Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đào tạo nghề
4.2.1. Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước
Công tác giáo dục đào tạo là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong quá trình hội nhập nền kinh tế trị thức. Đầu tư vào giáo dục đào tạo là sự đầu tư đúng đắn và đem lại hiệu quả cao. Tuy những lợi ích trước mắt mang lại chưa nhiều nhưng những giá trị mà công tác giáo dục, đào tạo tạo ra hết sức to lớn. Là nguồn lực chủ yếu cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy các cơ sở đào tạo rất cần sự hỗ trợ, trợ giúp từ các ban ngành, đoàn thể trong xã hội cùng phối hợp, hợp tác để nâng cao chất lượng đào tạo của đất nước.
79
* Chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn
Để giải quyết nhanh và có hiệu quả nên Thủ tướng Chính Phủ đã ra quyết định số: 81/2005/QĐ-TTg ra ngày 18 tháng 4 năm 2005 Về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.
* Chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề
- Bộ đội xuất ngũ có nhu cầu học nghề được Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện để học nghề. Mỗi người chỉ được hỗ trợ học một nghề;
- Đối với trường hợp bộ đội xuất ngũ học nghề trình độ cao đẳng và trung cấp:
+ Được học nghề theo cơ chế đặt hàng đối với các cơ sở dạy nghề theo qui định của pháp luật về cơ chế đấu thầu, đặt hàng hiện hành;
+ Được vay tiền để học nghề theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
- Đối với trường hợp bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ sơ cấp:
Mỗi người được cấp một “Thẻ học nghề”. “Thẻ học nghề” có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương tối thiểu áp dụng đối với cán bộ, công chức nhà nước tại thời điểm học nghề. “Thẻ học nghề” có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp thẻ. Nhà nước thanh toán chi phí đào tạo cho cơ sở dạy nghề căn cứ vào “Thẻ học nghề”, chi phí đào tạo thực tế của nghề đã học và chứng chỉ học nghề đã cấp cho học viên nhưng không cao hơn giá trị của “Thẻ học nghề”. Trường hợp chi phí đào tạo của nghề học cao hơn giá trị của “Thẻ học nghề” thì người học tự chi trả phần chênh lệch cho cơ sở dạy nghề. “Thẻ học nghề” sử dụng không đúng quy định sẽ bị thu hồi và xử lý theo qui định của Pháp luật.
* Chính sách hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt Đề án "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015" (số 295/QĐ-TTg, ngày 26/2/2010). Theo đó, lao động nữ sẽ được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa và được vay vốn để tự tạo việc làm nhằm tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, giúp xóa đói, giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ nữ, đặc biệt phụ nữ khu vực nông thôn, phụ nữ độ tuổi trung niên, phụ nữ DTTS, vùng đặc biệt khó khăn, vùng di rời giải toả.
*Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí
đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 (sau đây gọi là Nghị định 74).
Ngoài ra mức học phí của nhà trường có mức thấp nhất trong các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh Bắc Ninh đối với hệ Cao đẳng là 240.000 đồng/tháng, hệ trung cấp là 180.000đồng/ tháng, mức học phí thấp do là do được UBND tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ về học phí.
Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh được sự trợ giúp rất hữu ích từ các ban ngành như: Ủy ban nhân dân Tỉnh Bắc Ninh, Sở lao động thương Binh xã hội Tỉnh Bắc Ninh, Tổng cục dạy nghề và các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế. Nhờ sự trợ giúp của các cơ quan, các chương trình, dự án diễn ra thuận lợi và thành công. Công tác đào tạo Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh ngày càng được phát triển và sẽ làm tốt hơn nữa nếu được sự ủng hộ, trợ giúp, quan tâm từ các ban ngành cấp trên.