BÀI 5 GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN
A- GIẢI PHẪU HỆ TUẦN HOÀN
I. Hình thể ngoài của tim:
Tim màu hồng, chắc, to bằng nắm tay của mỗi người. Nặng chừng 250- 260 gr. Tim có hình tháp 3 mặt, đỉnh ở dưới, đáy ở trên. Tim nằm giữa hai lá phổi hơi lệch trái.
1. Ba mặt:
a. Mặt trước:
Nằm sau xương ức có hai rãnh.
- Rãnh ngang: trên rãnh là hai tiểu nhĩ và hai lỗ động mạch chủ và phổi.
Dưới rãnh là hai tâm thất.
- Rãnh dọc là ranh giới hai tâm thất.
b. Mặt dưới:
Áp lên cơ hoành cũng có hai rãnh.
c. Mặt trái
Lấn vào phổi tạo thành khuyết tim.
2. Đỉnh tim:
Nằm ở khoang liên sườn V trên đường giữa đòn trái. Ta có thể sờ hoặc nhìn thấy mỏm tim đập ở vị trí này.
3. Đáy tim:
Là mặt sau hai tâm nhĩ.
II. Hình thể trong và đối chiếu của tim lên thành ngực:
Tim gồm hai phần phải và trái, mỗi phần lại chia hai buồng tâm nhĩ ở trên và tâm nhĩ ở dưới.
1. Tâm nhĩ:
Giữa hai tâm nhĩ có vách liên nhĩ. Thành tâm nhĩ mỏng có lỗ thông với tiểu nhĩ và thông với các tĩnh mạch.
- Tâm nhĩ phải có lỗ tĩnh mạch chủ trên và dưới.
- Tâm nhĩ trái có 4 lỗ tĩnh mạch phổi.
2. Tâm thất:
- Lỗ nhĩ thất phải có ổ van ba lá. Điểm nghe ở khoang liên sườn V bên phải sát xương ức.
- Lỗ động mạch phổi thông với động mạch phổi có ổ van động mạch phổi.
Điểm nghe ở khoang liên sườn II bên trái cách bờ xương ức 1cm.
b. Tâm thất trái: có 2 lỗ.
- Lỗ nhĩ thất trái có van hai lá. Điểm nghe ở khoang liên sườn V trên đường giữa đòn trái ( mỏm tim )
- Lỗ động mạch chủ thông với động mạch chủ có ổ van động mạch chủ.
Điểm nghe ở khoang liên sườn II cách bờ phải xương ức 1cm.
Nối điểm nghe các ổ van trên ta được hình chiếu của tim lên thành ngực.
Người ta gõ hoặc chụp, chiếu xquang để xác định tim to.
Ta nghe tiếng tim ở các ổ van nói trên.
III. Cấu tạo của tim:
1. Màng ngoài tim: ( ngoại tâm mạc ) Gồm hai lá , lá thành ở ngoài và lá tạng ở trong. Màng tim trơn nhẵn và có một ít dịch giữa hai lá giúp tim hoạt động dễ dàng.
2. Cơ tim:
- Các sợi co bóp.
- Sợi mang tính chất thần kinh, tạo thành hệ thần kinh tự động điều hòa hoạt động của tim. Gồm có nút Keith-Flack, nút Tawara và bó His.
3. Màng trong tim lót mặt trong tim và liên tục với màng trong các mạch máu lớn.
IV. Mạch máu và thần kinh tim:
- Mạch máu cấp máu cho tim là hệ thống động mạch vành.
- Thần kinh chi phối là các nhánh từ đám rối tim phổi.
CÁC MẠCH MÁU
Mạch máu gồm ba loại là động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
I. Cấu trúc mạch máu:
1. Động mạch:
Là mạch máu dẫn máu từ tâm thất tới các cơ quan.
- Thành mạch gồm 3 lớp và có tính đàn hồi cao.
- Các động mạch lớn thường nằm sâu sát xương hoặc giữa các lớp cơ và có đường đi nhất định. Vì thế khi tổn thương động mạch ta có thể ép trên đường đi động mạch trước khi Ga-rô.
- Một số động mạch nằm nông và ta bắt được mạch ở vị trí đó. Ví dụ động mạch quay, động mạch cảnh, động mạch đùi...
2. Tĩnh mạch:
Là mạch máu dẫn máu trở về tâm nhĩ.
Thành tĩnh mạch cũng gồm 3 lớp nhưng mỏng hơn và ít tính đàn hồi hơn động mạch. Vì vậy nếu tĩnh mạch bị giãn quá mức lâu ngày dẫn tới bệnh giãn tĩnh mạch.
Các tĩnh mạch lớn thường đi kèm động mạch và có tên giống tên động mạch.
Có các tĩnh mạch nông nằm ngay dưới da qua đó ta đưa thuốc vào cơ thể (tiêm, truỳên tĩnh mạch ).
3. Mao mạch:
Là các mạch máu rất nhỏ nối giữa các tĩnh mạch và động mạch nhỏ nhất.
Sự trao đổi chất chỉ xảy ra ở mao mạch.
II. Các mạch máu chính:
1. Động mạch:
a. Động mạch chủ:
Chia làm 3 đoạn.
- Quai động mạch chủ: Từ tâm thất trái vòng qua phế quản gốc trái tới đốt sống ngực 4 chia thành các nhánh sau:
+ Động mạch vành.
+ Thân động mạch cánh tay đầu lại chia làm hai nhánh:
Động mạch dưới đòn phải tiếp tục đi xuống phân nhánh nuôi dưỡng tay phải.
Động mạch cảnh gốc phải chạy thẳng lên cổ rồi chia làm 2 nhánh dộng mạch cảnh ngoài cấp máu cho vùng đầu mặt cổ và động mạch cảnh trong cấp máu cho não.
+ Động mạch cảnh gốc trái: Đường đi phân nhánh như động mạch cảnh gốc phải.
+ Động mạch phế quản.
+ Động mạch thực quản.
+ Động mạch gian sườn mỗi bên có 9 động mạch từ động mạch khoang liên sườn IV - XII.
- Động mạch chủ bụng: Là đoạn tiếp theo động mạch chủ ngực tới đốt sống thắt lưng IV, cho các nhánh sau.
+ Động mạch hoành dưới phải và trái.
+ Động mạch thân tạng cấp máu cho tỳ, tụy, gan, dạ dày, một phần tá tràng.
+ Động mạch mạc treo tràng trên cấp máu cho manh tràng, ruột thừa, kết tràng lên, kết tràng ngang và ruột non
+ Động mạch thượng thận giữa phải và trái.
+ Động mạch thận phải và trái.
+ Động mạch sinh dục phải và trái.
+ Động mạch mạc treo tràng dưới cấp máu cho phần còn lại của ruột.
+ Các nhánh thắt lưng.
- Các nhánh tận:
+ Động mạch cùng giữa.
+ Hai động mạch chậu gốc phải và trái. Hai động mạch này lại chia thành hai động mạch là động mạch chậu trong cấp máu cho các tạng trong tiểu khung và động mạch chậu ngoài đi xuống cấp máu cho chi dưới.
b. Động mạch phổi:
Gồm hai động mạch phổi phải và trái.
2. Tĩnh mạch:
a. Bốn tĩnh mạch phổi:
Dẫn máu về tâm nhĩ trái.
b. Tĩnh mạch chủ trên
Tạo bởi 2 tĩnh mạch cánh tay đầu phải và trái đổ vào nhĩ phải.
c. Tĩnh mạch chủ dưới
Tạo bởi 2 tĩnh mạch chậu gốc. Hai tĩnh mạch chậu gốc tạo bởi 2 tĩnh mạch chậu trong và chậu ngoài. Các tĩnh mạch này đi gần động mạch cùng tên.
Tĩnh mạch chủ dưới còn nhận thêm máu của tĩnh mạch sinh dục, tĩnh mạch thận, tĩnh mạch trên gan.
Tĩnh mạch cửa là một phần đặc biệt của tĩnh mạch chủ dưới. Do 3 tĩnh mạch: mạc treo tràng trên, mạc treo tràng dưới và tĩnh mạch lách tạo thành. Tĩnh mạch cửa dẫn máu vào tiếp xúc với các tế bào gan sau đó đổ vào tĩnh mạch trên gan rồi đổ vào tĩnh mạch chủ dưới.