ĐỌC VÁN BÀN VÀ THỰC HÀNH TIÉNG VIỆT
2. Những lưu ý về yêu cầu đối với bài tập làm thơ lục bát và đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
a. Yêu cầu đối với một bài tập làm thơ lục bát - Đúng luật của thơ lục bát.
- Nội dung gần gũi, phù hợp với lứa tuổi, bộc lộ những tình cảm đẹp đẽ, chân thành.
- Ngôn ngữ thích hợp, sinh động, gợi cảm.
(1) Do cấu trúc chung của SGV quy định, phấn này nói gộp 2 nội dung viết của bài học.
Tuy nhiên, khi xây dựng kế hoạch dạy học (thiết kế giáo án), GV cẩn tách 2 nội dung viết này thành hai tiết riêng.
b. Yêu cầu đối với đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát - Giới thiệu được bài thơ, tác giả (nếu có).
- Nêu được cảm xúc về nội dung chính hoặc một số khía cạnh nội dung của bài thơ.
- Thể hiện được cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...).
3. Gợi ý tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động Giới thiệu kiểu bài
- Với tiết Tập làm một bài thơ lục bát, GV có thể đưa ra một số câu hỏi gợi mở nhằm khơi gợi, tạo không khí: Em hãy đọc cho cả lớp nghe một bài thơ lục bát em thích. Em đã từng tập làm thơ lục bát chưa? Có thể chia sẻ với cả lớp bài thơ của em được không?
- Với tiết Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát, GV có thể yêu cẩu HS nhớ lại một bài thơ lục bát đã học hoặc đã đọc để lại cho các em ấn tượng sâu sắc. GV mời một vài HS chia sẻ cảm xúc vế một bài thơ mà các em yêu thích.
Hoạt động Tim hiểu yêu cầu đối với bài thơ lục bát và đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
- Với tiết Tập làm một bài thơ lục bát, GV hỏi HS: Một bài thơ lục bát theo đúng luật cần đảm bảo những yêu cầu nào?
Sau khi HS trả lời, GV đưa ra yêu cầu đối với bài thơ lục bát mà HS tập làm.
- Với tiết Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát, GV hỏi HS: Đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Sau khi HS trả lời, GV đưa ra yêu cầu đối với đoạn văn.
Hoạt động Đọc và phân tích bài viết tham khảo a. Tham khảo bài thơ lục bát
- GV cho HS làm việc theo nhóm với yêu cầu: đọc một bài thơ lục bát mẫu và phân tích, đối chiếu với những yêu cẩu đã xác định trước đó để đánh giá mức độ “đạt yêu cầu” của bài thơ lục bát này (vế số tiếng, vế cách gieo vần, hoà thanh,...).
- Dựa vào kết quả làm việc nhóm, một số HS trình bày những điểm cần lưu ý khi sáng tác một bài thơ lục bát.
b. Tham khảo đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài thơ lục bát
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để cùng đọc VB trong SHS (bên trái) và phân tích các yêu cẩu của đoạn văn (bên phải).
- Dựa vào kết quả làm việc nhóm, một số HS trình bày những điểm cẩn lưu ý khi viết đoạn văn thề hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát.
Hoạt động Thực hành viết theo các bước
Trong bài học này, với hai dạng “văn bản” được thực hành viết là bài thơ lục bát và đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát, phương án thích hợp nhất là cho HS được tự do lựa chọn nội dung
“viết”. Điều đó có nghĩa là HS có quyền làm bài thơ lục bát về đế tài mình yêu thích hoặc lựa chọn bài thơ lục bát để viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài thơ đó.
a. Tập làm bài tho' lục bát
- SHS đã hướng dẫn khá chi tiết quy trình thực hành làm bài thơ lục bát qua ba mục nhỏ: Khởi động viết, Thực hành viết, Chỉnh sửa. Trước khi HS bắt tay thực hiện, GV cần cho các em đọc, trao đổi lại phần này, nêu những điều băn khoăn, đề xuất những sáng kiến cá nhân. Sau khi HS đã thực sự nắm được quy trình, GV dành thời gian cho các em tập làm bài thơ lục bát.
- GV lưu ý HS: trong quá trình tập làm bài thơ lục bát, các em có thế nhìn vào phẩn hướng dẫn của SHS để điểu chỉnh các thao tác, sao cho sản phẩm cuối cùng đáp ứng được những yêu cầu đặt ra.
b. Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân để xác định mục đích viết và người đọc bằng cách trả lời câu hỏi như trong SHS. Thực tế là mục đích viết đã được xác định rõ (viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát,), người đọc tiềm năng cũng có thể dự kiến được (các bạn trong lớp, thầy cô giáo, người thân trong gia đình,...). Việc đặt ra yêu cầu xác định mục đích viết và người đọc ở đây chủ yếu nhằm nhắc nhở HS thường xuyên có ý thức bám sát mục đích viết đặt ra từ đầu và đối tượng người đọc mà bài viết hướng đến.
- GV hướng dẫn HS lựa chọn đề tài để viết bằng kĩ thuật công não (nói). Nếu HS chưa biết chọn bài thơ nào và trình bày cảm xúc ra sao, GV có thể gợi ý cho HS một vài ý tưởng nhưSHS.
- GV hướng dẫn HS tìm ý tưởng cho bài viết bằng nhiều kĩ thuật, chiến lược khác nhau. Chẳng hạn, GV có thể hướng dẫn HS hình dung, tưởng tượng (HS hoạt động cá nhân), để HS viết nháp (viết tự do) thể hiện cảm xúc của mình về một bài thơ lục bát. GV có thể xây dựng phiếu học tập như sau:
PHIẾU TÌM Ý
Họ và tên:...Lớp:...
I Nhiệm vụ: Em háy tìm ý cho đoạn vởn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát bằng cách trả lời (vào cột phải) các câu hỏi gợi ý (ở cột trái).
Nhan đề bài thơ là gì? Tác giả là ai? ...
Em có cảm xúc gì khi đọc bài thơ? ...
Nội dung của bài thơ có gì đặc sắc?
...
Bài thơ có những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp
tu từ,... nào nổi bật? ...
GV có thể yêu cầu HS làm việc cá nhân để hoàn thành phiếu và trao đổi cặp đôi để góp ý cho nhau.
- GV hướng dẫn HS lập dàn ý cho bài viết theo gợi ý như trong SHS.
- HS viết bài tại lớp.
TRẢ BÀI
Hoạt động GV trả bài cho HS, hướng dẫn các em chỉnh sửa bài viết theo các gợi ý trong SHS và nhận xét của GV được ghi trong bài.
Hoạt động GV chọn một số bài để đưa ra nhận xét, đánh giá về ưu điểm cũng như nhược điểm và rút ra một số kinh nghiệm chung cho cả lớp để trong những bài viết tiếp theo, các em sẽ làm tốt hơn.