Đặc điểm cơ bản của lập luận pháp lý

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng lập luận và tranh luận phần 1 PGS TS lê thanh sơn (Trang 93 - 121)

LẬP LUẬN PHÁP LÝ

2.1. Đặc điểm cơ bản của lập luận pháp lý

Lập luận pháp lý – một dạng thức lập luận đặc biệt – được sử dụng phổ biến trong các hoạt động tố tụng, điển hình là lập luận trong tranh luận tại tòa. Mục đích cuối cùng của lập luận pháp lý là để chứng minh, khẳng định sự đúng đắn trong quan điểm của mình, đồng thời vạch rõ những sai trái, phi lý trong quan điểm của đối phương. Để đạt được hiệu quả cao nhất, lập luận pháp lý triệt để khai thác và sử dụng các kỹ năng và thủ thuật lập luận, kết hợp tối ưu các điểm mạnh của các dạng lập luận. Vì vậy, so với các dạng lập luận khác, lập luận pháp lý có những đặc điểm cơ bản sau:

82 2.1.1. Dạng thức lập luận

Lập luận pháp lý được thể hiện ở cả hai dạng là văn bản viết (bản cáo trạng, bản bào chữa, bản luận tội…) và văn bản nói (tranh luận tại tòa). Sự khác nhau cơ bản giữa hai dạng văn bản này là: trong khi với văn bản viết (văn bản được chuẩn bị sẵn để đọc trước tòa), người lập luận hoàn toàn có điều kiện chủ động lựa chọn, sắp xếp, cân nhắc xây dựng các luận điểm, luận cứ một cách logic, chặt chẽ để hình thành văn bản lập luận với hiệu lực chứng minh, thuyết phục cao nhất có thể, làm cơ sở cho hoạt động đối thoại, tranh luận của các bên đối lập. Với sự chủ động chuẩn bị dưới dạng thức của văn bản viết, nội dung lập luận là một chỉnh thể thống nhất, gắn kết liền lạc, khúc triết, cho phép hạn chế tối đa những điểm yếu, những sơ hở có thể bị đối phương bắt bẻ.

Ngược lại, khi hoạt động lập luận được tiến hành ở dạng văn bản nói thì những ưu thế trên đây không còn nữa, bởi với lập luận nói trực tiếp khi tranh luận tại tòa thì tiến trình lập luận được thiết lập ở lời của hai bên tranh luận trong sự tương tác và chi phối lẫn nhau, nghĩa là khó có thể đi theo một tiến trình lập luận được dự kiến trước. Đây là lý do đòi hỏi các bên khi tranh luận phải có năng lực ứng phó linh hoạt, nhạy bén.

Tuy nhiên, dù ở dạng thức nào thì lập luận pháp lý cũng luôn đòi hỏi phải là một chỉnh thể có cấu trúc tư duy khúc triết, chặt chẽ, có sự liên kết logic, sáng sủa giữa các luận cứ pháp lý với nhau và với kết luận. Đặc biệt, lập luận phải thể

83

hiện rõ ràng, nhất quán nội dung và tư duy pháp lý về vấn đề đang tranh chấp.

2.1.2. Mục đích và kết quả của lập luận

Các tình huống pháp lý trong thực tế khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, dù ở tình huống nào thì lập luận pháp lý đều có chung một mục đích là nhằm giành được phần thắng trong các cuộc tranh luận pháp lý.

Như đã biết, lập luận theo logic hình thức hướng đến tính đúng/sai của chân lý, còn lập luận đời thường nhắm đến hiệu quả thuyết phục và cả hai dạng lập luận này đều không đòi hỏi tất yếu phải đi đến một kết luận cuối cùng và duy nhất mà chỉ đưa ra đề nghị để người đọc/nghe lựa chọn. Ngược lại, lập luận pháp lý đồng thời hướng đến cả hai mục đích: khẳng định tính đúng/sai của chân lý (theo logic hình thức) và đạt được hiệu quả thuyết phục (theo lập luận đời thường), nói ngắn gọn là “vừa có lý, vừa có tình”. Mục đích đó dẫn đến kết quả cuối cùng của lập luận pháp lý là xác định phần thắng cho một bên tranh luận. Đặc biệt, với các cuộc tranh biện tại tòa thì lập luận của bên buộc tội và gỡ tội bao giờ cũng phải đi đến một kết cục cuối cùng là phân định đúng/sai, phải/trái, là sự xác định dứt khoát, rõ ràng kết quả thắng/thua của các bên, cùng với nó là những được/mất của mỗi bên về phương diện xã hội, kinh tế, chính trị; về lợi ích, danh dự, nhân phẩm, uy tín, thậm chí cả mạng sống; có liên hệ đến quá khứ, tương lai của một cá nhân hoặc một tập thể. Vì lẽ đó, lập luận pháp lý luôn có vai trò vô cùng quan trọng, là cơ sở cho sự phán xử khách quan, công bằng, hợp tình, hợp lý.

84

Có thể nói, đặc điểm về mục đích là đặc điểm có vai trò chi phối hầu hết các đặc điểm khác của lập luận pháp lý.

Tùy thuộc vào dạng thức lập luận được sử dụng mà cách đạt đến mục đích cũng có sự khác nhau căn bản. Dạng thức lập luận bằng văn bản viết là dạng thức được chuẩn bị từ trước và dùng để đọc trước tòa, do đó thể hiện sự giao tiếp

“thụ động”, tư duy “một chiều”, người lập luận khó có cơ hội để hình dung, nắm bắt diễn biến thực tế tại tòa để “hiệu chỉnh”, lựa chọn cách xử lý phù hợp với mục đích mong muốn. Trái lại, trong dạng thức văn bản nói, phương pháp trình bày lập luận bằng lời thể hiện sự giao tiếp “tích cực”,

“hai chiều” giữa người trình bày lập luận với người xem xét, tiếp nhận lập luận. Sự tương tác này không chỉ tạo điều kiện để người trình bày có cơ hội nhấn mạnh những điểm cần lưu ý trong lập luận của mình, giúp HĐXX và người trình bày có điều kiện trao đổi, chất vấn, làm rõ những vấn đề, nội dung cần quan tâm mà còn cho phép người trình bày theo dõi thái độ, diễn biến tâm lý cũng như quan điểm của người nghe để ứng xử, điều chỉnh kịp thời. Sự tương tác qua lại trực tiếp cũng cho phép người trình bày sử dụng các công cụ bổ trợ như tác phong, cử chỉ, biểu đạt của giọng nói, ánh mắt… để tăng hiệu quả thuyết phục HĐXX và các bên liên quan.

2.1.3. Lý lẽ sử dụng và phương pháp lập luận

Để đáp ứng được đòi hỏi“Thấu tình, đạt lý”, lập luận pháp lý kết hợp một cách linh hoạt, hiệu quả cả hai loại lý lẽ:

lý lẽ khách quan khoa học (đã được chứng minh, kiểm

85

nghiệm là tất yếu đúng) và lý lẽ của lập luận đời thường (là các tri thức, kinh nghiệm, phong tục, tập quán, tâm lý, đạo đức, thói quen ứng xử của một cộng đồng nên không tất yếu đúng ở mọi lúc, mọi nơi).

Có thể thấy rằng, bên cạnh việc sử dụng các lý lẽ khách quan, khoa học nhằm đảm bảo sự vững vàng cho vế “Lý” của lập luận, thì sự hiện diện của các lý lẽ đời thường chính là nhằm tạo chỗ dựa, tạo sức ảnh hưởng và tác động cho vế

“Tình” của lập luận ấy.

Trong các vụ án hình sự, các lý lẽ, chứng cứ khách quan là yêu cầu bắt buộc bởi đó là cơ sở để buộc tội khi chiếu theo các điều luật rõ ràng, chặt chẽ, minh định. Ngược lại, với các vụ án phi hình sự, mỗi tranh chấp là một tình huống khác nhau và vô cùng đa dạng, phức tạp; các điều luật luôn có tính khái quát, điển hình, mang tính chung, trong khi các tranh chấp thực tế lại là cái cụ thể, cá biệt phát sinh trong những hoàn cảnh khác nhau, vô cùng đa dạng, phong phú, đa chiều.

Vì vậy, trong trường hợp này cần vận dụng nhiều loại lý lẽ khác nhau, phân tích sự việc theo nhiều chiều, dưới nhiều góc độ khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề nhằm đạt hiệu quả thuyết phục cao nhất. Đó là lý do vì sao trong các cuộc tranh luận tại tòa, các bên tranh luận thường quan tâm kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt các loại lý lẽ để xây dựng lập luận chặt chẽ, sắc sảo, có sức thuyết phục và có ảnh hưởng, tác động mạnh đến sự đánh giá, nhận định của HĐXX.

Cũng chính sự đa dạng và phong phú của các tình huống pháp lý trong các vụ án hình sự và phi hình sự đã dẫn đến hệ

86

quả là lập luận pháp lý khó có thể tuân theo một khuôn mẫu cố định. Thực tế cho thấy trong các văn bản lập luận pháp lý, mỗi lập luận đều ít nhiều có sự khác nhau về phương pháp thực hiện tùy thuộc vào những tình tiết và căn cứ pháp lý liên quan đến vụ việc đó. Tuy vậy, xuất phát từ mục đích mong muốn đạt được hiệu quả cao nhất trong việc chứng minh, khẳng định/phủ định các sự kiện pháp lý, ta có thể khái quát một nguyên tắc chung cho phương pháp lập luận pháp lý là:

vừa phải tuân thủ các quy tắc suy diễn logic hình thức chặt chẽ, đồng thời lại phải vận dụng linh hoạt các lý lẽ thực tiễn, đời thường, nghĩa là không bị giới hạn theo những khuôn mẫu cố định, cứng nhắc.

Thực tế cho thấy, năng lực kết hợp linh hoạt các loại lý lẽ và nhạy bén vận dụng các phương pháp lập luận là một trong những năng lực đặc biệt quan trọng nhằm tạo sức mạnh cộng hưởng trong việc thuyết phục, giúp giành ưu thế trong các cuộc tranh luận nói chung và tranh luận pháp lý nói riêng.

Các yêu cầu của việc sử dụng lý lẽ trong lập luận pháp lý sẽ được trình bày rõ hơn trong mục 2.2.1.

2.1.4. Tính chất của lập luận

Với mục đích giành phần thắng, lập luận pháp lý nói chung, đặc biệt là lập luận tại tòa luôn là sự đối đầu căng thẳng, quyết liệt giữa hai bên đối lập về quan điểm, lợi ích.

Tính chất căng thẳng, quyết liệt đòi hỏi lập luận pháp lý phải có tính logic cao. Tính logic luôn là tiêu chí hàng đầu, là sức sống, là yêu cầu bắt buộc để tạo hiệu quả thuyết phục cho lập

87

luận pháp lý đưa ra. Tính logic được coi là gốc rễ khởi đầu đảm bảo cho sự chặt chẽ của lập luận và sự chặt chẽ lại là một phần không thể thiếu trong nền móng để tạo nên sức thuyết phục. Vì thế, lập luận pháp lý luôn hướng đến sự đòi hỏi rất cao về tính logic và mức độ chặt chẽ trong cấu trúc. Tính chất đối đầu, “một mất, một còn” thể hiện rõ trong ngôn từ, cách hành văn (với văn bản viết) cũng như các biểu biện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (với văn bản nói) mang tính đặc trưng, riêng biệt của lập luận pháp lý.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân giải thích vì sao trong lập luận pháp lý, các yếu tố tăng cường hiệu quả lập luận luôn được huy động đến mức tối đa.

2.2. Các yêu cầu của lập luận pháp lý

Các đặc điểm của lập luận pháp lý đã thể hiện đầy đủ và rõ nét tính chất đối đầu căng thẳng, gây cấn và không khoan nhượng trong các hoạt động tố tụng. Để giành phần thắng trong tranh luận pháp lý, lập luận pháp lý phải đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản sau:

2.2.1. Yêu cầu về lý lẽ

Đích đến cuối cùng của lập luận pháp lý là sự phân xử đúng/sai, phải/trái, công/tội… chứ không chỉ là sự nhìn nhận, xem xét, đánh giá quan điểm chung chung. Hơn nữa, nguyên tắc cao nhất của pháp luật là phải đảm bảo cho sự phán xử được tiến hành khách quan, công bằng, đúng người, đúng tội.

88

Vì vậy, lý lẽ trong lập luận pháp lý phải đáp ứng được vấn đề cốt tử là làm sáng tỏ bản chất của vụ việc, phản ánh chính xác và đầy đủ sự thật khách quan, các kết luận phải dựa trên cơ sở những bằng chứng xác thực. Cũng chính vì yêu cầu đó mà mặc dù lý lẽ trong lập luận pháp lý gồm có lý lẽ khách quan, lý lẽ cá nhân và lý lẽ theo kinh nghiệm xã hội nhưng lý lẽ khách quan luôn là căn cứ quan trọng nhất, là nền tảng, là yêu cầu bắt buộc, là đòi hỏi tất yếu và là loại lý lẽ được sử dụng nhiều nhất.

2.2.1.1. Lý lẽ khách quan

Lý lẽ khách quan bao gồm: các chứng cứ khách quan và các căn cứ pháp lý.

a/. Các chứng cứ khách quan

Chứng cứ khách quan là các bằng chứng về các tình tiết, sự việc đã xảy ra trong thực tế. Với một vụ án, mỗi đương sự có thể đưa ra nhiều chứng cứ để chứng minh cho các yêu cầu của mình. Tuy nhiên, không phải mọi chứng cứ đều có giá trị như nhau. Một chứng cứ nào đó có thể có giá trị hơn hoặc được tin tưởng hơn một chứng khác. Độ tin tưởng của các loại chứng cứ được gọi là tín lực hay hiệu lực chứng minh của chứng cứ.

Trong hoạt động tố tụng hình sự, chứng cứ phải đảm bảo hội đủ ba thuộc tính cơ bản sau:

- Tính khách quan: là những tài liệu, sự kiện có thật, phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án đã xảy ra, không

89

bị xuyên tạc, bóp méo theo ý chí chủ quan của con người, không phụ thuộc vào khả năng con người có nhận biết chúng hay không, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết để giải quyết đúng đắn vụ án.

- Tính liên quan: thể hiện ở mối liên hệ khách quan cơ bản của chứng cứ với sự kiện cần chứng minh. Chứng cứ phải là cơ sở để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của những vấn đề cần chứng minh trong vụ án, có mối quan hệ nội tại với những tình tiết, nội dung của vụ án. Những gì cho dù tồn tại khách quan nhưng không liên quan đến vụ án thì không phải là chứng cứ.

- Tính hợp pháp: thể hiện ở chỗ chứng cứ phải được rút ra từ những phương tiện chứng minh và được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Tính hợp pháp được xác định nhằm đảm bảo giá trị chứng minh của chứng cứ.

Trong mối quan hệ nội tại giữa các thuộc tính thì tính khách quan và tính liên quan là nội dung của chứng cứ, còn tính hợp pháp là hình thức của chứng cứ.

Thông thường, trong quá trình tố tụng người ta chia chứng cứ làm hai loại: chứng cứ lập trước khi có phiên tòa (gọi là bằng chứng tiên lập) và chứng cứ tại phiên tòa (gọi là bằng chứng hậu lập).

90

+ Chứng cứ được lập trước khi có phiên tòa: đó là các hồ sơ vụ án được lập bởi cơ quan điều tra với các chứng cứ là những sự kiện, tình tiết đã xảy ra trong thực tế, là các tang chứng, vật chứng, bút tích, tài liệu, lời khai, biên bản giám định, thẩm định… đã thu thập và xử lý trong quá trình điều tra. Những sự kiện, tình tiết được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp là sự xác nhận tín lực của loại chứng cứ này và được xem là tình tiết, sự kiện không phải chứng minh.

Ví dụ 1: A lập di chúc để lại tài sản cho B. Di chúc được Công chứng viên chứng nhận. Khi có tranh chấp thừa kế với tài sản này, B chỉ cần xuất trình bản di chúc nói trên để khẳng định tài sản đó thuộc về mình mà không cần phản chứng minh gì thêm.

Ví dụ 2: trong vụ án Minh Phụng – Epco, luật sư bào chữa cho Nguyễn Ngọc Bích (nguyên Phó Giám đốc phụ trách tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh) đã khẳng định rằng: “Không có chứng cứ lời khai nào thể hiện Nguyễn Ngọc Bích đã tham gia hướng dẫn thành lập các công ty thuộc nhóm Epco Minh Phụng”. Đồng thời, luật sư cũng đưa ra nhiều công văn, biên bản cho thấy Nguyễn Ngọc Bích cho vay là căn cứ vào tình hình thực tế và chủ trương của Ban Giám đốc ngân hàng. Đó là cơ sở để khẳng định: “Vì vậy, không có đủ căn cứ để quy kết bị cáo Nguyễn Ngọc Bích phạm tội lừa đảo với vai trò đồng phạm

91

giúp sức”1. Đó là những bằng chứng khách quan “nói có sách, mách có chứng”, “nói phải củ cải cũng nghe” để làm căn cứ khách quan cho việc đưa ra kết luận một cách thuyết phục.

+ Chứng cứ tại phiên tòa. Đây là những bằng chứng xuất hiện trong quá trình giải quyết vụ án tại tòa, bao gồm nhân chứng, sự thừa nhậnsự suy đoán.

Nhân chứng: là người đứng ra làm chứng, thuật lại diễn biến của một sự kiện pháp lý hay hành vi pháp lý mà họ đã trực tiếp chứng kiến. Nhân chứng phải là người trực tiếp chứng kiếnbiết rõ sự việc. Người được nghe lại nội dung sự việc qua lời người khác, không thể xem là nhân chứng của vụ án. Luật cũng quy định người mất năng lực hành vi không thể là nhân chứng.

Về nguyên tắc, lời khai của nhân chứng không thể có giá trị hơn chứng cứ bằng văn tự. Tức là không thể lấy lời khai của nhân chứng làm chứng minh khác hoặc chống lại chứng cứ bằng văn tự. Chẳng hạn, một hợp đồng mua bán nhà ghi đã thanh toán tiền xong, nếu sau đó có xảy ra tranh chấp, không thể dùng nhân chứng để nói rằng người mua chưa trả tiền.

Sự thừa nhận: là lời khai của một bên đương sự xác nhận về một sự kiện pháp lý, một hành vi pháp lý đã xảy ra hoặc xác nhận lời khai của người khác là đúng.

Sự thừa nhận có thể phân thành hai loại là sự thừa nhận trước Tòa và sự thừa nhận ngoài Tòa. Sự thừa nhận trước Tòa là lời khai của đương sự trước Tòa án. Lời khai này có tín

1 Báo Sài Gòn giải phóng, ngày 01/6/1999.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng lập luận và tranh luận phần 1 PGS TS lê thanh sơn (Trang 93 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(206 trang)