LẬP LUẬN PHÁP LÝ
2.3. Trình bày một lập luận pháp lý theo phương pháp IRAC (hoặc CRAC)
IRAC là các chữ cái đầu tiên của các từ: Issue (Vấn đề), Rule (Luật – Quy định pháp luật được áp dụng), Application (Áp dụng – Vận dụng luật vào tình huống), Conclusion (Kết luận). Một biến thể khác của IRAC là CRAC: Conclusion (Kết luận), Rule (Luật), Application (Áp dụng), Conclusion (Kết luận).
Có thể coi IRAC là phương pháp sắp xếp lập luận, phân tích vấn đề pháp lý theo một trình tự nhằm làm cho người nghe/đọc có thể theo dõi, đánh giá toàn bộ logic của nội dung lập luận. Do đó, IRAC được xem là phương pháp viết và nói pháp lý dễ hiểu, rất hữu ích, thường được sử dụng để phân tích, xây dựng và trình bày một lập luận pháp lý.
Để phân tích và xem xét các bước theo quy trình xử lý vấn đề và xây dựng lập luận pháp lý theo phương pháp IRAC, chúng ta sử dụng tình huống sau đây làm ví dụ minh họa:
110
“Xuất phát từ việc ông A có nợ nần tiền bạc của anh B nên hai bên đã xảy ra xô xát, ẩu đả với nhau. Do yếu thế nên ông A đã bỏ chạy, để lại chiếc xe máy hiệu Attila tại hiện trường. Sau cuộc ẩu đả, Anh B đã đưa xe của ông A về nhà.
Ngay hôm sau, ông A làm đơn tố cáo và Cơ quan Điều tra đã khởi tố anh B về hành vi “Cướp tài sản””.
+ ISSUE (Vấn đề): bước đầu tiên để hình thành lập luận pháp lý là phát hiện ra vấn đề pháp lý (legal issues/questions of law) từ các bằng chứng, dữ kiện của vụ việc (facts). Một vụ việc có thể có một hay nhiều vấn đề pháp lý. Nhiệm vụ của bước này là vận dụng các kiến thức luật để nhận ra những dấu vết pháp lý trong các bằng chứng, dữ kiện… Từ đó, hình dung được ngành luật nào, chế định nào điều chỉnh vụ việc đang cần xử lý. Nói khác đi là quan hệ pháp lý nào tồn tại trong vụ việc này. Như vậy. mục đích của bước xác định vấn đề pháp lý là tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Vấn đề pháp lý đang cần được xem xét xử lý là gì?”.
Có thể nói, xác định “vấn đề pháp lý” là bước rất quan trọng bởi thông qua việc xác định các sự kiện có ý nghĩa pháp lý, các tính chất pháp lý của vụ việc, các vấn đề cần được giải quyết, các câu hỏi mà vấn đề đặt ra, chúng ta có thể xác định được vấn đề cần giải quyết. Xác định đúng “vấn đề pháp lý”
là cơ sở để thực hiện đúng các bước tiếp theo (R, A, C). Muốn vậy, cần quan tâm xem xét tất cả mọi khía cạnh của dữ liệu được cung cấp hoặc dữ liệu của tình huống đặt ra.
111
Trong tình huống đã cho, vấn đề được tranh luận để làm rõ (cũng chính là vấn đề pháp lý) là việc anh B đem chiếc xe máy Attila về nhà (sau khi ông A bỏ chạy do yếu thế khi xô xát) có phải là hành động cướp tài sản hay cưỡng đoạt tài sản không?
+ RULE (Luật): sau khi chỉ ra vấn đề pháp lý (tức quan hệ pháp lý) của vụ việc, người lập luận phải rà soát, nghiên cứu để nêu ra những quy tắc pháp lý (bao gồm các điều ước, các đạo luật, các văn bản pháp luật, tập quán, án lệ) được xác định sẽ áp dụng, điều chỉnh để giải quyết vấn đề đang xem xét. Các quy tắc pháp lý được đưa ra phải có sự liên kết chặt chẽ với các tình tiết của vụ việc.
Như vậy, nhiệm vụ của bước này là phải đưa ra được những quy định pháp luật liên quan để phục vụ cho việc giải quyết “vấn đề pháp lý” đã xác định ở trên, nghĩa là phải trả lời được các câu hỏi cơ bản: “Với vấn đề này, pháp luật để giải quyết là gì? (dân sự, hình sự, hành chính, thương mại…);
những quy định cụ thể (Chương, Điều, Khoản, Điểm…) liên quan đến vấn đề là gì?
Như vậy, với tình huống được dẫn trên đây, vấn đề pháp lý thuộc phạm vi luật hình sự và nội dung được vận dụng bao gồm:
- Đối với tội “Cướp tài sản”:
Điều 133 BLHS năm 1999 quy định về tội “Cướp tài sản” như sau: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
112
ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản…”.
Như vậy, hành vi dùng vũ lực là cách thức, phương tiện để người phạm tội đạt được mục đích chiếm đoạt tài sản.
Vì vậy, đặc trưng cơ bản của tội phạm này là ý thức chiếm đoạt bao giờ cũng có trước khi có hành vi dùng vũ lực.
- Đối với tội “Cưỡng đoạt tài sản”:
Điều 135 BLHS năm 1999 quy định về tội “Cưỡng đoạt tài sản” như sau: “Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản…”.
Do đó, để kết luận anh B có hành vi phạm tội “Cưỡng đoạt tài sản” hay không, nhất thiết phải làm rõ anh B có hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác có tính chất uy hiếp tinh thần hay không?
Khi trình bày các quy định pháp luật sẽ áp dụng, cần lưu ý:
- Các (yếu tố của) điều luật hay văn bản luật phải có quan hệ mật thiết đến tình tiết và vấn đề pháp lý cần phải giải quyết;
- Quan tâm đến những quy định ngoại lệ của điều luật (nếu có);
- Đâu là giới hạn áp dụng (đối tượng, phạm vi không gian, thời gian) của điều luật? Có áp dụng tập quán không?
Các khái niệm pháp lý được sắp xếp theo phân cấp logic:
- Phân tích những quy tắc pháp lý chung và cụ thể;
113
- Xác định những thuật ngữ pháp lý trong một điều khoản.
Nội dung cần xác định:
- Hậu quả áp dụng quy định pháp luật (điều gì sẽ xảy ra nếu áp dụng điều luật này?).
- Hệ quả pháp lý của quy định cụ thể trong một tình huống là gì?
+ APPLICATION (Áp dụng): đây là phần trọng tâm, quan trọng nhất trong quy trình giải quyết vấn đề pháp lý, bởi lẽ chính A là nhân tố kết nối giữa I và R, tức là kết nối vấn đề pháp lý, sự kiện pháp lý với quy định pháp luật liên quan.
Người lập luận đưa ra các chứng cứ, lý lẽ để phân tích và giải thích cơ sở, quan điểm của mình khi đưa ra nhận định về vấn đề pháp lý, cũng như để giải thích vì sao trong tình huống này phải dùng điều luật này mà không vận dụng điều luật khác.
Về cơ bản, việc kết nối I với R đặt trọng tâm trên các thao tác phân tích các bằng chứng, dữ liệu có được (các lời khai, hỏi cung, biên bản đối chất giữa các bên liên quan…). Vì lý do đó mà một số tác giả đã gọi chữ A trong phương pháp IRAC là ANALYSIS (Phân tích).
Cách thường gặp để phân tích và giải thích là đặt câu hỏi kiểu phản biện để đưa ra kết luận của mình, ví dụ: “Liệu đã đủ căn cứ để chứng minh cho thấy hành vi của… hội đủ các cấu thành của tội…?” hay “Những căn cứ nào cho thấy các điều kiện tại điều luật… đã được thỏa mãn?”…
Lưu ý: kết luận đưa ra trong phần này không phải là kết luận cuối cùng (CONCLUSION) của phương pháp IRAC mà chỉ là nội dung trả lời cho câu hỏi phản biện được đặt ra.
114
Trở lại với tình huống đang xét, từ điều luật đã được đưa ra ở trên, có thể thấy với tội “Cướp tài sản” thì vấn đề cần xác định là: mục đích và lý do của việc anh B dùng vũ lực trong sự việc này là gì? Xuất phát từ mâu thuẫn trong việc tranh chấp nợ nần, hay do anh B muốn chiếm đoạt tài sản của ông A? Cũng như để xác định anh B có phạm tội
“Cưỡng đoạt tài sản” hay không thì cần phải làm rõ mục đích của việc anh B giữ xe là để gây áp lực buộc ông A phải trả nợ hay việc giữ xe là có ý thức chiếm đoạt chính tài sản là chiếc xe máy hiệu Attila của bị hại. Nếu việc giữ xe không phải nhằm mục đích chiếm đoạt chính chiếc xe đó mà chỉ là tạo sức ép buộc ông A phải trả nợ thì không thể xem đó là hành vi chiếm đoạt tài sản.
Ở đây, câu hỏi phản biện cho tình huống đang xét có thể là: “Việc anh B giữ chiếc xe Attila của ông A đã hội đủ dấu hiệu của tội cướp tài sản chưa?”.
Các chứng cứ phục vụ cho việc phân tích là các lời khai, hỏi cung, biên bản đối chất giữa các đối tượng liên quan…
+ CONCLUSION (Kết luận): đưa ra kết luận cuối cùng hoặc câu trả lời tổng thể cho các phần trên. Nếu có nhiều vấn đề, có thể đưa ra kết luận cho từng vấn đề trước khi đưa ra kết luận tổng thể.
Lưu ý rằng, không có câu trả lời đúng hay sai, chỉ có phân tích và tư duy logic căn cứ trên quy định và sự kiện để hướng đến một kết luận hợp lý. Đặc biệt, không đưa thêm thông tin hay lập luận mới.
115
Với tình huống nêu trên, kết luận được đưa ra là: hành vi giữ xe máy của anh B chỉ nảy sinh sau khi ông A bỏ chạy do ẩu đả, điều này không thỏa mãn dấu hiệu về mặt chủ quan của tội “cướp tài sản” theo Điều 133 BLHS, cũng như việc anh B mang xe của ông A về nhà không thể coi là hành phạm tội “cưỡng đoạt tài sản”. Vì thế, không có cơ sở để buộc tội anh B như khởi tố của Cơ quan Điều tra.
Tóm lại, IRAC là phương pháp hiệu quả được sử dụng phổ biến để tiến hành bất cứ một hoạt động nào liên quan đến phân tích các vấn đề pháp lý. Các nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, việc sử dụng IRAC để phân tích các vấn đề pháp lý sẽ giúp cho người xây dựng lập luận dễ dàng kết nối các mắt xích không rõ ràng và làm cho chúng trở thành những kết cấu lý thuyết chắc chắn và xuyên suốt.
Tuy nhiên, khi vận dụng phương pháp IRAC để xem xét lập luận pháp lý không nên cứng nhắc mà tùy từng vụ việc, từng câu hỏi pháp lý cụ thể để điều chỉnh nhằm thu được câu trả lời, lập luận logic nhất. Với một vấn đề đơn giản, chỉ cần xây dựng một kết cấu IRAC. Nhưng với vấn đề phức tạp, chứa nhiều nội dung pháp lý thì có thể phải xây dựng nhiều IRAC để xử lý từng nội dung.
116
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
1. Lập luận pháp lý là dạng thức lập luận đặc biệt được sử dụng phổ biến trong các hoạt động tố tụng, hướng đến tính hiệu quả cao nhất trong việc chứng minh, khẳng định/phủ định nội dung pháp lý.
2. Đặc điểm chung, nổi bật của lập luận pháp lý là sự phối hợp, khai thác tối đa các ưu điểm của các dạng lập luận, gồm:
- Về dạng thức: kết hợp cả hai dạng văn bản viết và văn bản nói.
- Về mục đích: đồng thời khẳng định tính đúng/sai của chân lý và đạt được hiệu quả thuyết phục.
- Về lý lẽ: kết hợp một cách linh hoạt, hiệu quả cả hai loại lý lẽ: lý lẽ khách quan khoa học và lý lẽ của lập luận đời thường.
- Về phương pháp: vừa phải vừa tuân thủ các quy tắc suy diễn logic hình thức chặt chẽ, đồng thời lại phải vận dụng linh hoạt các lý lẽ thực tiễn.
- Về tính chất: đòi hỏi rất cao về tính logic và mức độ chặt chẽ trong cấu trúc.
- Về kết quả: phải đi đến một kết cục cuối cùng là phân định đúng/sai, phải/trái, là sự phân định kết quả thắng/thua của các bên.
117
3. Lập luận pháp lý vận dụng tất cả các loại lý lẽ, trong đó lý lẽ khách quan là căn cứ quan trọng nhất.
4. Để tăng cường hiệu quả của lập luận pháp lý, cùng với việc chọn lọc, sử dụng các loại lý lẽ, thì các yêu cầu khác như: sử dụng các cấu trúc ngữ pháp, lựa chọn từ vựng, cách diễn đạt… phải được quan tâm.
5. IRAC là phương pháp rất hữu ích, thường được sử dụng để trình bày lập luận pháp lý, cho phép theo dõi, đánh giá toàn bộ logic của nội dung lập luận.
118
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 2 A. CÂU HỎI
1. Nêu những đặc điểm của lập luận pháp lý. Vì sao lập luận pháp lý lại có những đặc điểm đó?
2. Một lập luận pháp lý cần phải đáp ứng những yêu cầu gì? Vì sao?
3. Hãy nêu những kỹ năng có thể được sử dụng để làm tăng hiệu quả của lập luận pháp lý.
4. Anh (Chị) hãy nêu tóm tắt cách hiểu của mình về cách lập luận theo phương pháp IRAC.
B. BÀI TẬP
I. Hãy cho biết loại lý lẽ đời thường đã được sử dụng trong các đoạn lập luận sau:
1. Lời của bị cáo Nguyễn Đăng Nguyên trong phiên tòa AVG1: “Trong thời gian thực hiện, mọi thông tin đều do các tổ giúp việc của Tổng giám đốc phân công thực hiện. Tôi đã cố gắng đóng góp ý kiến xác đáng nhất để có cái nhìn rõ ràng và cẩn trọng về dự án, từ chối thanh toán 5% còn lại cho AVG, nếu tiếp thu một phần ý kiến của tôi thì sai phạm đã không xảy ra…”, “Ít có người nào dám làm trái ý Chủ tịch HĐTV. Đối với tôi, thời gian đó, việc phản đối thanh toán 5%
cuối cùng đã tự tạo ra khó khăn của mình trong công việc.
Ông Lê Nam Trà liên tiếp chỉ đạo Ban Giám đốc kỷ luật tôi…”.
1 Báo Dân trí, ngày 21/12/2019.
119
2. Lời nói cuối cùng của cựu Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm1: “Bị cáo khuyên các anh em nên thành khẩn khai báo. Nhiều bạn bè của những anh em đó đã nghe lời, hợp tác với cơ quan điều tra. Bị cáo cũng đã thành khẩn khai báo, đại diện VKS cũng đã ghi nhận nhưng rất buồn tòa sơ thẩm lại không xem xét… Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại. Suốt 1.289 ngày qua và đến nay, trước HĐXX, bị cáo luôn thể hiện là “người chạy lại”. Xin HĐXX hãy giơ vòng tay ra cho bị cáo quay lại với gia đình, với xã hội. Bị cáo không phải đối tượng nguy hiểm mà phải cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội”.
3. Lời của bị cáo Nguyễn Bắc Son trong vụ án AVG2:
“Bị cáo thấy mức án tù chung thân là quá nặng, bị cáo viết đơn này xin kính trình bày một số nội dung, kính đề nghị TAND Cấp cao tại Hà Nội rộng lượng khoan hồng, giảm mức án cho bị cáo”... “Bị cáo nay đã sang tuổi 67, sức khỏe đã yếu đi rất nhiều do mắc phải một số căn bệnh... Đến nay, tai trái của bị cáo hoàn toàn không nghe được gì, chỉ còn tiếng ve kêu suốt ngày rất khó chịu. Bị cáo bị xơ vữa động mạch vành tim, hẹp mạch vành nên lượng máu vào tim giảm”…
“Ngoài những yếu tố chủ quan dẫn tới những ngộ nhận, các Bộ hướng dẫn mình cứ tin thế nên có sai phạm, còn có những yếu tố khách quan. MobiFone vừa về tập đoàn, tách ra từ VNPT, con người mới, lãnh đạo đều bổ nhiệm mới hết, đang
1 Báo Vietnamnet, ngày 02/6/2019.
2 Báo Dân trí, ngày 18/12/2019 và báo Đất Việt, ngày 08/01/2020.
120
trong quá trình tổ chức bộ máy nên không thể tránh khỏi sai sót nhất định khi triển khai dự án này.
Thứ hai, đây là dự án Bộ Thông tin và Truyền thông lần đầu tiên chỉ đạo doanh nghiệp thực hiện. Tôi và anh Tuấn mới chuyển sang, không có kiến thức kinh doanh, tin vào sự hướng dẫn của các Bộ, ngành. Cá nhân tôi năm 2015 rất bận, chủ trì nhiều công việc như soạn thảo Luật Báo chí sửa đổi, sửa đổi Luật An toàn an ninh mạng, Quy hoạch báo chí…, không có thời gian đầu tư vào dự án, lại không có chuyên môn sâu.
Điều khách quan thứ 3, đây là dự án có nhiều Bộ tham gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an. Các Bộ đều đề nghị cho Mobi triển khai thực hiện dự án. Việc này tạo cho tôi niềm tin, vì xin ý kiến các Bộ, các Bộ đều đồng thuận cả. Chúng tôi thấy rằng hoàn toàn tin tưởng. Nếu giả sử có ý kiến khác, chắc chắn dự án không được phê duyệt. Dự án triển khai trong thời điểm Luật 67, Luật 69 mới ban hành, chưa có hướng dẫn của Chính phủ, chưa có Nghị định nên khi làm báo cáo đã có lúng túng… Lúng túng này không phải do chúng tôi mà 2 Bộ kia cũng lúng túng”.
4. Lời của cựu Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Văn Minh trong vụ án “Vũ nhôm”1: “Sách giáo khoa chuyển đổi cũng không ai có cách tính như vậy. Phải quy về thời điểm. Nếu vụ này chưa xem xét, 10 năm nữa mới lôi chúng tôi ra thì tiền thất thoát phải lên hàng trăm nghìn tỉ…”. “Đất
1 Báo Thanh niên, ngày 07/01/2020.