Mục tiêu chiến lợc TC- TT 2001 - 2010 đã xác định: xây dựng nền tài chính quốc gia có tiềm lực đủ mạnh, đảm bảo chiến lợc tăng trởng kinh tế nhanh, công bằng, phục vụ sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc, hệ thống cơ sở động viên, phân phối tài chính công bằng ổn định, tích cực, năng động phù hợp với nền kinh tế thị trờng theo định hớng XHCN, đủ sức phát triển nội lực, chủ động hội nhập, thu hút ngoại lực, quản lý và sử dụng có hiệu quả toàn bộ nguồn lực tài chính của đất nớc, xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, công khai, minh bạch, đầy đủ, đợc kiểm toán, kiểm kê kiểm soát, làm cho tài chính trở thành thớc đo hiệu quả quá trình hoạt động kinh tế của các chủ thể trong xã hội, năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nớc và tài chính đợc tăng cờng, đổi mới và cải cách mạnh thủ tục hành chính, từng bớc hiện đại hoá công nghệ quản lý tài chính, đội ngũ cán bộ tài chính thực sự là những cán bộ cần kiệm liêm chính, chí công vô t; củng cố và nâng cao vị trí tài chính Việt Nam trong quan hệ quốc tế.
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu cơ bản đó chiến lợc tài chính tiền tệ cũng đã xác lập hệ thống 7 quan điểm sau đây:
Một là: Phải thực sự coi hệ thống tài chính là mạch máu của nền kinh tế quốc dân, CSTT là công cụ sắc bén của Nhà nớc để quản lý và điều chỉnh kinh tế vĩ mô; đổi mới chính sách và kiện toàn hệ thống tài chính tiền tệ là một nội dung trọng yếu trong khâu đột phá về xây dựng thể chế kinh tế thị trờng theo định hớng xã hội chủ nghĩa.
Hai là: Tài chính tiền tệ phải tạo ra môi trờng và thị trờng ổn định, thuận lợi, hấp dẫn đầu t, giải phóng sức sản xuất và khuyến khích thúc đẩy kinh tế phát triển.
Ba là: Coi trọng việc khai thác và phát triển các nguồn lực, đặc biệt các nguồn lực tài chính trung và dài hạn trong các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân c trong nớc, tăng cờng thu hút và sử dụng có hiệu quả, hợp lý các nguồn lực tài chính nớc ngoài cho đầu t phát triển, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế
Bốn là: Thực hiện nguyên tắc công bằng hiệu quả trong chính sách phân phối, phân phối lại tổng sản phẩm trong nớc, góp phần duy trì các cân đối lớn trong nền kinh tế, nhất là cân đối giữa tích luỹ với tiêu dùng, giữa tích tụ với tập trung, nâng cao tỷ lệ tiết kiệm dành cho đầu t, giải quyết căn bản lợi ích kinh tế giữa ngời lao động và ngời sử dụng lao động, lợi ích giữa Nhà nớc doanh nghiệp và xã hội.
Năm là: Xây dựng và điều hành chính sách tài chính tiền tệ nhất quán, tôn trọng các quan hệ và quy luật kinh tế khách quan của kinh tế thị trờng nhằm tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.
Sáu là: Thực hiện hộp nhập và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về tài chính tiền tệ theo hớng chủ động, có bớc đi thích hợp, an toàn, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia trong hộp nhập và phát triển kinh tế.
Bảy là: Tăng cờng quản lý tài chính tiền tệ quốc gia bằng pháp luật, nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát tài chính đối với các hoạt động kinh tế.
Dựa trên hệ thống các mục tiêu quan điểm chiến lợc tài cính tiền tệ đã đề cập đến lĩnh vực cần tập trung đổi mới bao gồm tăng cờng động viên khai thác nguồn nhân lực tài chính, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính; đổi mới và phát triển tài chính doanh nghiệp; cơ cấu lại và nâng cao năng lực điều hành CSTT tín dụng ngân hàng; phát triển thị trờng tài chính và dịch vụ tài chính; mở rộng và chủ động hội nhập tài chính tiền tệ quốc tế đổi mới kế toán và tăng cờng giám sát tài chính tiền tệ.
(Trích bài phát biểu của tiến sĩ Nguyễn Sinh Hùng - Bộ trởng bộ tài chính tại hội thảo khoa học "Vai trò và nhiệm vụ của công tác đào tạo cán bộ tài chính ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010").