Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề
4.1.3. Nâng cao chât lượng đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên, tổ chức thực hiện công tác đào tạo nghề
4.1.3.1. Đội ngũ cán bộ giáo viên, kỹ thuật viên
Đội ngũ giáo viên là chủ thể của toàn bộ quá trình giáo dục - đào tạo của Nhà trường. Họ là những “kỹ sư” vừa thiết kế, vừa trực tiếp tham gia thi công trong từng khâu, từng giai đoạn của quá trình Giáo dục - Đào tạo. Có thể nói, đội ngũ giáo viên mạnh là một nhân tố quan trọng trong việc đẩy mạnh công tác đào tạo nghề của nhà trường.
Tính đến thời điểm hiện nay đội ngũ CBCNV,GV của nhà trường là 105 người trong đó giáo viên là 72 người, cán bộ quản lý có tham gia công tác giảng dạy 20 và nhân viên 22 người. Số lượng cán bộ công nhân viên, giáo viên của nhà trường được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Số lượng cán bộ công nhân viên, giáo viên của trường năm 2015
Bộ phận Ban Giám hiệu Phòng TC - HC Phòng Kế toán Phòng Đào tạo Phòng CTHSSV Phòng PR
Khoa Điện - Điện Tử Khoa Công nghệ cơ khí Khoa Công nghệ Ô tô Khoa Kinh tế - CNTT Khoa khoa học cơ bản Khoa sư phạm nghề
Tổng số
Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính (2015) Qua bảng trên cho thấy số lượng đội ngũ giáo viên của trường chủ yếu tập trung vào khoa điện - điện tử phần nào phản ánh nhu cầu của người học có xu hướng học các nghề này để vào làm trong các khu công nghiệp của VSIP,
SAMSUNG, CANON, NOKIA....Trong đó cơ cấu giáo viên nam chiếm tỷ trọng cao ở một số khoa như: Điện – Điện tử, Công nghệ cơ khí, Công nghệ ô tô do đặc thù ngành kỹ thuật. Nhìn chung số lượng giáo viên ở các khoa được cân đối đảm bảo theo chuyên ngành đào tạo và số lượng học sinh giảng dạy tránh sự quá tải trong công tác giảng dạy của giáo viên.
Cơ cấu và trình độ của đội ngũ cán bộ giáo viên cơ hữu của Nhà trường được thống kê trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Cơ cấu, trình độ đội ngũ giáo viên trong 3 năm 2013 – 2015
Năm, Khoa
Năm 2015
1. Khoa Điện – Điện Tử
2. Khoa Kinh tế - CNTT
3. Khoa Công nghệ Ô tô
4. Khoa Công nghệ cơ khí
5. Các khoa khác
Tổng năm 2015 Năm 2014
1. Khoa Điện – Điện tử
2. Khoa Kinh tế - CNTT
3. Khoa Công nghệ Ô tô
4. Khoa Công nghệ cơ khí
5. Các khoa khác
Tổng năm 2014 Năm 2013
1. Khoa Điện – Điện tử
2. Khoa Kinh tế - CNTT
3. Khoa Công nghệ Ô tô
4. Khoa Công nghệ cơ khí
5. Các khoa khác
Tổng năm 2013
Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính (2013, 2014 và 2015) Nhìn vào bảng số liệu 4.3 ta nhận thấy rằng trình độ của giáo viên 3 năm qua 100% giáo viên của Trường có trình độ đại học. Trong đó: số lượng giáo viên có trình độ trên đại học là 17 người chiếm 23,6% trong tổng số giáo viên cơ hữu của Nhà trường.
51
Nhà trường có chủ trương, kế hoạch và biện pháp tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cáo trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho GV, cán bộ và nhân viên, tạo điều kiện cho họ tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong nước và ngoài nước; chú trọng đào tạo và phát triển các GV trẻ. Nhà trường hàng năm có kế hoạch tuyển dụng GV, cán bộ và nhân viên. Hàng năm trường có tổ chức hội thi GV dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh nhằm phát hiện, bồi dưỡng các GV có năng lực đồng thời giao lưu học hỏi kinh nghiệm giảng dạy giữa các bộ môn - các khoa - các trường. Nhà trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn mỗi quý một lần, nhà trường mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, tin học, ngoại ngữ cho GV, CBCNV, nhà trường đã hợp tác được với nhiều tổ chức về lĩnh vực ĐT.
Những năm gần đây đội ngũ CBCNV, GV của nhà trường có nhiều thay đổi, nhiều CBCNV, GV về nghỉ hưu và nhiều CBCNV, GV mới được tuyển dụng vào làm việc đồng thời với chính sách thu hút nhân tài của tỉnh Bắc Ninh đã làm trẻ hóa đội ngũ giáo viên của nhà trường. Tình hình đội ngũ giáo viên phân bố theo trình độ và độ tuổi thể hiện trong bảng sau.
Bảng 4.4. Đội ngũ GV phân bổ theo trình độ và độ tuổi
Năm
Năm 2015
Năm 2014
Năm 2013
Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính (2013, 2014 và 2015) Tỷ lệ giáo viên của nhà trường ở độ tuổi 31- 40 chiếm tới 50% cho thấy nhà trường có một đội ngũ CBCNV, GV trẻ, tích cực, năng động, có trình độ, tuy nhiên cần phải có thời gian để số GV trẻ tích luỹ kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.
Đội ngũ giáo viên trong Nhà trường có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo và kết quả học tập của học sinh - sinh viên. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề nhân lực, trong những năm qua Nhà trường đã chú ý nhiều đến
biện pháp, chính sách đãi ngộ, khuyễn khích, tạo điều kiện, bắt buộc nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trường, cụ thể:
- Nhà trường mở các lớp nghiệp vụ sư phạm dạy nghề. Đến nay toàn bộ giáo viên của Trường đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề hoặc nghiệp vụ sư phạm bậc 2.
- Nhà trường tạo điều kiện về mặt thời gian để giáo viên hoàn thành việc học tập.
- Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo cấp phòng, khoa, hội thảo theo khoa học các chuyên đề.
- Động viên cán bộ, giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp Trường, Tỉnh.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học nâng cao phục vụ chuyên môn.
- Nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, các chuyên đề theo chương trình mục tiêu nâng cao chất lượng nhà giáo và nghiên cứu việc tổ chức cho nhà giáo đi học tập, nâng cao trình độ tại nước ngoài.
Kết quả bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ giáo viên trong những năm qua được minh họa trong bảng 4.5.
Bảng 4.5. Thực trạng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ Cán bộ - Giáo viên Diễn giải
1. Đào tạo sau đại học
2. Bồi dưỡng:
- Lý luận chính trị trung và cao cấp
- Bồi dưỡng tiếng Anh trình độ C, nâng cao - Tập huấn đào tạo theo chuyên đề, mục tiêu
Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính (2013, 2014 và 2015) Những thành tích đạt được của cán bộ, giáo viên, tập thể Nhà trường Mặc dù trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật còn rất nhiều thiếu thốn nhưng trong những năm qua tập thể cán bộ, giáo viên của Nhà trường đã đạt được những thành tích đáng kể trong công tác giáo dục đào tạo, được minh họa bảng 4.6.
Bảng 4.6. Những thành tích đạt được của cán bộ, giáo viên
Diễn giải
1. Tổng số cán bộ, giáo viên 2. Tổng số các danh hiệu:
- Giáo viên dạy giỏi cấp trường - Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh - Giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia - Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở - Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh
Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính (2013, 2014 và 2015) 4.1.3.2 Cơ cấu tổ chức của trường
Ban giám hiệu gồm có: 01 Hiệu trưởng và 02 Phó hiệu trưởng,
Hiệu trưởng nhà trường do Ủy ban tỉnh Bắc Ninh bổ nhiệm với nhiệm kỳ 05 năm. Hiệu trưởng chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Nhà trường, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về các hoạt động của Nhà trường.
Phó hiệu trưởng nhà trường gồm: 01 Phó hiệu trưởng phụ trách công tác Đào tạo và 01 Phó hiệu trưởng phụ trách công tác hành chính của nhà trường. Các Phó hiệu trưởng này do Sở nội vụ tỉnh Bắc Ninh bổ nhiệm với nhiệm kỳ 05 năm, có nhiệm vụ hỗ trợ và giúp việc cho hiệu trưởng trong từng lĩnh vực, từng bộ phận.
*Các phòng chức năng
Nhà trường có 05 phòng chức năng giúp việc cho Ban giám hiệu, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của hiệu trưởng gồm: phòng Đào tạo, phòng Kế toán, phòng Tổ chức - Hành chính, phòng công tác HSHV, phòng quan hệ công chúng . Đứng đầu mỗi phòng chức năng là trưởng phòng. Trưởng phòng có trách nhiệm điều hành hoạt động của phòng mình, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng Nhà trường về toàn bộ hoạt động của phòng. Mỗi phòng có 01 phó trưởng phòng giúp việc cho trưởng phòng. Trưởng phòng và các phó trưởng phòng do hiệu trưởng Nhà trường bổ nhiệm với nhiệm kỳ 05 năm.
Các đoàn thể Ban giám hiệu Hội đồng trường
P . C T H S S V
C Á C H
P P
. P .
P
P R
Kh oa Đi ện - Đi ện tử
K n g
K h n
K K in h tế - C N T T
K h oa
k h oa
h ọc
c ơ bả
n
Hì nh 4.1 . Sơ đồ cơ cấ u tổ ch ức củ a nh à tr ườ ng
Nguồn: Phòng tổ chức, hành chính (2015)
Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng như sau:
- Phòng Đào tạo:
+ Gi úp ban giám hiệu quy hoạch công tác đào tạo tương ứng với từng giai đoạn phát triển của Nhà trường.
+ Gi úp ban giám
mục tiêu đào tạo, kế hoạch đào tạo và chương trình đào tạo của từng ngành, nghề đào tạo.
+ Tổ chức thực hiện các quyết định của hiệu trưởng Nhà trường trong việc đào tạo.
+ Xây dựng kế hoạch giảng dạy theo từng khoá học, năm học, học kỳ; kế hoạch thi hết học phần, thi tốt nghiệp.
+ Theo dõi việc thực hiện tiến đô giảng dạy, lịch trình giảng dạy, thời khoá biểu; tổ chức quản lý là lưu trữ điểm của học sinh, sinh viên; quản lý
bằng tốt
+ K ế hoạch hóa và tổ chức thực hiện, theo dõi các hoạt động thực nghiệm , thực tập giữa khóa, thực tập tốt nghiệp và lao động dịch vụ.
55
+ Giúp ban giám hiệu tổng kết, phân tích và đánh giá kết quả đào tạo, chất lượng đào tạo của từng ngành, từng cấp bạc đào tạo.
+ Thường trực công tác tuyển sinh của Nhà trường.
+ Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm, thư viện của Nhà trường.
+ Giúp hiệu trưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiên công tác học sinh, sinh viên trong trường: tổ chức quản lý hổ sơ của học sinh, sinh viên; theo dõi và kiểm tra việc rèn luyện của học sinh, sinh viên; quản lý công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật học sinh, sinh viên.
+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các phòng chức năng liên quan trong việc quản lý việc học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên.
Hình 4.2. Sơ đồ tổ chức phòng đào tạo
Nguồn: Phòng đào tạo (2015) - Phòng Kế toán:
+Giúp hiệu trưởng quản lý kinh phí, vốn, tài sản phục vụ cho hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác của Nhà trường.
+Lập các kế hoạch tài chính của Nhà trường: kế hoạch thu - chi, kế hoạch kinh phí.
+ Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán tại Nhà trường theo đúng quy định của pháp luật về kế toán.
+Giúp hiệu trưởng kiểm tra việc quản lý, sử dụng các tài sản của Nhà trường; tổ chức công tác kiểm kê, đánh giá tài sản theo quy định của hiệu trưởng.
+ Tư vấn cho hiệu trưởng phương án khai thác, sử dụng nguổn kinh phí, nguổn vốn hoạt đông của hiệu quả nhất.
-Phòng Tổ chức - Hành chính:
+Giúp hiệu trưởng trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các công việc về hành chính, như: công tác văn thư, lưu trữ, đối ngoại, tiếp khách.
+Giúp hiệu trưởng chỉ đạo và thực hiện các công tác về tổ chức cán bộ của Nhà trường: sắp xếp, tổ chức, bố trí cán bộ theo đúng chức danh và nhiệm vụ công tác; tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu hoạt động của Nhà trường; quy hoạch đào tạo và bổi dưỡng viên chức và người lao động của Nhà trường.
+ Giúp hiệu trưởng tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ đối với viên chức và người lao động của Nhà trường, thực hiện các chính sách, chế độ đối với học sinh, sinh viên.
+ Quản lý công tác vệ sinh, y tế, an ninh trật tự của Nhà trường.
+ Giúp hiệu trưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện những quyết định của hiệu trưởng về việc phân phối, sử dụng, quản lý và tu sửa cơ sở vật chất của Nhà trường: nhà làm việc, giảng đường, phòng thực hành, xưởng thực tập, nhà ăn.
+ Giúp hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động của trường.
+ Tổ chức quản lý và thực hiện các hoạt đông hỗ trợ đào tạo và các hoạt động phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của người lao động và học sinh.
- Phòng công tác HSHV:
+ Thông tin, tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, chính sách, pháp luật và nội quy, quy chế liên quan đến học sinh sinh viên của Nhà trường và phối hợp với các đoàn thể để tổ chức các hoạt động phong trào kết hợp với phòng chống các tai, tệ nạn xã hội trong học sinh sinh viên.
+ Tổng hợp xếp hạng kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên hàng tháng, học kỳ và năm học; thụ lý các hồ sơ vi phạm nội quy quy chế của học sinh, sinh viên; Thông báo cho gia đình học sinh, sinh viên về: kết quả học tập theo học kỳ, năm học; tình hình khen thưởng kỷ luật và đóng học phí của HS - SV.
+Thực hiện công tác quản lý toàn diện ký túc xá, lập các thủ tục ban đầu cho học sinh sinh viên.
+ Phối hợp với Tổ Bảo vệ và phòng Tổ chức hành chính nhằm duy trì ổn định an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ trong khu vực Nhà trường.
+ Giảng dạy các môn học đầu khóa, kĩ năng mềm, Thể dục và Giáo dục quốc phòng.
+ Dự thảo các Quyết định phân công giáo viên chủ nhiệm và các quyết định liên quan tới học sinh, sinh viên vi phạm kỷ luật.
+ Quản lý tài sản khu vực Ký túc xá theo phân cấp trong qui chế quản lý và sử dụng tài sản.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Giám hiệu
Hình 4.3. Sơ đồ tổ chức phòng công tác HSSV
Nguồn: Phòng công tác HSSV (2015) - Phòng quan hệ công chúng ( Phòng PR )
+ Liên hệ thực tập sản xuất cho sinh viên
+ Liên kết với các doanh nghiệp tìm các đơn đặt hàng gia công cho sinh viên làm tại trường
+ Quảng bá về nhà trường Các khoa và tổ bộ môn
Các khoa được thành lập tương ứng với từng nhóm ngành hoặc ngành đào tạo hoặc nhóm môn học; được đặt dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng. Hiện nay, Nhà trường có 05 khoa: khoa Điện- Điện tử, khoa Công nghệ cơ khí, khoa Công nghệ Ôtô, khoa Kinh tế - Công nghệ thông tin và khoa Khoa học cơ bản. Mỗi khoa có 01 trưởng khoa và 01 phó trưởng khoa do hiệu trưởng nhà trường bổ nhiệm với nhiệm kỳ 05 năm. Nhiêm vụ chủ yếu của các khoa đó là:
- Giúp hiệu trưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện những những quyết định của hiệu trưởng liên quan đến các vấn đề chuyên môn, nhân sự, học sinh... của khoa.
- Giúp hiệu trưởng quản lý chuyên môn liên quan đến ngành, chuyên ngành, nghề đào tạo của khoa.
- Phân công giáo viên giảng dạy theo đúng chương trình, kế hoạch giảng dạy của từng học kỳ, năm học, khoá học; tổ chức các hoạt đông nghiên cứu khoa học, đổi mới phương pháp giảng dạy, bổi dưỡng giáo viên, công tác hội giảng.
- Tổ chức biên soạn giáo trình, bài giảng các môn học có liên quan do khoa phụ trách, tổ chức biên soạn đề thi hết học phần các môn học, đề thi tốt nghiêp, chấm bài thi, báo cáo tốt nghiệp của học sinh, sinh viên.
- Quản lý và khai thác sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy do Nhà trường giao, trực tiếp quản lý các phòng thực hành, xưởng thực tập của Nhà trường.
Trưởng khoa
P.Trưởng khoa
Tổ bộ môn Phòng, xưởng
thực hành
Hình 4.4. Sơ đồ tổ chức các khoa chuyên môn
Nguồn: Phòng tổ chức, hành chính (2015) Các hội đồng trường
Các hội đồng trường được thành lập nhằm tư vấn và giúp việc cho hiệu trưởng trong một số công việc, lĩnh vực cụ thể và thường được thành lập theo từng năm học. Đứng đầu mỗi hội đồng là các chủ tịch hội đồng do hiệu trưởng bổ nhiệm. Mỗi hội đồng đều có một bộ phận thường trực để quản lý những công việc hàng ngày của hội đồng.
Các hội đồng của trường hiện nay bao gồm: hội đồng thi đua - khen thưởng, hội đồng xét nâng bạc lương, hội đồng thi tốt nghiệp, hội đồng tuyển sinh, hội đồng xét học bổng.
4.1.3.3 Thực hiện đào tạo
Hàng năm vào đầu năm học nhà trường luôn xây dựng cho mình một kế hoạch đào tạo cụ thể. Nội dung của kế hoạch đào tạo gồm một tập hồ sơ được lập cho từng khóa học, năm học, học kỳ (tùy từng biểu mẫu). Căn cứ để lập kế hoạch đào tạo là chương trình đào tạo, đề cương môn học, số lượng HSSV thực tế, tình hình cơ sở vật chất hiện có của nhà trường. Theo đó kế hoạch đào tạo của nhà trường bao gồm:
• Kế hoạch đào tạo toàn khóa
Là bản kế hoạch được lập cho từng lớp theo từng trình độ ngành nghề đào tạo từ lúc HSSV được tuyển sinh vào nhập học đến khi ra trường bao gồm:
- Kế hoạch giảng dạy.
- Kế hoạch nghỉ hè, nghỉ lễ...
- Kế hoạch tham quan, kiến tập, thực tập ngoài trường.
- Kế hoạch thi và kiểm tra học kỳ.
- Kế hoạch thi tốt nghiệp.
Kế hoạch đào tạo toàn khóa do cán bộ chuyên trách của Phòng đào tạo lập căn cứ vào chương trình đào tạo của từng ngành nghề đào tạo. Theo đó nhìn vào bảng kế hoạch đào tạo toàn khóa các cán bộ quản lý, các phòng khoa chức năng có thể nắm bắt được kế hoạch học tập của từng khóa học của từng ngành nghề để xây dựng cho mình kế hoạch hoạt động và thực hiện chức năng giám sát quản lý đối với hoạt động đào tạo của nhà trường đồng thời có sự điều chỉnh kịp thời khi có những sự biến cố thay đổi do yếu tố khách quan.
• Kế hoạch đào tạo năm học.
Hàng năm căn cứ vào kế hoạch đào tạo toàn khóa, kế hoạch giáo viên do các khoa lập và gửi lên cán bộ chuyên trách của phòng đào tạo tiến hành lập kế hoạc đào tạo năm học.
Kế hoạch đào tạo năm học được lập cho một năm học tập của HSSV gồm 2 học kỳ (học kỳ I và học kỳ II). Nội dung của bản kế hoạch đào tạo năm học gồm:
- Tiến độ đào tạo năm học - Kế hoạch giảng dạy