4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Gia Bình nằm trong tọa độ địa lý: từ 11º01’14” đến 21º06’51” độ Bắc và từ 106º07’43” đến 106º18’22” kinh độ Đông. Theo hồ sơ địa giới 364/CT, vị trí hành chính của huyện đƣợc khái quát mô tả nhƣ sau:
- Phía Đông: giáp huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương;
- Phía Tây: giáp huyện Thuận Thành;
- Phía Nam: giáp huyện Lương Tài;
- Phía Bắc: giáp huyện Quế Võ.
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Gia Bình
Toàn huyện có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc gồm: 13 xã, 1 thị trấn;
tổng diện tích tự nhiên chiếm 10.779,81 ha chiếm 13,10% diện tích của tỉnh. Từ năm 2001 đến nay điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu) ít có những thay đổi, về địa hình chỉ ở yếu tố sạt lở đất do biến đổi dòng chảy ở đoạn sông Đuống.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo a. Địa hình
Địa hình huyện Gia Bình thuộc vùng đồng bằng, khá bằng phẳng, có một vài núi nhỏ thuộc xã Lãng Ngâm, Giang Sơn và xã Đông Cứu. Huyện đƣợc bao bọc xung quanh bởi sông Đuống, sông Ngụ, trên địa bàn có nhiều sông nội địa, ao, hồ nhỏ, kênh mương.
b. Địa mạo
Là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhìn về tổng thể đây là vùng đất bao gồm những dải phù sa màu mỡ với những cánh đồng lúa rộng lớn, xanh tốt xen kẽ các làng xóm dân cƣ.
Mật độ sông, ngòi ở đây khá dày, nó nằm đan xen giữa những cánh đồng lúa lớn, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực. Sông ở đây là hình thức chia cắt duy nhất hiện hữu trong huyện. Tuy nhiên huyện cũng có một khu vực đất nổi là khu vực núi Thiên Thai, nhưng mức độ chia cắt và ảnh hưởng là không nhiều.
4.1.1.3. Khí hậu
Gia Bình là một huyện đồng bằng, nên khí hậu của Gia Bình mang đặc trƣng của vùng đồng bằng Bắc bộ. Độ ẩm trung bình năm khoảng 75 - 86%, cao nhất vào các tháng 7 và tháng 8.
4.1.1.4. Thuỷ văn
Chế độ thủy văn của huyện Gia Bình chịu ảnh hưởng của các sông: Sông Đuống, Sông Lai, Sông Ngụ, Sông Đoàn,…
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hàng chục kênh mương, ao hồ lớn, nhỏ tạo thành mạng lưới thủy văn của huyện.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Theo kết quả khảo sát và lập bản đồ đất tỉnh Bắc Ninh năm 2000 (tỉ lệ 1/25.000) thì các loại đất chính được thể hiện cụ thể ở bảng dưới đây:
Bảng 4.1. Tổng hợp các loại đất chính trên địa bàn huyện Gia Bình năm 2000
TT
1 Đất bãi cát ven sông
Đất phù sa đƣợc bồi của hệ thống
2 sông Hồng
Đất phù sa không đƣợc bồi của hệ
3 thống sông Hồng
4 Đất phù sa của hệ thống sông Hồng Đất phù sa loang lổ của hệ thống
5 sông Hồng
6 Đất phù sa úng nước mùa hè 7 Đất phù sa xám bạc trên phù sa cổ 8 Đất xám vàng nhạt trên đá cát
và dăm cuội kết Fq
Theo thống kê bảng trên loại đất phù sa không đƣợc bồi của hệ thống sông Hồng chiếm diện tích lớn nhất và đƣợc trồng chủ yếu là cây hoa màu nhƣ:
Cà rốt, hành, tỏi, đậu, lạc,...
Phần diện tích là mặt nước chiếm trên 8,0% diện tích tự nhiên của huyện.
Từ đó đến nay, chƣa có dự án nào khác hoặc là theo dõi, đánh giá sự thay đổi về các đặc tính đất đai trên địa bàn.
* Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt trực tiếp cung cấp là sông Đuống thông qua hệ thống thủy nông Gia Thuận, cùng hệ thống các nhánh ao hồ,… rất thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, trên địa bàn do nước ngầm bị nhiễm mặn, đa phần vượt quá giới hạn cho phép nên nhân dân chủ yếu dùng nước mưa và khai thác nước ngầm để phục vụ sinh hoạt. Các nguồn cung cấp nước cho nhân dân chưa đảm bảo vệ sinh về độ đục cũng như hàm lượng vi sinh và hữu cơ trong nước nhƣng nhân dân vẫn phải sử dụng và chƣa có công nghệ xử lý. Trên địa bàn mới có 03 nhà máy khai thác nước mặt phục vụ sinh hoạt tại xã Lãng Ngâm, Song Giang và Quỳnh Phú, hiện trên địa bàn huyện đang triển khai xây dựng dự án nhà máy nước sạch tại xã Đại Lai, Đông Cứu và dự kiến nâng cấp nhà máy nước sạch tại xã Lãng Ngâm để phục vụ nhu cầu nước sạch cho nhân dân trên địa bàn.
Nước ngầm hiện tại mới khai thác sử dụng cho sinh hoạt của một số khu vực thuộc xã Đại Lai và xã Đông Cứu. Số liệu thống kê cho thấy, trên địa bàn huyện chủ yếu khai thác từ những giếng khoan đơn lẻ, lỗ khoan tự phát dùng cấp nước cho sinh hoạt gia đình với công suất từ 1-2m³/h. Chất lượng chưa được sạch. Trong tương lai cần đẩy nhanh việc khai thác nước phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
* Tài nguyên rừng
Là huyện đồng bằng nên diện tích rừng của Gia Bình không nhiều, hiện tại có 42,44 ha, tại các xã Đông Cứu (26,24 ha), Giang Sơn (8,45 ha), Lãng Ngâm (7,75 ha), là rừng trồng đặc dụng, góp phần ổn định môi trường sinh thái.
* Tài nguyên khoáng sản và nguyên vật liệu xây dựng
Địa chất Gia Bình là trầm tích trẻ nguồn gốc phù sa sông Hồng, do đó khoáng sản chỉ có sét để sản xuất gạch ngói và cát để xây dựng.
Cát sông: qua thăm dò sơ bộ dọc đoạn sông Đuống giáp các xã Giang Sơn, Đại Lai, Thái Bảo, Vạn Ninh, Cao Đức. Cồn cát đen nổi lên ở đây với trữ lƣợng nhỏ, chất lƣợng đạt yêu cầu san lấp và làm vật liệu xây dựng.
Sét sản xuất gạch ngói: theo khảo sát khoáng sản của tỉnh, trên địa bàn có trữ lƣợng ít, thực tế nhân dân đã khai thác để làm gạch, trọng lƣợng nhẹ do lƣợng cát nhiều và phân bố chủ yếu ở một số xã ven đê nhƣ Cao Đức, Vạn Ninh,…
* Tài nguyên nhân văn
Là mảnh đất vốn có lịch sử lâu đời, Gia Bình từ xƣa đã có sự tồn tại của con người. Quá trình hình thành và phát triển cư dân huyện Gia Bình gắn liền với các đặc điểm sinh sống, lao động, văn hóa và tôn giáo của vùng Kinh Bắc.
Cƣ dân ở Gia Bình có phong tục tập quán, có lịch sử văn hóa lâu đời và có truyền thống hiếu học, khoa bảng - là quê hương vị trạng nguyên khai khoa, Thái sƣ Lê Văn Thịnh. Nơi có nhiều đền thờ đƣợc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa như: đền thờ Lê Văn Thịnh, Lệ Chi Viên; đền thờ Tam Tổ Trúc Lâm, Tướng quân Cao Lỗ Vương, người có công lớn giúp An Dương Vương dựng nước và giữ nước; đền thờ Côn Nương người giúp Hai Bà Trưng đánh giặc ngoại sâm và nhiều công trình đình đền văn hóa khác. Đặc biệt hơn, là vùng quê có nhiều nghề truyền thống lâu đời đƣợc nhân dân duy trì và phát triển nhƣ: đúc đồng ở Đại Bái, mây tre đan ở Xuân Lai,… đã góp phần đáng kể trong việc bảo vệ những di sản văn hóa và tăng cường mối quan hệ trong cộng đồng dân cư.
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhân dân Gia Bình đã đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng, đời sống nhân dân dần dần ổn định và có nhiều bước cải thiện. Tuy huyện còn có khó khăn nhƣng với truyền thống đoàn kết, tinh thần cách mạng, Đảng bộ, nhân dân huyện Gia Bình quyết vƣợt qua khó khăn, tranh thủ thời cơ phát huy các lợi thế để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, hướng tới công nghiệp hóa hiện đại hóa quê hương.
Ngày nay các truyền thống văn hóa tốt đẹp của người dân Gia Bình đã và đang đƣợc gìn giữ, phát triển góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
* Thực trạng môi trường
- Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn
Về môi trường sinh thái, trên địa bàn huyện có ảnh hưởng của bụi khói do sản xuất công nghiệp từ nhà máy nhiệt điện Phả Lại và việc sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Đối với một huyện vùng đồng bằng, có dân cƣ đông đúc gắn với nhiều làng nghề truyền thống cần phải quan tâm bố trí hợp lý các khu vực sản xuất, chăn nuôi theo quy hoạch tập trung để đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lƣợng môi trường.
- Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường nước
Về nguồn nước mặt và hệ sinh thái đồng ruộng chịu ảnh hưởng của quá trình sản xuất và sinh hoạt. Về lâu dài, phải áp dụng các biện pháp thủy lợi, kiểm soát nguồn nước mặt, canh tác hợp lý để nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm đất và nguồn nước; khuyến khích nông dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón có nguồn gốc sinh học, sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản thật hợp lý nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường đất và nước trong tương lai; tăng cường công tác vệ sinh môi trường, tạo môi trường xanh sạch đẹp ở các khu dân cư.
- Hiện trạng môi trường đất
Môi trường đất của huyện Gia Bình ít bị ô nhiễm, tuy nhiên một số khu vực có dấu hiệu xuất hiện hiện tượng ô nhiễm môi trường đất ở mức độ nhẹ, do quá trình khai thác sử dụng đất không hợp lý trong sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học,...