Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả:
- Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.
- Thể hiện được cảm xúc chung vế bài thơ.
- Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ; đánh giá ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.
- Chỉ ra nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.
3. Gợi ý tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động Giới thiệu kiểu bài
GV có thể tổ chức hoạt động giới thiệu kiểu bài cho HS bằng cách:
- Gợi HS nhớ lại bài văn kể lại một trải nghiệm ở bài 1, sau đó yêu cầu HS xác định các đoạn văn trong đó. Từ đó nêu nhận xét về đặc điểm đoạn văn trong sự so sánh với bài văn.
- GV có thể gợi ý HS nhớ lại kinh nghiệm viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bằng cách đặt câu hỏi: Em đã từng ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ chưa? Phần ghi đó theo em là bài văn hay đoạn văn?
- Trong thực tế, một số nhà thơ dùng yếu tố tự sự và miêu tả để biểu đạt tình cảm, cảm xúc. Bài học này sẽ hướng dẫn các em cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.
Hoạt động Tim hiểu các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
GV có thể tổ chức cho HS tìm hiểu yêu cầu đổi với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả theo cách sau:
- GV có thể sử dụng câu hỏi: Một đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miều tả căn đáp ứng những yêu cẩu gì?
- GV nhấn mạnh những yêu cẩu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc vể một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.
Hoạt động Đọc và phân tích bài viết tham khảo
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (nhóm đôi, nhóm bốn,...) để cùng đọc bài viết (bên trái) và phân tích các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả (bên phải).
- GV có thể sử dụng các câu hỏi:
+ Đoạn văn giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả và nêu cảm xúc chung của người viết bằng câu văn nào?
+ Cảm xúc của người viết được thể hiện qua những từ ngữ nào?
+ Người viết đã nêu và đánh giá ý nghĩa của các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả nào trong bài thơ?
+ Nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ được tác giả bài viết chỉ ra trong câu văn nào?
+ Cầu kết đoạn có nội dung gì?
- Dựa vào kết quả làm việc nhóm, đại diện một số nhóm trình bày những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả. Các nhóm khác nhận xét, đi đến thống nhất.
Hoạt động Thực hành viết theo các bước
- Xác định mục đích viết và người đọc: SHS xác định rõ mục đích viết (ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả). HS cũng có thể dự kiến được người đọc (thầy cô, bạn bè và những ai quan tâm mong muốn tìm hiểu cái hay, cái đẹp của bài thơ). Việc rèn luyệnđể HS luôn có ý thức bám sát mục đích viết đặt ra từ đầu và đối tượng người đọc mà bài viết hướng đến rất quan trọng.
- Lựa chọn bài thơ: Có thể giới hạn trong các bài thơ về tình cảm gia đình.
- Tìm ý: GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác tìm ý trong SHS. GV có thể xây dựng phiếu học tập. Với hoạt động này, HS có thể làm việc cá nhân độc lập để hoàn thành phiếu và trao đổi cặp đôi để góp ý cho nhau.
- Lập dàn ý: Sắp xếp các ý đã tìm được cho bài viết thành một dàn ý như gợi ý của SHS.
- Viết bài: Khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc vế một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả, HS cần:
- Trình bày rõ cảm xúc về nội dung và một số điểm đặc sắc, độc đáo về hình thức của bài thơ, nhất là việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả.
- Lựa chọn những từ ngữ phù hợp để diễn đạt cảm xúc của em về bài thơ.
- Lưu ý cách trình bày đoạn văn: Bắt đầu từ chỗ lùi đầu dòng, chữ đầu viết hoa và kết thúc đoạn văn bằng một dấu chấm câu. GV có thể giới hạn dung lượng đoạn văn trong khoảng 5-10 cầu.
TRẢ BÀI
Hoạt động GV trả bài cho HS và hướng dẫn các em chỉnh sửa bài viết theo các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc vế một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả được nêu trong SHS.
Hoạt động HS làm việc theo nhóm để đọc bài và góp ý cho nhau. GV chọn một số bài để nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm chung cho cả lớp. Lưu ý: GV không nêu cụ thể tên HS để khen/ chê trước lớp.
NÓI VÀ NGHE
TRÌNH BÀY Ý KIẾN VÊ MỘT VẤN ĐÊ TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH 1. Phân tích yêu cầu cần đạt
- Với tư cách là người nói, HS biết cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình sao cho hấp dẫn và thuyết phục, biết lắng nghe các ý kiến nhận xét, phản hối từ phía người nghe.
- Với tư cách là người nghe, HS biết chú ý lắng nghe để nắm đầy đủ, chính xác các ý tưởng của người nói; tham gia trao đổi tích cực về vấn đề được trình bày.
2. Gợi ý tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động Chuẩn bị bài nói a. Xác định mục đích nói và người nghe
HS đọc phần mục đích nói và người nghe trong SHS để xác định mục đích nói và người nghe. GV cũng lưu ý HS về thời lượng nói để chuẩn bị nội dung phù hợp.
b. Chuẩn bị nội dung nói và tập luyện
- Lựa chọn đế tài: GV dựa vào gợi ý trong SHS, hướng dẫn HS chọn đế tài phù hợp. Đó có thể là mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; việc chăm sóc, lắng nghe, thấu hiểu của cha mẹ đối với con cái; tình cảm, cách cư xử của con cái đối với cha mẹ; sự tôn trọng sở thích và mong muốn của từng người, những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương;... HS có thể dựa vào các VB
trong bài học để hình thành ý tưởng (sự yêu thương, chăm sóc của những người thân dành cho trẻ em trong Chuyện cổ tích về loài người’, tình cảm gắn bó của con với mẹ trong Mây và sóng; tình yêu thương của anh chị em trong Bức tranh của em gái tôi,...).
- Trên cơ sở ý tưởng, đề tài đã chọn, GV hướng dẫn HS xây dựng đề cương cho bài nói. Đề cương bài trình bày ý kiến về một vấn đế trong đời sống gia đình nên có ba phần, nội dung cần ngắn gọn, rõ ràng.
- Để có thể trình bày tốt trên lớp, GV yêu cấu HS tập nói ở nhà. HS có thể tập luyện một mình (đứng trước gương để điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể, ngữ điệu, giọng nói,...) hoặc tập trình bày trước nhóm bạn, người thân và nhờ họ nhận xét, góp ý để hoàn thiện bài nói. Khi tập luyện, cần chú ý điều chỉnh dung lượng bài nói phù hợp với thời gian quy định. GV gợi ý HS thử nhiều cách trình bày khác nhau để tìm ra cách trình bày tốt nhất, càng tập luyện nhiều thì càng tự tin khi trình bày.
Hoạt động Trình bày bài nói
GV hướng dẫn HS tìm hiểu những điều cẩn lưu ý khi trình bày bài nói như chào hỏi khi bắt đầu, cảm ơn khi kết thúc; khi nói cẩn bám sát đề cương đã chuẩn bị, tránh lạc đề; trình bày trong thời gian quy định; điếu chỉnh giọng nói, cử chỉ, điệu bộ phù hợp và tương tác tích cực với người nghe.
Hoạt động Trao đổi vế bài nói
- GV tổ chức cho HS trao đổi về nội dung và cách thức trình bày bài nói với hai tư cách: người nói và người nghe.
- GV có thể hỏi thêm về ấn tượng của HS khi nghe bài trình bày của bạn hoặc sau khi nghe những trao đổi của bạn về bài trình bày của mình bằng câu hỏi gợi dẫn: Em thích điêu gì nhất trong phẩn trình bày của bạn? Nếu có thể, em muốn thay đổi điều gì trong phẩn trình bày của mình?...
CỦNG CỐ, MỞ RỘNG
GV cho HS tự hoàn thành các nội dung Củng cố, mở rộng ở nhà. GV cũng có thể sử dụng một số câu hỏi, bài tập trong phần này để thiết kế các đề kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong năm học.