Hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN SACOMBANK (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG VAY TIÊU DÙNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK – PGD TÂN HƯƠNG

2.4 Hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN tại Sacombank Tân Hương

2.4.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN theo mục đích sử dụng vốn

2.4.2.1 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN theo mục đích sử dụng vốn.

Bảng 2.4.2-1: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn của Sacombank Tân Hương.

ĐVT: triệu đồng Mục đích sử dụng vốn Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Vay mua nhà 104,493 122,257 136,968

Vay mua ô tô 584 367 422

Vay kinh doanh 55,421 65,096 72,771

Vay tiêu dùng khác 33,909 39,233 48,246

Tổng dư nợ 194,408 226,953 258,406

Nguồn: Bộ phận kinh doanh Sacombank Tân Hương.

Hình 2-4: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn.

Nguồn: Bộ phận kinh doanh Sacombank Tân Hương.

Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn của Sacombank Tân Hương không có quá nhiều sự thay đổi qua 3 năm. Dư nợ tiêu dùng của đơn vị chủ yếu tập trung ở mục đích cho vay mua nhà, chiếm hơn 50% tổng dư nợ qua 3 năm, sau đó là dư nợ tiêu dùng cho hoạt động vay kinh doanh, vay tiêu dùng các mục đích khác phục vụ nhu cầu đời sống như mua sắm nội thất trang thiết bị, xây dựng sửa chữa nhà, chữa bệnh, du lịch… cuối cùng là vay mua ô tô chiếm tỷ trọng khá nhỏ, không đáng kể trong cơ cấu dư nợ theo mục đích sử dụng vốn của Sacombank Tân Hương.

Dư nợ cho vay mua nhà luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất chủ yếu tập trung ở mục đích

người có thu nhập ổn định. Dù chiếm tỷ trọng cao nhưng dư nợ cho vay mua nhà đã có xu hướng giảm, chiếm 53.73% vào năm 2018 nhưng giảm chỉ còn 53% vào năm 2020, do đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp làm cho thị trường bất động sản không còn sôi động nữa, Sacombank cũng đã cắt giảm lãi suất để hỗ trợ khách hàng nhưng vẫn chưa thể kích cầu nhu cầu tín dụng của khách hàng trong việc mua nhà tại thời điểm này.

Chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu dư nợ tiêu dùng là cho vay kinh doanh nhưng có xu hướng giảm tỷ trọng, năm 2018 cho vay kinh doanh chiếm 28.51% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng nhưng sang năm 2019 giảm còn 28.14% và đến năm 2020 giảm tỷ trọng chỉ còn 28.16%, vì ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 nên hoạt động sản xuất kinh doanh và thương mại dịch vụ của khách hàng bị trì trệ, gặp khó khăn cho khách hàng xoay dòng tiền để thanh toán các khoản vay. Cho vay kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tiêu dùng vì đặc điểm ở địa bàn PGD toạ lạc có nhóm khách hàng chủ yếu là hộ kinh doanh, nên sẽ có nhu cầu vay vốn cao nhằm mục đích bổ sung vốn kinh doanh dài hạn hoặc bổ sung vốn lưu động (sẽ ưa chuộng gói vay hạn mức hơn).

Cho vay tiêu dùng khác có chiều hướng tăng tỷ trọng, năm 2018 đạt 17.44%, năm 2019, 2020 đã tăng lên 17.73% và 18.67%. Vì trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay GDP đầu người ngày càng cao nhu cầu cải thiện đời sống cũng tăng theo, những gói vay này đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cá nhân trước khi nguồn thu nhập đem lại. Hầu hết các khoản vay này có giá trị không quá lớn, thời hạn vay ngắn hạn hoặc trung hạn nên được đơn vị đẩy mạnh cho vay.

2.4.2.2 Sự biến động dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN theo mục đích sử dụng vốn.

Bảng 2.4.2-2: Sự biến động dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn tại Sacombank Tân Hương.

ĐVT: triệu đồng.

Mục đích sử dụng vốn

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

2019/2018 2020/2019 Số

tiền % Số

tiền % Vay mua nhà 104,493 122,257 136,968 17,764 17% 14,710 12.03%

Vay mua ô tô 584 367 422 -217 -37.21% 55 15%

Vay kinh

doanh 55,421 65,096 72,771 9,675 17.46% 7,675 11.79%

Vay tiêu

dùng khác 33,909 39,233 48,246 6,324 15.7% 8,013 22.97%

Tổng dư nợ 194,408 226,953 258,406 32,545 16.74% 31,453 13.86%

Nguồn: Bộ phận Kinh doanh Sacombank Tân Hương.

Dư nợ cho vay tiêu dùng khác có tốc độ tăng trưởng cao nhất, dư nợ tiêu dùng theo các mục đích mua nhà, mua ô tô và vay kinh doanh đều giảm tỷ lệ tăng trưởng qua 3 năm. Nhu cầu tín dụng giảm nên tăng trưởng tín dụng ở các mục đích sử dụng vốn đều có sự tăng trưởng thấp.

Dư nợ tiêu dùng khác năm 2019 tăng 6,324 triệu đồng tương ứng tăng 18.65%, năm 2020 tăng 8,013 triệu đồng so với năm 2019 tăng trưởng 19.92%, trong mục đích cư trú và không cư trú đều có sự tăng trưởng. Dư nợ tiêu dùng cho vay mua nhà năm 2019 tăng 17,764 triệu đồng tương ứng tăng 17% so với năm 2018 nhưng đến năm 2020 thì dư nợ tăng 14,710 triệu đồng ứng với mức tăng 12.03%, do đơn vị đã siết chặt hơn trong việc cấp tín dụng đối với mục đích cho vay với mục đích kinh doanh đầu tư bất động sản vì thị trường bất động sản đã trầm lắng hơn do ảnh hưởng bởi dịch COVID- 19, để giảm rủi ro tín dụng hạn chế phát sinh nợ xấu mới. Cho vay mua ô tô không phải là một sản phẩm tín dụng nổi bật tại Sacombank Tân Hương, năm 2019 đơn vị không có khoản cấp tín dụng mới cho khoản vay mua ô tô nên dư nợ giảm 217 triệu đồng, năm 2020 dư nợ cho vay mua ô tô đã tăng 55 triệu đồng, tăng 15% so với năm 2019 nhưng vẫn chưa có sự đột phá. Vì nhóm khách hàng tại khu vực xung quanh đơn vị có mức sống không quá cao, tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh nên ô tô đối với họ vẫn là một sản

phẩm xa xỉ, họ không có nhiều nhu cầu trong việc mua ô tô. Bên cạnh đó dư nợ cho vay kinh doanh cũng giảm tốc độ tăng trưởng, năm 2019 tăng 9,675 triệu đồng ứng với tăng 17.46% so với năm 2018, đến năm 2020 chỉ tăng 7,675 triệu đồng tăng 11.79% so với năm 2019. Người dân vẫn có nhu cầu vay vốn nhưng chưa có phương án chuyển đổi sản xuất kinh doanh nên vẫn khó khăn trong việc nhận giải ngân, bên cạnh đó khách hàng vẫn đang cố gắng giải quyết các khoản nợ đến hạn nên chỉ sử dụng vốn tự có để duy trì, cầm chừng hoạt động sản xuất kinh doanh trước diễn biến phức tạp khó lường của dịch bệnh COVID-19, vì vậy khách hàng chưa có nhu cầu vay mới.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN SACOMBANK (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)