Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực trong đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 103 - 106)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đào tạo nghề

4.2.2. Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực trong đào tạo nghề

Cơ sở vật chất là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay của trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật nói riêng và các trường dạy nghề trong cả nước. Mỗi nghành nghề đào tạo đòi hỏi hệ thống phương tiện riêng, nhưng chung quy lại thì hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường gồm: phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, xưởng thực tập, thư viện, ký túc xá và các phương tiên dạy học. Hầu hết các trường dạy nghề hiện nay ở nước ta đang gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, điều kiện học tập, sinh hoạt của HS chưa phù hợp với yêu cầu đào tạo đảm bảo chất lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Trong những năm gần đây, Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật được các cấp bô ngành, đầu tư nước ngoài và nỗ lực của bản thân của nhà trường quan tâm xây dựng, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghề nên đã có nhiều đổi thay về cơ sở vật chất theo hướng tích cực. Tuy nhiên đây cũng là vấn đề mà nhà trường cần phải hết sức quan tâm để chất lượng đào tạo dần bắt nhịp với thực tế sản xuất.

Hiện nay, nhà trường đang được đầu tư tập trung về trang thiết bị dạy học theo chương trình mục tiêu quốc gia, nên thiết bị dạy học đã được cải thiện một bước đáng kể, tuy nhiên việc trang bị chưa đồng bộ với việc xây dựng các phòng học dẫn tới hiệu quả khai thác trang thiết bị phục vụ cho dạy học còn hạn chế.

Bảng 4.21. Cơ sở vật chất của Trường năm 2015 (Quy mô: 1.200 HSSV)

Nội dung

1.Diện tích đất 2.Diện tích xưởng TH 3.Diện tích thư viện (20%) 4.Phòng làm việc

5.Diện tích phòng học

Nguồn: Báo cáo của Ban Quản lý Dự án (2015) Nhìn chung, trang thiết bị của các xưởng thực hành, phòng học...là khá hiện đại và phần lớn được trang bị từ nguồn ngân sách và dự án ODA cho phát triển nhà trường, do đó chúng không chỉ được dùng để phục vụ đào tạo cho nhà trường mà còn hỗ trợ cho việc thực hành của sinh viên ngành Điện – Điện tử, Công nghệ ô tô, Công nghệ cơ khí...Tuy nhiên, hiện nay các trang thiết bị chủ yếu vẫn được mua sắm phục vụ cho một số ngành trọng điểm quốc gia nên một số ngành khác về cơ sở vật chất phục vụ cho học tập của HS – SV vẫn còn thiếu như: chuyên ngành tin học, kinh tế...

Bảng 4.22. Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy

TT Tên nhóm thiết bị

1 Máy – thiết bị động lực

2 Máy – thiết bị cơ khí

3 Máy – thiết bị điện – điện tử

4 Máy – thiết bị công nghệ thông tin

5 Máy tính – thực hành kế toán

6 Máy – thiết bị cơ giới

7 Máy móc đo lường, thí nghiệm

8 Máy – thiết bị văn phòng

9 Máy móc, thiết bị khác

Tổng số

Nguồn: Báo cáo của phòng Tài chính - Kế toán (2015)

4.2.2.2. Đội ngũ cán bộ giáo viên

Nhân lực là yếu tố then chốt cho công tác đào tạo. Nguồn nhân lực bao gồm giảng viên, giáo viên và các cán bộ quản lý phục vụ cho công tác đào tạo. Đội ngũ giáo viên của nhà trường đang được trẻ hóa, đa số giáo viên đều trẻ và có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên bộ phận giáo viên có thâm niên kinh nghiệm vẫn giữ ở mức tỷ trọng 19,5% (Bảng 4.3) đảm bảo công tác chuyên môn và giảng dạy của nhà trường. Cơ cấu nhân sự của nhà trường qua các năm có sự biến động thường xuyên.

Sự biến động cơ cấu nhân sự thể hiện qua bảng 4.23.

Bảng 4.23. Sự biến động cơ cấu nhân sự qua 3 năm

Phòng, ban Ban giám hiệu Phòng TC - HC

Phòng tài chính kế toán Phòng đào tạo

Phòng CTHSSV Phòng PR

Khoa Điện – Điện Tử Khoa Công nghệ cơ khí Khoa Công nghệ Ô tô Khoa Kinh tế - CNTT Khoa khoa học cơ bản Khoa sư phạm dạy nghề Tổng

Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính (2013, 2014 và 2015) Các số liệu được tổng kết vào cuối tháng 12 mỗi năm 2013, 2014 và 2015. Số lượng nhân sự các phòng, khoa được phân bổ và sử dụng hợp lý. Số lượng nhân sự qua các năm có sự biến động tăng lên tuy nhiên tăng với số lượng phù hợp với số giảng viên, giáo viên và học sinh, sinh viên đào tạo. Số lượng cán bộ giáo viên tập trung chủ yếu ở phòng tổ chức hành chính và khoa Điện – Điện tử.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w