Thiên địch là thuật ngữ để chỉ chung cho tất cả các kẻ thù tự nhiên của dịch hại. Các nhóm dịch hại khác nhau có thành phần thiên địch không giống nhau.
Thiên địch được coi là "bạn của nhà nông", được nông dân tiếp nhận về vai trò của chúng trong việc khống chế sâu hại trên đồng ruộng. Nó là thành phần không thể thiếu trong hệ sinh thái nông nghiệp, đặc biệt trong hệ thống thâm canh lúa bền vững. Thiên địch có nhiều loài, bao gồm nhóm bắt mồi, nhóm ký
sinh và nhóm sinh vật gây bệnh cho sâu hại. Thông thường các loài thiên địch bắt mồi ăn thịt có vai trò điều hoà số lượng sâu hại tích cực hơn các loài ký sinh vì chúng hoạt động linh hoạt, phổ ký chủ rộng. Các loài ký sinh phát huy vai trò tốt trong điều kiện sâu hại phát sinh số lượng lớn vì ký sinh thường chỉ ký sinh trên trên một vật chủ, thậm chí chúng chỉ ký sinh ở một giai đoạn nhất định của vật chủ. Mặc dù vậy nhưng không phải tất cả nông dân trồng lúa đều hiểu biết rõ vai trò của thiên địch và biết cách bảo vệ chúng. Các lớp tập huấn thâm canh lúa cải tiến đã trang bị cho hàng nghìn nông dân những hiểu biết về vai trò của thiên địch trong hệ sinh thái ruộng lúa, từ đó họ nâng cao nhận thức và vận dụng thành công vai trò của thiên địch trong nhiều hệ thống cây trồng khác. Khi tham gia thí nghiệm hệ thống thâm canh lúa cải tiến, nông dân được cùng điều tra thành phần, tần suất bắt gặp sâu hại cũng như thành phần thiên địch, đồng thời nông dân nắm được tình hình sinh trưởng, phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa để từ đó vẽ được bức tranh sinh thái ruộng lúa và ra quyết định lựa chọn biện pháp kỹ thuật thâm canh hiệu quả nhất cả về kinh tế, môi trường và xã hội.
Để xem xét tác động của hệ thống thâm canh lúa cải tiến tới thiên địch của sâu hại lúa tôi tiến hành điều tra thành phần thiên địch và thu được kết quả thể hiện trên bảng 4.2.
Qua kết quả bảng 4.2 cho thấy thành phần thiên địch của sâu hại lúa ở vụ mùa năm 2015 và vụ xuân năm 2016 tại Ứng Hòa, Hà Nội đã xác định được 21 loài thuộc 7 bộ, trong đó bộ Araneae có số lượng loài đông nhất: 7 loài (chiếm 33,33%), bộ Hymenoptera 6 loài (chiếm 28,57%), bộ Coleoptera 4 loài (chiếm
19,05%), bộ Dermaptera, Hemiptera, Odonata, Orthoptera mỗi bộ có 1 loài (chiếm 4,76%).
Bảng 4.2. Thành phần thiên địch của sâu hại lúa và mức độ bắt gặp chúng trên lúa vụ mùa năm 2015 và vụ xuân năm 2016 tại Ứng Hòa,
Hà Nội
TT Tên Việt Nam 1 Nhện lưới
2 Nhện Lycosa 3 Nhện gập lá lúa 4 Nhện linh miêu 5 Nhện nhảy vằn lưng
Nhện chân dài bụng 6 nhọn
7 Nhện chân dài hàm to 8 Chân chạy nâu đen
cổ dài
9 Bọ 3 khoang 10 Bọ rùa đỏ 11 Bọ đuôi kìm 12 Chuồn chuồn kim 13 Muồm muỗm xanh 14 Bọ xít mù xanh 15 Cánh cứng cánh ngắn
16 Ong đen kén trắng
Tên khoa học Argiope catenulata Doleschall
Lycosa pseudoannulata Boes. et Strand
Clubiona japonicolla Boes.et Strand
Oxyopes javanus Thorell Biauor hotingchichi Schenkel
Tetragnatha favana Thorell Tetragnatha mandifulata Walek
Odacantha metalica Fairaire
Ophionea interstitialis Micrarpis discolor Fabr.
Euborellia satali Dohrn
Agriocnemis fermina Linn
Conocephanus chinensis Rettenbacher
Cyrtorhinus lividipennis Reuter
Paederus fuscipes Fabr.
Apanteles angustibasis Gahan
Bộ Araneae Araneae Araneae Araneae Araneae Araneae Araneae Coleoptera Coleoptera Coleoptera Dermaptera Odonata Orthoptera Hemiptera Coleoptera
17 Ong đen kén trắng đơn 18 Ong đen kén trắng 19 Ong đen
20 Ong xanh
21 Ong đen mắt đỏ
Ghi chú
- : xuất hiện rất ít (< 10% ).
+ : xuất hiện ít (10 - 20% ).
+ : xuất hiện trung bình (>20 - 50% ).
+++: xuất hiện nhiều (> 50%
Hymenoptera Hymenoptera Hymenoptera Hymenoptera Hymenoptera
48
Các loài thiên địch bắt mồi xuất hiện từ đầu đến cuối vụ, nhóm bắt mồi như: nhện, bọ xít mù xanh, bọ rùa đỏ, bọ cánh cứng cánh ngắn, bọ ba khoang, muồm muỗm,... xuất hiện khá phổ biến và tăng dần từ đầu cho tới cuối vụ. Trong đó, nhện lycosa, bọ xít mù xanh, bọ rùa đỏ, bọ cánh cứng cánh ngắn, muồm muỗm là những loài có ý nghĩa cao trong phòng trừ các loại sâu hại lúa. Các loài bắt mồi ăn thịt thường không có vật chủ nhất định, chúng thường tấn công, ăn thịt nhiều loài sâu hại như cuốn lá nhỏ, rầy nâu, sâu đục thân hai chấm,... Tuy nhiên, bọ xít mù xanh là loài đơn thực có vai trò quan trọng khống chế rầy từ khi lúa giai đoạn đòng-trỗ đến chín. Các loài thiên địch ký sinh như các loài ong xuất hiện chủ yếu từ giữa đến cuối vụ; đặc biệt có vai trò quan trọng là ong đen kén trắng đơn Apanteles cypris Nixon ký sinh sâu non sâu cuốn lá nhỏ và ong xanh Tetratichus schoenobii Ferriere ký sinh và ăn trứng sâu đục thân. Kết quả trên phù hợp với số liệu điều tra hàng năm của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội.
Các loài thiên địch xuất hiện sớm và mật độ cao trên ruộng thí nghiệm SRI cho thấy kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến có tác động tốt đến mật độ thiên địch và việc khống chế, điều hoà số lượng, mật độ sâu hại góp phần giảm số lần phun thuốc, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ sức khoẻ con người, môi trường, phát triển nông nghiệp bền vững.