GIẢI PHẪU HỆ SINH DỤC A-CƠ QUAN SINH DỤC NAM

Một phần của tài liệu Bài giảng Giải phẫu sinh lý (Ngành: Y sỹ - Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai (Trang 124 - 129)

I. Giải phẫu sinh dục nam 1.Tinh hoàn:

1.1. Hình thể ngoài:

Tinh hoàn hình trứng hơi dẹt nặng khoảng 20g, hai tinh hoàn nằm trong hạ nang. Tinh hoàn được bao bọc bởi màng tinh hoàn, đó là hai lá màng bụng bị cuốn xuống tạo thành, giữa hai lá có ít chất nhờn.

1.2. Cấu tạo:

Được bọc trong màng thớ màu trắng xanh, màng có nhiều vách thớ đi vào trong tinh hoàn, chia tinh hoàn thành nhiều tiểu thuỳ ( có từ 250 - 300 tiểu thuỳ) trong mỗi tiểu thuỳ có từ 1- 4 ống sinh tinh nối với nhau, xen giữa các ống sinh tinh là các tế bào kẽ.

2. Các đường dẫn tinh:

Đi từ ống sinh tinh tới niệu đạo gồm có 4 phần:A

- Trong tinh hoàn: Gồm: ống thẳng, mạng tinh, nón xuất, mào thu tinh.

- Ông dẫn tinh: Đi từ mào tinh hoàn qua ống bẹn vào ổ bụng, đến sau cổ bàng quang đổ vào túi tinh.

- Túi tinh: Hai túi tinh dịch nằm ở sau bàng quang, tách ra ở phần cuối ống dẫn tinh để dự trữ tinh dịch và nuôi dưỡng tinh trùng.

- Ống phóng tinh: Do túi tinh và ống dẫn tinh chụm lại hợp thành rồi chui qua tuyến tiền liệt đổ vào niệu đạo.

3. Tuyến tiền liệt:

- Là một tuyến phụ của cơ quan sinh dục nam nằm dưới bàng quang sau xương mu trước trực tràng. Có hình nón màu đỏ sẫm mật độ chắc bắt đầu phát triển từ tuổi dậy thì. Tiết ra chất dịch cùng với dịch túi tinh tạo nên tinh dịch nuôi dưỡng tinh trùng.

4. Dương vật:

Là cơ quan niệu - sinh dục vừa để dẫn nước tiểu vừa để phóng tinh dịch.

Gồm 3 phần: Gốc ,thân và đầu.

Đầu dương vật là chỗ phình của vật sốp còn gọi là qui đầu.Qui đầu được bọc trong bao qui đầu, mặt ngoài của bao là da, mặt trong là niêm mạc. Đỉnh qui đầu có ngoài của niệu đạo ( lỗ sáo). Khi hẹp bao qui đầu có thể gây nhiễm khuẩn thậm chí gây ung thư dương vật.

Thân dương vật : hình trụ, hơi dẹt.

Gốc dương vật: dính vào 2 ngành ngồi mu bởi 2 vật hang.

4.2. Cấu tạo:

Gồm có các lớp bọc ngoài và các tạng cương.

Các tạng cương gồm: hai vật hang và vật xốp .Vật xốp nằm dưới hai vật hang, giữa vật xốp có niệu đạo. Đầu vật xốp phình to tạo thành qui đầu

B-CƠ QUAN SINH DỤC NỮ I. Giải phẫu:

Là một tuyến sinh dục vừa nội tiết( sản sinh ra noãn), vừa ngoại tiết (tiết ra các nội tiết tố sinh dục nữ).

1.1. Vị trí:

Có hai buồng trứng nằm ở hai bên phải và trái, áp sát vào thành bên chậu hông sau dây chằng rộng trong hố buồng trứng.

1.2. Hình thể ngoài:

Có hình hạnh nhân hơi dẹt dài 3 - 4cm, rộng 2 cm nặng 5 - 6 gr. Bình thường có màu hồng khi có kinh nguyệt có màu tím sẫm. Có bề mặt thay đổi theo tuổi: chưa dậy thì: nhẵn, tuổi sinh đẻ :xù xì, tuổi mãn kinh thì teo nhẵn.

1.3. Cấu tạo:

Buồng trứng có 2 lớp: lớp trong và lớp ngoài - Lớp trong: có rất nhiều mạch máu và thần kinh

- Lớp ngoài: Gồm 1 lớp thượng bì. hai buồng trứng có khoảng 300.000 - 400.000 bọc noãn nguyên thuỷ, sau đó bọc noãn nguyên thuỷ thoái hoá dần để tới tuổi dậy thì chỉ còn chừng 300 - 400 noãn bào trưởng thành.

1.4. Liên quan:

Bên phải liên quan với ruột non, manh tràng, đặc biệt là ruột thừa. Bên trái liên quan với ruột non , ruột kết chậu hông. Phương tiện cố định buồng trứng: Buồng trứng được cố định bởi mạc treo buồng trứng, dây chằng thắt lưng - buồng trứng, dây chằng tử cung - buồng trứng, dây chằng vòi - buồng trứng.

2. Vòi trứng (vòi tử cung):

Là hai ống dẫn trứng đi từ buồng trứng đến tử cung. Một đầu thông với tử cung, một đầu mở vào ổ bụng.

2.1. Hình thể ngoài:

Được chia làm 4 đoạn:

Đoạn thành : dài 1cm xẻ trong thành tử cung Đoạn eo dài 3 - 4cm là đoạn hẹp nhất

Đoạn bóng vòi: dài 7 cm trứng thường thụ tinh ở đoạn này Đoạn loa vòi: Hình phễu rất di động, có chừng 10 - 12 tua.

2.2. Cấu tạo:

Từ ngoài vào trong có 4 lớp:

Lớp thanh mạc.

Lớp liên kết trong có mạch máu và thần kinh Lớp cơ trơn

Lớp niêm mạc: được phủ một lớp biểu mô có lông chuyển giúp trứng di chuyển về buồng tử cung.

3. Tử cung:

Là nơi sinh ra kinh nguyệt hàng tháng, là nơi trứng làm tổ phát triển và lớn lên.

3.1. Vị trí:

Tử cung nằm trong chậu hông bé sau bàng quang, trước trực tràng, trên âm đạo và dưới các khúc ruột non.

3.2. Hình thể ngoài:

Có hình thang đáy lớn ở trên, đáy nhỏ ở dưới, được chia làm 3 phần:

Cổ tử cung: ở dưới một phần cổ tử cung nằm trong âm đạo. Giữa cổ và thân tử cung hợp thành góc 120 độ.

Eo tử cung : ở giữa là nơi thắt hẹp.

Thân tử cung: ở trên nối hai bên với hai vòi trứng qua sừng tử cung

- Được giữ tại chỗ bởi các tạng và dây chằng: Bám vào âm đạo, dây chằng rộng, dây chằng tròn, dây chằng tử cung cùng, dây chằng tử cung - bàng quang - xương mu.

3.3. Hình thể trong :

có hai buồng rỗng ở giữa.

Buồng thân tử cung: Hình tam giác có dung tích khoảng 34 ml, hai góc thông với 2 vòi trứng, dưới thông với buồng cổ tử cung

Buồng cổ tử cung: Trên thông với buồng thân tử cung qua lỗ trong, dưới thông với âm đạo qua lỗ ngoài.

3.4. Cấu tạo:

Từ ngoài vào trong có 3 lớp:

- Lớp thanh mạc (do màng bụng tạo nên)

- Lớp cơ: Là thành phần chủ yếu tạo nên tử cung. Thân tử cung có 3 lớp cơ: các thớ dọc ở ngoài, các thớ vòng ở trong và các thớ chéo( lớp rối) ở giữa.Giữa các thớ đan cheo có rất nhiều mạch máu nên khi đẻ tử cung co lại thì máu không chảy. Nếu bị đờ tử cung (các thớ cơ không co rút để ép vào mạch máu) thì sẽ gây chảy máu rất nhiều. Cổ tử cung chỉ có cơ dọc và vòng không có cơ đan chéo.

Phía trước liên quan với bàng quang, giữa có phúc mạc lách xuống tạo thành túi cùng bàng quang tử cung, sau liên quan với trực tràng giữa có phúc mạc lách xuống tạo thành túi cùng tử cung trực tràng ( còn gọi là túi cùng Douglas), ở trên qua phúc mạc liên quan với ruột non. ở dưới thông với âm đạo, hai bên liên quan với dây chằng rộng.

4. Âm đạo:

Là một ống nối từ cổ tử cung tới âm hộ nằm ở sau bàng quang và niệu đạo, trước túi cùng Douglas và trực tràng. Dài khoảng 7 - 8 cm nhưng rất co giãn. Đầu trên bám vào quanh cổ tử cung tạo thành 4 túi bịt. Đầu dưới thông với tiền đình có màng trinh đậy.

5. Âm hộ:

Là phần ngoài cùng của cơ quan sinh dục nữ gồm các môi tiền đình và các tạng cương.

- Các môi: Có tác dụng bảo vệ lỗ ngoài của âm đạo gồm môi lớn và môi nhỏ.

- Tiền đình: Là một hõm ở giữa hai môi nhỏ gồm có: màng trinh đậy lỗ âm đạo, lỗ niệu đạo, hai bên có hai tuyến tiền đình (tuyến Bartholin).

- Các tạng cương: âm vật và hành âm đạo.

Một phần của tài liệu Bài giảng Giải phẫu sinh lý (Ngành: Y sỹ - Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai (Trang 124 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)