Thời gian phát sinh các lứa rầy tại Ứng Hòa, Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sự phát sinh gây hại của một số sâu hại chính trên lúa và thiên địch của chúng trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại huyện ứng hòa hà nội (Trang 75 - 80)

Kết quả thí nghiệm về thời gian phát sinh các lứa rầy hại lúa vụ mùa 2015 được trình bày ở Bảng 4.11

Lứa 5 6 7

Bảng 4.11. Thời gian phát sinh các lứa rầy hại lúa vụ mùa năm 2015 tại Ứng Hòa, Hà Nội

Nhìn chung thời tiết vụ mùa năm 2015 nắng mưa xen kẽ tạo điều kiện thuận lợi cho rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại. Tỉ lệ rầy gây hại thấp hơn so với vụ mùa năm 2014. Lứa 5 rầy cám nở rộ từ 19 – 25/7, gây hại trên lúa mùa trung. Nhưng với mật độ thấp không đáng kể. Lứa 6 rầy cám nở rộ từ 11 – 27/8 phát sinh chủ yếu trên trà lúa mùa trung giai đoạn phân hóa làm đòng với mật độ phổ biến là 50 - 700 con/m2. Lứa 7 rầy cám nở rộ từ 1 – 7/9 trên giai đoạn lúa từ trỗ bông đến chín sáp với mật độ phổ biến là 1500 - 2000 con/m 2, rầy phát sinh gây hại chủ yếu trên các giống nhiễm rầy như : Bắc thơm số 7, Nàng Xuân, T10, nếp 9603.

4.8.2. Thời gian phát sinh các lứa rầy trên lúa vụ xuân năm 2016 tại Ứng Hoà, Hà Nội

Qua bảng 4.12 cho thấy thời gian phát sinh lứa rầy các loại vụ xuân 2016 muộn hơn cùng lứa so với vụ xuân 2015 từ 5 - 7 ngày. Mật độ rầy các lứa trong vụ xuân 2016 cũng thấp hơn vụ xuân 2015. Thời gian phát sinh lứa 2 là ngày 16/4, lứa 3 sau lứa 2 là 25 ngày, lứa 3 vào ngày 10/5. Thời gian rộ của rầy lứa 2 từ 10 - 17/4, lứa 3 từ 3/5 - 10/5. Trong 2 lứa mật độ rầy lứa 3 cao lên tới 700 - 1500 con/m2. Cuối vụ xuân 2016 mưa lớn trên diện rộng đúng vào thời điểm rộ trứng rầy nên tỷ lệ trứng rầy bị ung rất cao nên rầy lứa 3 giảm đáng kể.

Bảng 4.12. Thời gian phát sinh các lứa rầy hại lúa xuân năm 2016 tại Ứng Hòa, Hà Nội

Lứa 2 3

4.9. DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ RẦY NÂU, RẦY LƯNG

R ầy hại lúa, đặc biệt là rầy nâu đã trở thành một đối tượng dịch hại rất nguy hiểm, luôn là mối đe doạ nghiêm trọng đối với nghề trồng lúa ở Việt Nam

59

nói chung và ở Ứng Hòa nói riêng. Trước đây nó chỉ là một loài sâu hại thứ yếu, cho đến nay sự gia tăng tính trầm trọng của các loại rầy liên quan đến kỹ thuật thâm canh lúa. Để tìm hiểu ảnh hưởng của các mật độ cấy tới sự phát sinh gây hại của các loại rầy, chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến mật độ rầy các loại trên ruộng thí nghiệm SRI cấy ở các mật độ 11 - 36 khóm/m2, cấy 1 dảnh/khóm và ruộng nông dân sản xuất đại trà cấy mật độ 40 khóm/m2, 2 - 3dảnh/khóm, kết quả thu được thể hiện trên bảng 4.13 và bảng 4.14.

Bảng 4.13. Diễn biến mật độ rầy các loại trên ruộng SRI và ruộng nông dân sản xuất đại trà vụ mùa năm 2015 tại Ứng Hòa, Hà Nội

Ngày điều Giai đoạn sinh

tra trưởng

12/7/2015 Đẻ nhánh

19/7/2015 Đẻ nhánh rộ

26/7/2015 Cuối đẻ nhánh

3/8/2015 Đứng cái-PHĐ

10/8/2015 PHĐ

17/8/2015 Làm đòng

24/8/2015 Đòng non

1/9/2015 Đòng già-Trỗ

8/9/2015 Trỗ bông -phơi màu

15/9/2015 Chín sữa

22/9/2015 Chín sáp

26/9/2015 Đỏ đuôi

LSD

Đồ thị 4.4. Diễn biến mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng trên ruộng SRI và ruộng nông dân sản xuất đại trà vụ mùa 2015 tại Ứng Hòa, Hà Nội

Qua bảng 4.13 và đồ thị 4.4 cho thấy cho thấy mật độ cấy và quy trình bón phân ảnh hưởng đáng kể đến mật độ rầy các loại:

Trên ruộng SRI: Mật độ rầy tăng dần theo mật độ cấy ở tất cả các kỳ điều tra. Tại kỳ điều tra 24/8 lúa đang ở giai đoạn đòng non, mật độ rầy ở các mật độ cấy cao nhất trùng với mật độ cấy, trong đó ở mật độ 36 khóm/m2 mật độ rầy lên tới 1.100 con/m2, ở ruộng nông dân sản xuất đại trà mật độ lên đến 1.600 con/m2 cao gấp 2.13 - 3,02 lần so với các mật độ khác trong thí nghiệm. Do mật độ cấy càng dầy, ruộng càng rậm rạp nên phù hợp cho các loại rầy phát sinh gây hại với mật độ cao hơn.

Trên ruộng nông dân sản xuất đại trà có mật độ rầy cao hơn các mật độ trong thí nghiệm ở tất cả các kỳ điều tra. Tại kỳ điều tra 22/9 mật độ rầy ở ruộng nông dân sản xuất đại trà lên tới 5.200 con/m2 cao hơn các mật độ cấy theo SRI trong thí nghiệm từ 2,48 - 6,93 lần .

Tiếp tục nghiên cứu diễn biến tình hình phát sinh gây hại của rầy vào vụ xuân năm 2016 thu được kết quả tại bảng 4.14 như sau:

Bảng 4.14. Diễn biến mật độ rầy các loại trên ruộng SRI và ruộng nông dân vụ xuân năm 2016 tại Ứng Hòa, Hà Nội

Ngày Giai đoạn

Điều tra

18/3/2016 Đẻ nhánh rộ

25/3/2016 Cuối đẻ nhánh

2/4/2016 Đứng cái-PHĐ

9/4/2016 PHĐ

16/4/2016 Làm đòng

23/4/2016 Đòng non

30/4/2016 Đòng già - Trỗ

6/5/2016 Trỗ bông -phơi màu

13/5/2016 Chín sữa

20/5/2016 Chín sáp

27/5/2016 Đỏ đuôi

LSD Qua kết quả bảng 4.14 cũng cho thấy mật độ cấy và quy trình bón phân ảnh hưởng đáng kể đến mật độ rầy các loại:

Trên ruộng SRI: Mật độ rầy tăng dần theo mật độ cấy ở tất cả các kỳ điều tra.

Tại kỳ điều tra 27/5, mật độ rầy ở các mật độ cấy cao nhất trùng vào thời gian rộ của lứa 3, trong đó ở mật độ 36 khóm/m2 mật độ rầy lên tới 700 con/m2 cao gấp 1,27 - 3,89 lần so với các mật độ khác trong thí nghiệm. Do mật độ cấy càng dầy, ruộng càng rậm rạp nên phù hợp cho các loại rầy phát sinh gây hại với mật độ cao hơn.

Trên ruộng nông dân sản xuất đại trà có mật độ rầy cao hơn các mật độ trong thí nghiệm ở tất cả các kỳ điều tra. Tại kỳ điều tra 27/5 mật độ rầy ở ruộng nông dân sản xuất đại trà lên tới 1.500 con/m2 cao hơn các mật độ cấy theo SRI trong thí nghiệm từ 2,14 - 8,33 lần .

Do ruộng nông dân sản xuất đại trà bón lượng đạm cao, bón rải, lượng kali bón thấp nên cây lúa yếu mềm, ruộng rậm rạp, độ ẩm trong ruộng cao thuận lợi cho rầy các loại phát sinh gây hại với mật độ cao. Mặc dù với mật độ rầy cao như vậy song vẫn chưa đến ngưỡng phun trừ.

36 khóm/m2 NDS XĐT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sự phát sinh gây hại của một số sâu hại chính trên lúa và thiên địch của chúng trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại huyện ứng hòa hà nội (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w