Diễn biến mật độ nhện lớn bắt mồi trên ruộng sri và ruộng nông dân sản xuất đại trà tại Ứng Hòa, Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sự phát sinh gây hại của một số sâu hại chính trên lúa và thiên địch của chúng trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại huyện ứng hòa hà nội (Trang 80 - 84)

Trong quá trình điều tra nghiên cứu tôi nhìn thấy thành phần thiên địch trên vụ Mùa năm 2015 và vụ xuân năm 2016 tại Ứng Hòa - Hà Nội rất phong phú. Nhóm bắt gặp thường xuyên từ đầu đến cuối vụ là:

Nhóm nhện lớn bắt mồi thuộc bộ: Araneidae Bọ rùa đỏ: Micraspis Discolor Fabr

Bọ ba khoang: Ophinoea idica Thunber

Trong công tác bảo vệ thực vật và xu thế phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay, thiên địch là đối tượng được quan tâm và nghiên cứu nhiều, sâu hại nào cũng có rất nhiều kẻ thù tự nhiên sẵn có trên đồng ruộng. Nhiều báo cáo về vai trò, khả năng khống chế sâu hại của thiên địch đã được nghiên cứu, song trên thực tế người nông dân chưa vận dụng được thiên địch trong phòng chống sâu hại hiệu quả. Thâm canh lúa theo SRI giúp người nông dân áp dụng thành công việc bảo vệ và sử dụng thiên địch trong công tác phòng chống sâu hại. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo ngyên tắc bốn đúng, trồng cây khoẻ, bón phân, tưới nước cân đối, hợp lý đã giúp thiên địch phát triển thuận lợi trên ruộng SRI.

Từ kết quả điều tra kết hợp với kết quả điều tra mật độ thiên địch của chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội chúng tôi nhận định 3 nhóm, loài thiên địch gồm Nhện lớn bắt mồi, Bọ rùa đỏ, Kiến ba khoang là những thiên địch thường xuyên bắt gặp có ý nghĩa quan trọng trong khống chế số lượng sâu hại trên đồng ruộng.

Các loài bắt mồi là nhóm thiên địch rất quan trọng trên các loại cây trồng nói chung và trên cây lúa nói riêng. Hầu hết chúng có kiểu sống bắt mồi cả ở pha trưởng thành và pha ấu trùng. Do đó, mỗi một cá thể của loài bắt mồi trong cả đời có thể tiêu diệt được một lượng lớn các cá thể sâu hại. Các loài bắt mồi có mặt ở khắp mọi nơi trong tất cả các sinh quần nông nghiệp. Nhiều nông dân đã nhầm chúng với sâu hại, nên khi thấy chúng xuất hiện nhiều là đem thuốc trừ sâu phun, hoặc khi chăm sóc cây trồng bắt gặp chúng là tiêu diệt bằng tay.

Trên ruộng SRI và ruộng nông dân sản xuất đại trà chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến mật độ nhện lớn bắt mồi, kết quả được thể hiện trên bảng 4.15 và bảng 4.16.

Qua kết quả trong bảng 4.15 và 4.16 đều cho thấy mật độ cấy có ảnh hưởng không rõ ràng đến mật độ các loài thiên địch. Sự chênh lệch về mật độ các loài qua các kỳ điều tra không đáng kể.

Kết quả điều tra diễn biến mật độ nhện lớn bắt mồi trên ruộng lúa SRI và ruộng nông dân cho thấy, nhện lớn xuất hiện sớm và liên tục có mặt ở tất cả các công thức thí nghiệm ruộng SRI và trên ruộng nông dân sản xuất đại trà.

Bảng 4.15. Diễn biến mật độ nhện lớn bắt mồi trên ruộng SRI và ruộng nông dân vụ mùa 2015 tại Ứng Hòa, Hà Nội

Ngày điều tra 28/6/2015 5/7/2015 12/7/2015 19/7/2015 26/7/2015 3/8/2015 10/8/2015 17/8/2015 24/8/2015 1/9/2015 8/9/2015 15/9/2015 22/9/2015 26/9/2015

Ruộng lúa thâm canh cải tiến (SRI) SRI 11 SRI 16 SRI 25 SRI 36 khóm/m2 khóm/m2 khóm/m2 khóm/m2

Ruộng NDSXĐT

40 khóm/m2

0,8a 0,4a 4a 5,6ab 4a 4,8ab 6,4ab 7,2ab 6,4ab 7,2ab 5,6ab 4,8ab 4a

(Thu hoạch)

LSD

4,84ab 6,4ab 7,5ab 7,92ab 4a

2,48 3,08 3,27 4,96 2,07

Qua bảng diễn biến mật độ nhện bắt mồi ở vụ mùa 2015 cho thấy mật độ Nhện lớn bắt mồi tăng dần từ đầu vụ tới cuối vụ, mật độ cao nhất khi lúa chín sữa

– chắc xanh. Mật độ cấy 36 khóm/m2, 1 dảnh/ khóm có mật độ nhện lớn trung bình cả vụ cao nhất đạt 15,8 con/m2. Mật độ thấp nhất trong toàn vụ thuộc về mật độ cấy 11 khóm/m2, 1 dảnh/ khóm.

Đồ thị 4.6. Diễn biến mật độ nhện lớn bắt mồi trên ruộng SRI và ruộng nông dân vụ mùa 2015 tại Ứng Hòa, Hà Nội

Bảng 4.16 cũng cho thấy diễn biến mật độ nhện lớn bắt mồi trên ruộng lúa SRI và ruộng nông dân cho thấy, nhện lớn xuất hiện sớm và liên tục có mặt ở tất cả các công thức thí nghiệm ruộng SRI và trên ruộng nông dân sản xuất đại trà.

Bảng 4.16. Diễn biến mật độ nhện lớn bắt mồi trên ruộng SRI và ruộng nông dân sản xuất đại trà vụ xuân 2016 tại Ứng Hòa, Hà Nội

Ngày điềuGiai đoạn sinh

tra trưởng

11/3/2016 Đẻ nhánh 18/3/2016 Đẻ nhánh rộ 25/3/2016 Cuối đẻ nhánh 2/4/2016 Đứng cái-PHĐ 9/4/2016

PHĐ 16/4/2016 Làm đòng 23/4/2016 Đòng non 30/4/2016 Đòng già - Trỗ 6/5/2016 Trỗ bông-phơi màu 13/5/2016 Chín sữa 20/5/2016 Chín sáp 27/5/2016 Đỏ đuôi

LSD

Ruộng lúa thâm canh cải tiến (SRI)

11 khóm/m2 khóm/m2 khóm/m2 khóm/m2

0,25a 0,51a 1,01ab

0,76a 1,27ab 2,52abc

1,03a 1,77ab 2,03abc 2,79abc 2,53abc 2,28abc

1,56

Nhện lớn bắt mồi tăng dần từ đầu vụ tới cuối vụ, mật độ cao nhất khi lúa chín sữa. Mật độ cấy 36 khóm/m2, 1 dảnh/ khóm có mật độ nhện lớn trung bình cả vụ cao nhất đạt 1,92 con/m2. Mật độ thấp nhất trong toàn vụ thuộc về mật độ cấy 11 khóm/m2, 1 dảnh/ khóm.

Đồ thị 4.7. Diễn biến mật độ nhện lớn bắt mồi trên ruộng SRI và ruộng nông dân sản xuất đại trà vụ xuân 2016 tại Ứng Hòa, Hà Nội

Tuy diễn biến mật độ nhện lớn trên ruộng nông dân sản xuất đại trà và ruộng SRI không có sự khác nhau nhưng thâm canh lúa theo SRI vẫn thể hiện được sự ưu việt hơn hẳn thâm canh lúa theo cách truyền thống của nông dân vì trên ruộng SRI mật độ sâu hại rất thấp, trên ruộng nông dân (cuốn lá nhỏ, đục thân) thường xuyên cao hơn, đặc biệt giai đoạn đòng, trỗ đã gây hại đến năng suất kinh tế, ruộng SRI với mật độ nhện lớn như vậy đã cân bằng mật độ sâu hại, giúp hệ sinh thái ruộng cân bằng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sự phát sinh gây hại của một số sâu hại chính trên lúa và thiên địch của chúng trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại huyện ứng hòa hà nội (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w