SINH LÝ HỆ TIÊU HOÁ

Một phần của tài liệu Bài giảng Giải phẫu sinh lý (Ngành: Y sỹ - Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai (Trang 110 - 114)

BÀI 8 GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ TIÊU HOÁ

B- SINH LÝ HỆ TIÊU HOÁ

Bộ máy tiêu hóa liên tục cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng, nước, muối khoáng thông qua các hiện tượng

1. Hiện tượng cơ học trong tiêu hóa

Hiện tượng cơ học trong tiêu hóa bao gồm các động tác nghiền nát và vận chuyển thức ăn từ miệng tới đoạn cuối ruột già.

1.1. Ở miệng và thực quản:

Hoạt động cơ học, có 2 cử động là nhai và nuốt, có tác dụng nghiền thức ăn để có thể thấm đều nước bọt tạo thành viên thức ăn mềm và đẩy thức ăn xuống dạ dày, thời gian thức ăn qua khoảng 10-20 giây.

1.2. Ở dạ dày:

Có 2 hoạt động là co bóp của dạ dày và đóng mở môn vị theo cơ chế acid , base

- Có tác dụng nhào trộn và đẩy thức ăn xuống tá tràng từng đợt, thời gian thức ăn qua dạ dày trung bình là 6 – 8 giờ. Thức ăn qua nhanh hay chậm còn tùy vào loại thức ăn như chất Gluxit qua hết sau 3 giờ, chất Protit qua hết sau 5 giờ.

Còn chất Lipit qua hết phải 6 – 8 giờ.

1,3. Ở ruột non:

Có 3 loại cử động chính là

Cử động lắc lư: Do sự co rút liên tiếp của các thớ cơ dọc làm cho ruột non lật từ trái sang phải và từ phải sang trái, theo trục của ruột và làm cho các đoạn ruột trượt lên nhau dễ dàng.

Cử động co rút từng đoạn: Do sự co của các thớ cơ vòng làm cho ruột chia thành nhiều đoạn nhỏ. Cử động này cùng với cử động lắc lư làm thức ăn được nhào trộn, thấm nhiều dịch tiêu hóa, làm cho niêm mạc ruột hấp thu thức ăn dễ dàng.

Cử động làn sóng: Do sự co rút phối hợp cả 2 loại thớ cơ dọc và vòng và cùng một chiều và từng đợt như làn sóng. Cử động này có tác dụng đẩy thức ăn theo chiều từ trên xuống dưới.

Thời gian thức ăn ở ruột non từ 6 – 8 giờ 1.4. Ở ruột già:

Có nhu động như ruột non nhưng thưa hơn, có tác dụng đẩy chất cặn bã xuống ruột thẳng. Thời gà thức ăn tồn lại kh oảng 15 giờ.

2. Hiện tượng hóa học trong tiêu hóa 2.1. Ở miệng và thực quản:

Nước bọt tác động đến thức ăn là hiện tượng hóa học đầu tiên của sự tiêu hóa.

Tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi, tuyến dưới hàm tiết ra nước bọt.

Thành phần nước bọt gồm có: Nước 98,5- 99%, muối khoáng : Natri clorua, Canxi cacbonat và phosphat, chất nhầy muxin: có tác dụng có tác dụng bao bọc viên thức ăn , men ptyalin (Amylase) thủy phân tinh bột chín thành đường Mantoza.

men thức ăn, đóng mở môn vị, kích thích tiết dịch ở ruột tá, diệt khuẩn, tăng cường hoạt động của các men ) và các men pepsin, Prezua.

2.3. Ở tá tràng:

Có dịch tụy và dịch mật

- Dịch tụy tiết ra từ tụy gồm có: Nước, muối khoáng, chất nhầy và men amylaza có tác dụng tiêu hóa tinh bột thành đường Mantoza, lypaza thủy phân Lipit đã nhũ tương hóa thành Axit béo và Glyxeron, trypsin có tác dụng tiêu hóa chất Protit.

- Dịch mật do gan tiết ra gồm: Nước, sắc tố mật và muối mật. Mật giúp hấp thu các Vitamin tan trong dầu mỡ ( D,E,K) và chống lại hiện tượng lên men thối rữa của vị trấp, làm tăng nhu động của ruột non.

2.4. Ở ruột non:

Dịch ruột gồm có: Nước, muối khoáng và các men tiêu hóa Erepsin, amylaza, Sacraroza, Mantoza, Lactaza và Lypaza.

2.5. Ở ruột già:

Không có men tiêu hóa, có nhiệm vụ tiêu hóa nốt thức ăn ở ruột non và các vi khuẩn tiết men phân hủy men xenlulose và thối rữa protid

BẢNG TÓM TẮT CÁC LOẠI MEN TIÊU HÓA

Dịch Gluxit Protit Lipit

Miệng: Nước bọt Ptyalin Không có men Không có men Dạ dày: Dịch vị (Có HCl) Không có men Pepsin Lipaza

Ruột tá: - dịch tụy - Dịch mật

Amylaza Amylaza

Trypsin Trypsin

Lipaza (phối hợp với mật) Ruột non: Dịch ruột Amylaza,

lactaza, Saccaroza, Maltaza

Erepsin Lipaza

Các chất đơn giản Glucose Acid amin Glyxerol+ acid béo

3. Sự hấp thu trong tiêu hóa

Hấp thu là sự vận chuyển thức ăn đã được tiêu hóa qua niêm mạc ống tiêu hóa để vào máu.

Hầu như không hấp thu.

3.2. Dạ dày:

Chỉ hấp thu được ít nước và rượu.

3.3. Ruột non:

Thức ăn được vân chuyển qua niêm mạc ruột theo 2 con đường.

3.3.1. Đường tĩnh mạch:

Theo tĩnh mạch ruột vào tĩnh mạch cửa về gan để chuyển hóa, sau đó theo tĩnh mạch trên gan lên tĩnh mạch chủ dưới về tâm nhĩ phải như muối khoáng, Glucose, Acid amin, glyxerol và một số acid béo ngắn.

3.3.2. Ống dưỡng trấp:

Theo hệ thống bạch mạch đổ vào tĩnh mạch dưới đòn trái về tĩnh mạch chủ trên rồi đổ về tâm nhĩ phải .

3.4. Ruột già:

Hấp thu nước và một số chất, thuốc, muối khoáng và glucose.

4. Sinh lý gan

Gan là một tuyến nội tiết, ngoại tiết và dinh dưỡng, gan có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Gan có 8 chức năng chính sau:

4.1. Chức năng tạo Glycogen:

Glucose được tổng hợp thành glycogen và dự trữ ở tế bào gan, để giữ cho nồng độ đường huyết ở mức trung bình là 0,8-1,2g/l.

4.2. Chức năng tạo Ure:

Biến chất độc amôniac, do sự thoái hóa acid amin thành ure ít độc hơn đào thải qua thận.

-Nồng độ ure trong máu bình thường là 0,2-0,4g/l.

4.3. Chức năng tạo mỡ và tiêu mỡ:

Gan có khả năng chuyển glucid trong thức ăn thành mỡ dự trữ khi thiếu mỡ và ngược lại.

4.4. Chức năng bài tiết mật:

Gan tiết ra mật liên tục và mật được dự trữ, cô đặc ở túi mật.

4.5. Chức năng chống độc:

Gan biến chất độc thành chất ít độc hơn để đào thải ra ngoài qua thận theo

60% muối sắt được tích lại ở gan để cung cấp cho tủy xương sản sinh ra hồng cầu.

4.7. Tham gia vào cơ chế đông máu:

Gan sản xuất ra Prothrombin và Fibrinogen là 2 chất tham gia vào cơ chế đông máu.

4.8. Dự trữ vitamin:

Đặc biệt là vitamin A. Chất Caroten được gan biến đổi thành Vitamin A.

5. Sinh lý tụy

Tuyến tụy là tuyến vừa ngoại tiết vừa nội tiết, có 2 chức năng chính là:

5.1.Chức năng ngoại tiết:

Tiết ra dịch tụy theo 2 ống tụy đổ vào khúc II tá tràng giúp cho tiêu hóa thức ăn (Protid, lipid).

5.2. Chức năng nội tiết:

Tiết ra 2 loại hoc môn là Insulin và Glucagon

- Insulin: Có tác dụng vận chuyển Acid Amin và Glucose từ máu vào gan và dự trữ dưới dạng Glycogen.

+ Thiếu Insulin Glucose máu tăng cao gây đái tháo đường . + Thừa Insulin Glucose máu hạ thấp dẫn tới hôn mê.

- Glucagon làm phân giải glycogen thành glucose vào máu.

BÀI 9

Một phần của tài liệu Bài giảng Giải phẫu sinh lý (Ngành: Y sỹ - Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)