ĐỌC VÃN BÀN VÀ THỤC HÀNH TIẾNG VIỆT
1. Phân tích yêu cẩu cần đạt
- HS nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong các trường hợp cụ thể.
- HS ôn tập, củng cố kiến thức vế biện pháp tu từ điệp ngữ, công dụng của dấu ngoặc kép (đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp), đại từ nhân xưng đã được học ở Tiểu học thông qua một số bài tập nhận diện và phân tích.
2. Gợi ý tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động Hình thành kiến thức mới
Phần Thực hành tiếng Việt cung cấp một kiến thức mới cho HS là biện pháp tu từ ẩn dụ. Có hai cách giúp HS tiếp cận kiến thức mới:
- GV cung cấp khái niệm, sau đó cho HS nhận biết và phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ ẩn dụ qua ví dụ trong SHS.
- GV phân tích ví dụ để HS sơ bộ hiểu về biện pháp tu từ ẩn dụ, sau đó dẫn giải đến khái niệm.
Hoạt động Luyện tập, vận dụng Bài tập 1
Liên tưởng mang màu sắc chủ quan vì vậy không thể áp đặt. Tuy nhiên, GV có thể gợi mở một số ý nghĩa sau:
- “Mây” và “sóng” ẩn dụ cho thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, đầy hấp dẫn.
- “Mây” và “sóng” mở ra những thế giới xa xôi, hư ảo, huyền bí.
- “Mây” và “sóng” ẩn dụ cho những cám dỗ ở đời.
Bài tập 2
GV có thể tổ chức cho HS làm việc nhóm. Sau đó yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong hình ảnh “bình minh vàng” đã mở ra một không gian tràn ngập ánh sáng mặt trời rực rỡ, lấp lánh: ánh sáng chan hoà trong khắp không trung, dát vàng lên vạn vật, qua đó gợi ý nghĩa về sự quý giá của mỗi khoảnh khắc thời gian.
- Vầng trăng trong thế giới của những người trên mây là “vầng trăng bạc” Biện pháp tu từ ẩn dụ ở đây đã mĩ lệ hoá vẻ đẹp của vầng trăng: sáng lấp lánh như một chiếc đĩa làm bằng bạc.
Những hình ảnh ẩn dụ đã mở ra một không gian thiên nhiên rực rỡ, lấp lánh ánh sáng, sắc màu vô cùng quyến rũ, khơi dậy tình yêu thiên nhiên và sự trân trọng mỗi khoảnh khắc quý giá của cuộc sổng.
Bài tập 3
- GV có thể tổ chức hoạt động theo trình tự: chỉ ra biện pháp tu từ điệp ngữ; nêu tác dụng. Trường hợp HS có năng lực chưa tốt, GV có thể khoanh những dòng thơ để gợi ý yêu cầu xác định biện pháp tu từ điệp ngữ:
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
- Điệp ngữ lăn vừa có ý nghĩa tả thực hành động em bé sà vào lòng mẹ hết lần này đến lần khác, vừa gợi hình tượng những con sóng nối tiếp nhau, chạy đuổi theo nhau lan xa trên mặt đại dương bao la rối vỗ vào bờ cát. Từ đó, gợi lên hình ảnh em bé vô tư hồn nhiên, tinh nghịch vui chơi bên người mẹ hiền từ, dịu dàng, âu yếm che chở cho con.
Bài tập 4
Bài tập yêu cầu HS ôn tập và vận dụng kiến thức về dấu câu để đánh dấu lời dẫn trực tiếp. HS xác định lời trực tiếp trong bài thơ là của em bé và của những người “trên mây”, những người “trong sóng”.
Dấu câu được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp là dấu ngoặc kép.
Bài tập 5
- Câu hỏi này nhằm giúp HS ôn lại kiến thức vê' đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều đã học ở Tiểu học.
- GV có thể chốt lại câu trả lời: Bọn tớ trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những người “trên mầy” và “trong sóng”, là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều.
Bài tập 6
Bài tập yêu cầu HS so sánh các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều trong tiếng Việt. Ngoài những đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều có trong SHS, GV có thể gợi ý HS tìm thêm những đại từ khác như chúng mình, chúng tao, bọn tao,... Các đại từ bọn tao, chúng tao có sắc thái tình cảm không phù hợp, vì thế không thể dùng để thay cho bọn tớ. Các đại từ khác như chúng ta, chúng tôi, chúng mình, chúng tớ,... tuy ít nhiều có sự khác nhau, nhưng có thể dùng để thay cho bọn tớ trong bản dịch tiếng Việt của bài Mây và sóng.
Với đối tượng HS có khả năng tiếng Việt tốt, GV có thể phân tích sầu hơn. GV có thể yêu cẩu HS nhận biết sự khác nhau giữa hai nhóm đại từ: 1) chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, bọn tớ, bọn tao; 2) chúng ta, chúng mình, bọn mình. Có thể gợi ý thêm bằng cách yêu cẩu các em cho biết giữa hai nhóm đại từ, nhóm đại từ nào có bao gồm cả người nghe (người đối thoại) trong đó. Đáp án: nhóm 2. Khi nói chúng ta, chúng mình, bọn mình thì người nói có ý nói đến cả người nghe - người đối thoại (chú ý: đôi khi chúng mình, bọn mình được dùng như nhóm 1). Chẳng hạn, so sánh: 1) Hôm nay, bọn tớ học môn Ngữ văn và 2) Hôm nay, chúng ta học môn Ngữ văn. Với câu 1, người nói chỉ có ý nói đến mình và những người khác (cùng học môn Ngữ văn). Với câu 2, người nói có ý nói đến mình và cả người nghe (cùng học môn Ngữ văn).
Nếu dịch bọn tớ (chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà) thì có nghĩa người trên mây chơi với nhau. Câu thơ có ý nói: Người trên mây mời gọi em bé cùng chơi với họ. Khác với chúng ta (chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà), có nghĩa cả người nói (người trên mây) và em bé trong bài thơ cùng chơi với nhau. Như vậy, có sự khác biệt khi dùng bọn tớ và dùng chúng ta để dịch từ we trong tiếng Anh.
Phần phân tích sâu hơn này tương đối khó, vì vậy, GV không nên yêu cầu tất cả HS đều phải thực hiện, mà chỉ nên đặt ra đối với một số đối tượng HS mà GV đánh giá là các em có thể làm được.
VĂN BẢN 3. BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI (Tạ Duy Anh)
1. Phân tích yêu cẩu cần đạt
- HS củng cố kiến thức về người kể chuyện ngôi thứ nhất đã được học ở bài 1. Tôi và các bạn.
- HS cảm nhận và biết trân trọng tình cảm gia đình.
2. Gợi ý tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động Khởi động
Để khởi động, GV có thể đưa ra các câu hỏi tình huống để HS trình bày trải nghiệm và ýkiến vế cách ứng xử trước thành công, niềm vui của người khác (người thân, bạn bè). Ví dụ: Trong gia đình, khi em có thành tích hoặc niềm vui mới, mọi người sẽ bộc lộ tình cảm như thể nào? Trước những thành công niềm vui của người khác (người thân, bạn bè) em có tình cảm như thế nào và ứng xử ra sao?
Hoạt động Đọc văn bản
- GV yêu cẩu HS đọc VB trước khi đến lớp. Trên lớp, nên cho HS đọc lại toàn bộ VB. GV lưu ý HS về ngôi kể, sắc thái biểu cảm qua giọng đọc.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ ngữ khó dựa vào chú thích trong SHS.
Hoạt động Khám phá văn bản Câu hỏi 1
- GV có thể phân chia câu hỏi này thành các câu hỏi nhỏ để hỏi nhiều HS. Mục đích của câu hỏi này là củng cố kiến thức về ngôi kể.
- Dự kiến câu trả lời:
+ Người kể chuyện là nhân vật người anh trai.
+ Người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”.
+ Sử dụng ngôi kể thứ nhất có thể khai thác được chiều sâu tâm lí bởi nhân vật tham gia vào chính tiến trinh của truyện kể.
Câu hỏi 2
Qua lời kể của nhân vật người anh, nhân vật cô em gái hiện lên với đặc điểm nổi bật là một cô bé dễ thương, trong sáng, chăm chỉ, nhân hậu và đặc biệt là có năng khiếu hội hoạ.
GV có thể gợi ý để HS tìm ra những đặc điểm này bằng cách yêu cầu HS tìm những chi tiết trong VB nói vế việc bé Mèo luôn ca hát, vui vẻ làm mọi việc nhà và mày mò tự chế màu vẽ bằng những nguyên liệu có sẵn trong bếp.
Từ đó, GV gợi ý HS nêu đặc điểm của nhân vật Kiểu Phương mà mình thích nhất.
Câu hỏi 3
GV tổ chức cho HS tìm những từ ngữ, câu văn miêu tả cảm xúc, thái độ, hành động của người anh trước khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ. Qua tự thuật của người anh, HS rút ra nhận xét:
người anh có phần tự ti vế bản thân và đố kị với cô em gái có năng khiếu hội hoạ. GV có thể lưu ý thêm: Đầy là một trạng thái cảm xúc tiêu cực mà bất kì ai cũng có thể từng trải qua. Nhưng mỗi chúng ta cần hiểu để vượt qua, thay đổi theo hướng tính cực.
Cầu hỏi 4
Ngỡ ngàng, hãnh diện rồi xấu hổ là các từ diễn tả các cấp độ cảm xúc rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau nhằm bộc lộ sự bối rối trong tâm lí nhân vật "tôi" khi nhận ra tình cảm yêu thương mà em gái dành cho mình. Dòng cảm xúc nội tâm nhân vật người anh được đẩy lên đến cao trào khi cậu lặng người đi (nhìn như thôi miên vào bức tranh) và muốn khóc. Điểm cuối của dòng cảm xúc dâng trào đó chính là sự thay đổi: sự đố lộ, hẹp hòi đã nhường chỗ cho tình yêu thương. Bức tranh chính là lời nhắn gửi thương yêu từ trái tim của em gái dành cho anh trai của mình. GV có thể hỏi thêm để HS hiểu sâu hơn về ý đồ nghệ thuật của tác giả khi để chính người anh trai thốt lên trong lòng mình câu: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.
Câu hỏi 5
Sự liên kết ở chùm VB này chính là chủ đề tình cảm gia đình. GV có thể khuyến khích HS suy nghĩ và đưa ra những nhận xét của bản thân để các em nhận thấy chính tình yêu thương sẽ gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau. Sự gắn kết tình cảm đó phải được xây dựng trên cơ sở trao đi và nhận lại từ hai phía trong mối quan hệ giữa các thành viên. Với câu hỏi này, GV cũng có thể hỏi nhiều HS khác nhau, đồng thời khích lệ các em đưa ra những ý kiến phản biện để có thể hiểu sâu sắc hơn thông điệp mà các tác phẩm mang lại.