Kiến thức
Trình bày được các phương pháp vô khuẩn trong sản khoa.
Trình bày được các đối tượng cần vô khuẩn và các nguyên tắc vô khuẩn trong sản khoa.
Kỹ năng
Giải nghĩa được 6 thuật ngữ dùng trong vô khuẩn sản khoa.
Thực hiện được các bước vô khuẩn đối với dụng cụ, môi trường, thày thuốc và sản phụ theo nguyên tắc vô khuẩn.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có ý thức, trách nhiệm cao trong vô khuẩn sản khoa nhằm giàm thiểu các nhiễm khuẩn có thể xảy ra mang lại cuộc đẻ an toàn.
Nội dung bài học 1. Đại cương
Nhiễm khuẩn trong sản khoa là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 cho các bà mẹ. Thực hiện vô khuẩn sản khoa là cách dự phòng ít tốn kém và có hiệu quả làm giảm tỷ lệ tử vong cho mẹ.
2. Các thuật ngữ dùng trong vô khuẩn sản khoa 2.1. Vô khuẩn
Là thuật ngữ chung dùng trong các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ để mô tả sự kết hợp các nỗ lực nhằm phòng ngừa sự xâm nhập của các vi sinh vật. Mục tiêu là giám sát hoặc loại trừ vi sinh vật gây bệnh.
2.2. Sát khuẩn
Là cách phòng nhiễm khuẩn bằng cách dùng hoá chất thích hợp để tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật trên da và mô của cơ thể.
2.3. Khử nhiễm
Là cách xử lý bằng hoá chất đối với các dụng cụ sản khoa hoặc dịch– máu bám vào nền nhà, bàn thủ thuật để hạn chế số vi sinh vật trước khi làm sạch.
2.4. Làm sạch
Là quy trình tẩy bỏ có tính chất vật lý các vết máu, dịch bám trên dụng cụ, buồng thủ thuật...
2.5. Khử khuẩn cao
Là quy trình tiêu diệt hầu hết các vi sinh vật trừ nha bào.
2.6. Tiệt khuẩn
Là quy trình tiêu diệt hầu hết các vi sinh vật kể cả nha bào.
3. Các phương pháp vô khuẩn 3.1. Sát khuẩn
Sử dụng các dung dịch như: Polyvidoniodin, cồn 700, cồn 900 và cồn iode 0,5 - 1% để sát khuẩn da...trước và sau khi làm thủ thuật, cồn iod 3% để sát khuẩn rốn.
3.2. Khử nhiễm
Là phương pháp ngâm dụng cụ đã sử dụng trong dung dịch: Cloramin B, clorine 0,5% trong thời gian 10 phút.
Hình 5.1. Ngâm dụng cụ trong Hình 5.2. Rửa sạch dụng cụ sau dung dịch khử nhiễm ngâm trong dung dịch khử nhiễm 3.3. Rửa sạch
Dụng cụ sau khi khử nhiễm phải được rửa bằng bàn chải, xà phòng sau đó xả dưới vòi nước chảy.
3.4. Khử khuẩn cao
- Luộc sôi: là phương pháp đơn giản dùng cho dụng cụ kim loại ở những nơi không có điều kiện hấp. Phương pháp này không tiêu diệt được nha bào uốn ván. Cho các dụng cụ cần luộc vào nồi cùng một lúc, đổ nước ngập dụng cụ rồi đậy kín nắp nồi.
Luộc sôi trong 20 phút sau đó dùng ngay. Dụng cụ đã luộc không ngâm trong nước đến khi nguội.
- Ngâm cồn: là phương pháp vô khuẩn lạnh dùng để ngâm các dụng cụ bằng cao su, chất dẻo trong cồn 700 hoặc 900 với thời gian 20 phút.
- Ngâm trong hoá chất: ngâm ngập dụng cụ trong dung dịch chlorin 0,5%
trong 20 phút (hoặc dung dịch Cidex)...
Hình 5.3. Luộc sôi dụng cụ Hình 5.4. Ngâm dụng cụ trong dung dịch khử khuẩn 3.5. Tiệt khuẩn
Tiệt khuẩn là phương pháp vô khuẩn tốt nhất.
- Sấy khô: Dùng cho các dụng cụ bằng kim loại chịu được nhiệt độ cao. Tủ sấy cần đạt 1700 trong 1 giờ hoặc 1600 trong 2 giờ. Sử dụng sau khi để nguội từ 1 đến 1 giờ 30 phút. Sau 72 giờ không dùng phải sấy lại, phải ghi ngày và tên người hấp vào hộp. Đặt dụng cụ trong tủ sấy cách thành tủ
trên 3cm để nhiệt độ toả đều. Hình 5.5. Tủ sấy khô - Hấp ướt: Dùng để hấp các dụng cụ
không bị hơi nước nóng làm hỏng như cao su, thuỷ tinh. Với nồi hấp 612G có 6 ốc giữ nắp thì nhiệt độ cần đạt là 1210 và áp suất 7kg. Hộp hấp phải có lỗ mở khi hấp, che lại khi đã hấp xong để đảm bảo vô khuẩn dụng cụ.
Hình 5.5. Nồi hấp ướt - Dụng cụ bằng kim loại, đồ vải, dụng cụ có bọc, cần hấp trong thời gian 30 phút.
- Dụng cụ bằng cao su, thuỷ tinh, dụng cụ không có bọc cần hấp trong thời gian 20 phút.
Các dụng cụ hấp cần có chất chỉ thị màu: bột lưu huỳnh.
- Ngâm lạnh: ngâm dụng cụ trong hoá chất trong 10 giờ.
Công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn phải được kiểm tra theo dõi bằng nuôi cấy vi khuẩn.
4. Các đối tượng cần khống chế nhiễm khuẩn 4.1. Dụng cụ cần vô khuẩn
- Dụng cụ bằng kim loại như kẹp, kéo... sau khi chải kỹ các khe kẽ dưới vòi nước, sau đó sấy khô hoặc luộc. Không nên đốt cồn có thể làm hỏng dụng cụ.
- Dụng cụ bằng vải, bông, gạc... sau khi làm sạch máu, chất bẩn phải hấp ướt không sấy khô. Băng rốn có thể mua đóng sẵn dùng 1 lần.
- Dụng cụ bằng cao su: găng, ống thông... dùng phương pháp hấp ướt hoặc luộc sôi. Găng thủ thuật nên dùng 1 lần.
- Dụng cụ bằng nhựa: dây hút, bơm hút... tiệt khuẩn lạnh, nên dùng 1 lần.
- Dụng cụ bằng thuỷ tinh: rửa kỹ bên trong, bên ngoài sau đó hấp ướt hoặc luộc sôi.
- Các dụng cụ tốt nhất nên sử dụng một lần, loại đã được tiệt khuẩn và bao gói theo phương pháp công nghiệp.
- Dụng cụ dùng lại phải xử lý theo quy trình:
4.2. Thầy thuốc
Cần khống chế nhiễm khuẩn từ thầy thuốc đến sản phụ và ngược lại.
- Quan trọng nhất là bàn tay sạch (trong đó rửa tay là kỹ thuật đơn giản, quan trọng nhất để phòng nhiễm khuẩn).
- Quần áo, khẩu trang thường xuyên giặt sạch sẽ bằng xà phòng, phơi nắng, tốt hơn nữa phải là hoặc hấp.
4.3. Sản phụ
Quan trọng nhất là giữ sạch vùng đẻ, vùng mổ bằng cách hướng dẫn vệ sinh cá nhân và bộ phận sinh dục ngoài, sát khuẩn trước khi làm thủ thuật.
4.4. Môi trường
Khi làm thủ thuật phải đảm bảo 3 sạch: bàn tay sạch, âm hộ–tầng sinh môn sạch, dụng cụ đỡ đẻ sạch. Ngoài ra còn phải đảm bảo môi trường xung quanh sạch.
5. Các nguyên tắc vô khuẩn 5.1. Cán bộ y tế
- Vào phòng thủ thuật phải thay guốc dép.
- Khi làm thủ thuật phải mặc áo choàng, đội mũ đúng quy cách, nếu cần phải đeo kính bảo vệ mắt. Nhân viên y tế có bệnh lây truyền, bệnh ngoài da không được phục vụ trong phòng thủ thuật.
- Móng tay cắt ngắn, rửa tay sạch và vô khuẩn đúng quy cách.
- Đi găng vô khuẩn khi làm thủ thuật.
5.2. Sản phụ
Sản phụ trước khi đẻ cần:
- Tắm rửa và thay quần áo sạch.
- Rửa sạch âm hộ–tầng sinh môn trước và sau mỗi lần thăm khám.
- Sát khuẩn âm hộ–tầng sinh môn trước và sau khi làm thủ thuật.
- Nếu có người nhà trong phòng đẻ cũng cần mặc trang phục như cán bộ y tế.
5.3. Môi trường
- Phòng khám, phòng đẻ riêng biệt và xa các nơi khó giữ vệ sinh như nhà bếp, nhà vệ sinh.
- Phòng đẻ phải sạch sẽ khô ráo, có hệ thống trần, tường, cửa, nền nhà đảm bảo các yêu cầu để duy trì vệ sinh. Tường ốp gạch hoặc quét sơn cao 1,6–1,8m.
- Sau mỗi ca đẻ những nơi có dính máu như tường, nền nhà phải được tẩy uế bằng dung dịch cloramin trước khi rửa sạch.
- Định kỳ tổng vệ sinh hàng tuần sau đó đốt formol, chiếu tia cực tím.
- Xử lý chất thải y tế: chất thải y tế là một trong những nguồn ô nhiễm lớn nhất đối các cơ sở đỡ đẻ, chữa bệnh nếu không được xử lý tốt.
+ Các chất thải y tế sau khi sử dụng phải được thu gom và phân loại để xử lý theo quy định.
+ Chất thải lỏng phải có hệ thống xử lý trước khi thải ra đường dẫn chung, đường dẫn phải kín và định kỳ cho thuốc sát khuẩn.
Câu hỏi lượng giá
Câu 1. Giải nghĩa 6 thuật ngữ dùng trong vô khuẩn sản khoa.
Câu 2. Trình bày các phương pháp vô khuẩn trong sản khoa.
Câu 3. Trình bày các đối tượng cần vô khuẩn và các nguyên tắc vô khuẩn