Liên kết trong đào tạo giữa cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 78 - 81)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề

4.1.4. Liên kết trong đào tạo giữa cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp

Thực tế cho thấy hiện nay, học nghề là một trong những biện pháp tối ưu để kiếm được việc làm và có cơ hội hoàn chỉnh lên đại học theo con đường ngắn nhất.

Nếu học viên tốt nghiệp các trường nghề có tay nghề bậc 3/7 thì có thể đăng ký học liên thông tiếp lên đại học theo hệ kỹ sư thực hành. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp học viên có thể vừa đi làm và vừa đi học ở các hệ cao đẳng, đại học không chính quy khác.

Liên kết đào tạo: Nhà trường liên kết với trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên mở các lớp liên thông cho học sinh của Nhà trường với 300 học sinh thuộc các chuyên ngành về Công nghệ kỹ thuật điện; Cơ khí chế tạo; Công nghệ Ô tô. Từ năm 2009 Nhà trường liên kết với trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội mở hình thức đào tạo từ xa cho hơn 200 học sinh nhằm phổ cập kịp thời trình độ kế toán cho các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Công tác liên kết với một số trường điển hình qua các năm được thể hiện trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Công tác liên kết với một số trường Đại học

Đơn vị liên kết

Đại học SPKT Hưng Yên:

- Công nghệ KT điện - Cơ khí chế tạo - Công nghệ Ô tô

Đại học kinh tế Quốc Dân - Kế toán

Tổng

Qua bảng phân tích ta thấy xu hướng học liên thông, liên kết chủ yếu tập trung ở khối ngành kỹ thuật điều này cho thấy những ngành này vẫn đang là thu hút người học.

4.1.4.2. Đào tạo nghề nông thôn

Sau 5 năm triển khai đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, hơn 110 nghìn LĐNT được học nghề, trong đó gần 39 nghìn người được hỗ trợ theo Đề án 1956, góp phần giải

quyết việc làm tại chỗ, chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn (LĐNT). Hàng năm trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh được Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Bắc Ninh giao nhiệm vụ mở các lớp lao động nông thôn ngắn hạn với các nghề phi nông nghiệp như: Điện dân dụng, điện lạnh, tin học, hàn, ....

Qua những kết quả đạt được sau 5 năm có thể khẳng định đề án được triển khai đúng hướng và có những tác động tích cực. Từ năm 2010 đến hết năm 2015 năm trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh đã đào tạo hơn 1.200 LĐNT được học nghề theo Đề án 1956 và trên 70% có việc làm sau học nghề.

Hộp 4.1. Đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, nguyên vọng của LĐNT

“Đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của LĐNT, tạo việc làm, đầu ra ổn định, lâu dài cho sản phẩm và liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông) là hướng đi cần được quan tâm hiện nay.

Trong đào tạo nghề cho LĐNT cần khảo sát để phân loại đối tượng, ngành nghề sao cho sát thực với nhu cầu, đặc biệt là tiềm năng, thế mạnh của địa phương một cách hiệu quả nhất”.

Ông Nguyễn Đức Lưu, Hiệu trưởng trường CĐN Kinh tế - Kỹ thuật BN, vào hồi 14h00, ngày 10/12/2015 tại Trường cao đẳng nghề KT-KTBN

Cũng theo ông Lưu, đối với các mô - đun đào tạo chuyên sâu, đòi hỏi công nghệ mới thì các cơ sở dạy nghề nên tổ chức giảng dạy ngay tại các doanh nghiệp để phát triển kỹ năng nghề, đồng thời giảm kinh phí cho việc cung cấp vật tư đào tạo của nhà trường. Bên cạnh đó cũng cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí để học viên chuyên tâm vào học nghề (Thương Huyền, 2015).

4.1.4.3. Đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp

Bắc Ninh hiện có 15 Khu công nghiệp (KCN) tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và 16 cụm công nghiệp (CCN) với hàng trăm doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo dự báo của các nhà chuyên môn, trên đà kinh tế phục hồi, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp tại các KCN, CCN trong năm 2015 sẽ tăng mạnh, đặc biệt là lao động có trình độ, tay nghề cao. Chỉ trong 3 tháng đầu năm, các KCN tập trung tuyển dụng mới khoảng 3.240 lao động, trong đó có 1.020 lao động địa phương, 2.100 lao động nữ và 120 lao động nước ngoài.

Để đáp ứng nhu cầu lao động, không ít doanh nghiệp đã chủ động liên kết với các trường nghề trong việc đào tạo nguồn nhân lực, kịp thời phục vụ cho các kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh.

Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật là một trong những trường đi đầu trong việc liên kết với các doanh nghiệp. Từ 2010 đến nay nhà trường phối hợp đào tạo, chuyển giao hơn 3 nghìn lao động chất lượng cho các doanh nghiệp tại các KCN trong tỉnh như: Công ty cổ phần Lilama 69 - 1, TNHH Canon Việt Nam (KCN Tiên Sơn, Quế Võ), Công ty cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến (KCN Tiên Sơn, TNHH Sam Sung Electronics Việt Nam (KCN Quế Võ), Tập đoàn HANAKA...

Trong quá trình liên kết, các doanh nghiệp thường xuyên hỗ trợ nhà trường trong việc xây dựng modul, giáo trình đào tạo bám sát thực tiễn, hỗ trợ vật tư, máy móc, nguyên liệu, cử cán bộ đến hướng dẫn trực tiếp, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thực tập, trải nghiệm ngay tại xưởng sản xuất... Kết thúc quá trình đào tạo, doanh nghiệp cấp chứng nhận hoàn thành chương trình và tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tiếp tục được tuyển dụng mà không phải trải qua quá trình thử việc.

Với chủ trương xem doanh nghiệp là nơi sử dụng sản phẩm đào tạo và là khách hàng quan trọng trong việc đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo, nhà trường luôn coi trọng việc hình thành và phát triển mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp. Hằng năm, trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật liên tục tổ chức các chương trình tư vấn, tiếp xúc với doanh nghiệp theo từng nhóm nghề, ngày hội việc làm và mời doanh nghiệp tham gia trực tiếp. Theo thống kê, 95% học sinh, sinh viên nhà trường có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Năm học 2014-2015, Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh có bước đột phá mới trong công tác đào tạo khi tổ chức ký cam kết hợp tác với trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh và KCN VSIP trong lĩnh vực giải quyết việc làm và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Dự kiến đến cuối năm, trung tâm thực hành công nghệ cao của nhà trường sẽ chính thức đi vào hoạt động với đầy đủ hệ thống máy móc, dây chuyền hiện đại. Các doanh nghiệp có thể phối hợp luân phiên đưa một vài mắt xích công việc để sinh viên trực tiếp sản xuất tích lũy kinh nghiệm.

Hộp 4.2. Liên kết với các doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao

“Việc liên kết với các doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao, không lãng phí trong đào tạo, giúp lao động an tâm khi tham gia học tập vì được đảm bảo giải quyết việc làm.

Đây là hướng đi phù hợp trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho lao động hiện nay, đồng thời cũng là một tất yếu khách quan trong bối cảnh cả nước nói chung và tỉnh ta nói riêng đang đối mặt với thách thức về sự mất cân đối cơ cấu lao động cũng như thiếu hụt lực lượng lao động đã qua đào tạo nghề”.

Ông Nguyễn Đức Lưu, Hiệu trưởng trường CĐN Kinh tế - Kỹ Thuật BN, vào hồi 14h00, ngày 11/12/2015 tại Trường cao đẳng nghề KT-KTBN

Mối liên kết này bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên. Các cơ sở đào tạo nghề được nâng cao về chất lượng đào tạo nhờ có sự điều chỉnh chương trình phù hợp, tăng cường thực hành trong thực tiễn sản xụất kinh doanh, công tác kiểm định chất lượng đầu ra chính xác và khách quan hơn nhờ sự tham gia của doanh nghiệp, đội ngũ giáo viên cũng ngày càng được nâng cao năng lực nhờ được tiếp cận với máy móc thiết bị, công nghệ mới... Đối với doanh nghiệp, liên kết với các cơ sở đào tạo nghề một mặt giúp đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác có thể cắt giảm phần chi phí đào tạo lại cho người lao động, từ đó làm tăng lợi ích tài chính của doanh nghiệp (Thương Huyền, 2015).

Từ thành công của mô hình trên có thể thấy việc liên kết đào tạo nghề giữa trường nghề và doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh đã bước đầu mang lại hiệu quả đồng thời cũng là phương thức đổi mới hoạt động nhằm thu hút người lao động tham gia học nghề, tạo động lực để cho các trường nghề cạnh tranh, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

Doanh nghiệp và cở sở dạy nghề cùng phối hợp xây dựng tiêu chuẩn, kỹ năng nghề, thiết kế chương trình và tham gia vào quá trình giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của người học nghề. Cơ sở dạy nghề phải chủ động điều tra để có được thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp (nghề, trình độ, mức độ kỹ năng...) để tổ chức đào tạo phù hợp. Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ sở dạy nghề về nhu cầu về lao động. Tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực dạy nghề, đặc biệt là với các nước trong khu vực để từng bước tiếp cận chuẩn khu vực và chuẩn quốc tế về kỹ năng nghề.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w