tuyến điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 mét.