ĐỌC VĂN BÀN VÀ THỤC HÀNH TIÉNG VIỆT
2. Những lưu ý vể yêu cầu đối với bài văn
- Giới thiệu được cảnh sinh hoạt.
- Tả bao quát quang cảnh (không gian, thời gian, hoạt động chính).
- Tả hoạt động cụ thể của con người.
- Sử dụng các từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách rõ nét, sinh động.
- Nêu được cảm nghĩ về cảnh sinh hoạt.
3. Gợi ý tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động Giới thiệu kiểu bài
GV tổ chức giới thiệu kiểu bài cho HS bằng nhiều cách. GV có thể kết nối với VB Cô Tô, đưa ra những câu hỏi gợi dẫn cho HS. Ví dụ: VB Cô Tô có miều tả cảnh sinh hoạt không? (Em thấy người quan sát và miêu tả ở đây có tâm thế như thế nào? Người quan sát và miêu tả yêu thích cảnh đó hay tò mò muốn khám phá và bất ngờ nhận ra...ỵ
Hoạt động Tìm hiểu yêu cầu đối với bài văn tả cảnh sinh hoạt
GV cho HS xác định những từ ngữ then chốt trong các yêu cầu đối với bài văn tả cảnh sinh hoạt trong SHS. GV có thể đặt các câu hỏi giúp HS nhận biết sâu về các yêu cầu này. Ví dụ: Tại sao phải giới thiệu cảnh sinh hoạt? Có các cách thức miêu tả nào? Nếu chỉ miều tả mà không nêu cảm nghĩ của người viết thì bài văn tả cảnh sinh hoạt có giảm sức cuốn hút không? Tại sao?...
Hoạt động Đọc và phân tích bài viết tham khảo
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (nhóm đôi, nhóm bốn,...) để cùng đọc bài văn (bên trái) và phân tích các yêu cầu của bài văn (bên phải).
- Dựa vào kết quả làm việc nhóm, một số HS trình bày những điểm cần lưu ý khi viết bài văn tả cảnh sinh hoạt.
Hoạt động Thực hành viết theo các bước
- GV hướng dẫn HS xác định mục đích viết và người đọc.
- GV hướng dẫn HS lựa chọn đề tài. Nếu HS lúng túng trong việc chọn đề tài, GV có thể gợi ý cho các em một vài ý tưởng như SHS.
- GV cẩn gợi ý để HS biết cách huy động ý tưởng cho bài viết, hướng dẫn HS tìm ý cho bài viết bằng nhiều kĩ thuật, chiến lược khác nhau. Chẳng hạn, GV cho HS hình dung, tưởng tượng (HS hoạt động cá nhân) để HS viết nháp theo trí nhớ về cảnh sinh hoạt em muốn tả.
GV có thể xây dựng phiếu học tập như sau:
PHIẾU TÌM Ý
Lớp:
Nhiệm vụ: Em hãy tìm ý cho bài văn Tà cánh sinh hoạt.
Gợi ý: Để nhớ lại các chi tiết về cảnh sinh hoạt, hãỵ viết theo trí nhớ bằng cách trả lời vào cột phải các câu hỏi ở cột trái.
Em sẽ tả cảnh gì?
Cảnh sinh hoạt diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào?
Nhìn bao quát, khung cảnh hiện lên như thế nào?
Cảnh sinh hoạt có những chi tiết nào đặc sắc?
Trong cảnh sinh hoạt, con người có
những hoạt động gì? ...
Em có cảm xúc gì khi quan sát cảnh đó?
GV có thể yêu cầu HS làm việc cá nhân để hoàn thành phiếu, sau đó làm việc cặp đôi để trao đổi, góp ý cho nhau.
- GV hướng dẫn HS lập dàn ý cho bài viết trên cơ sở những ý đã tìm được theo gợi ý trong SHS.
- HS viết bài tại lớp theo dàn ý.
TRẢ BÀI
Hoạt động GV trả bài cho HS và hướng dẫn các em chỉnh sửa bài viết theo các yêu cầu đối với bài văn tả cảnh sinh hoạt được nêu trong SHS.
Hoạt động HS trao đổi bài viết để đọc, góp ý cho nhau. GV chọn một số bài để nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm chung cho cả lớp. Lưu ý không nên nêu cụ thể tên HS để khen/ chê trước lớp.
NÓI VÀ NGHE
CHIA SẺ MỘT TRẢI NGHIỆM VÊ NƠI EM SỐNG HOẶC TỪNG ĐẾN 1. Phân tích yêu cầu cẩn đạt
- HS kể và miêu tả được một trải nghiệm của chính mình về khung cảnh hay hoạt động mà mình quan sát hoặc trực tiếp tham gia.
HS biết cách nói và nghe phù hợp: Với tư cách người nói, HS có thể dựa trên bài đã viết, phát triển và làm phong phú hơn cho phần nói, biết phát huy những lợi thế của giao tiếp trực tiếp bằng lời; với tư cách người nghe, HS biết lắng nghe và phản hổi tích cực.
Họ và tên:
154
2. Gợi ý tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động Chuẩn bị bài nói - . Xác định mục đích nói và người nghe
GV hướng dẫn HS xác định rõ mục đích nói, người nghe và lưu ý HS ghi nhớ hai yếu tố quan trọng này để bài nói không bị chệch hướng.
- Mục đích nói: chia sẻ trải nghiệm vẽ nơi em sống hoặc từng đến.
- Người nghe: thầy cô, bạn bè, người thân và những người muốn đến thăm vùng đất mà em nói tới.
- . Chuẩn bị nội dung nói và tập luyện
- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS hình dung lại những trải nghiệm về nơi mình sống hoặc từng đến.
- GV hướng dẫn HS chọn đề tài (theo gợi ý trong SHS hoặc mở rộng hơn).
- GV hướng dẫn HS tập hợp tư liệu liên quan đến đề tài được chọn (tranh, ảnh, bài hát, sách, vật dụng khác,...).
- GV hướng dẫn HS xây dựng đề cương của bài nói, sắp đặt thứ tự tư liệu (nếu có) theo trình tự bài nói.
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm đôi tập luyện theo đề cương đã xây dựng (mỗi HS được trình bày trong khoảng 5-7 phút).
Hoạt động Trình bày bài nói
- Một số HS trình bày trước lớp (thời gian dành cho mỗi HS khoảng 5-7 phút); những HS còn lại theo dõi để nhận xét, trao đổi.
- GV lưu ý HS tận dụng các lợi thế của giao tiếp trực tiếp bằng lời như sử dụng ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ và sự tương tác tích cực với người nghe,... để tạo sức hấp dẫn và thuyết phục cho bài nói.
Hoạt động Trao đổi về bài nói
- GV yêu cầu HS trao đổi vế bài nói với tư cách người nói hoặc người nghe theo gợi ý ở SHS.
- GV có thể hỏi thêm về ấn tượng của HS khi nghe bài trình bày của bạn hoặc khi nghe những góp ý của bạn về bài nói của mình bằng các câu hỏi gợi dẫn:
+ Em thích điều gì nhất trong phẩn trình bày của bạn? Khi nghe bài nói của bạn, em có cảm giác như thế nào? Em muốn chia sẻ những trải nghiệm riêng của em sau bài nói của bạn không?
+ Em thấy ý kiến góp ý nào hợp lí nhất? Nếu có thể, em muốn thay đổi điều gì nhất trong phần trình bày của mình?
CỦNG CỐ, MỞ RỘNG
GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu để tự thực hiện 2 bài tập trong SHS.
Bài tập 1: HS điền một số thông tin vế 2 VB Cô Tô và Hang Én để củng cố tri thức về thể loại du kí.
Bài tập 2: HS củng cổ 2 nội dung quan trọng của bài học là chủ đề và thể loại VB qua việc tìm đọc thêm các tác phẩm kí hoặc thơ và so sánh với các VB đã học.