CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ( Exploratory factor analysis)
4.3.2.1 Phân tích nhân tố khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của chuyên viên BHXH tỉnh Quảng Ngãi
Sau khi đã kiểm tra độ tin cậy của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của chuyên viên BHXH tỉnh Quảng Ngãi, có 30 biến quan sát cho 7 nhóm yếu tố ảnh hưởng (biến độc lập) được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Phương pháp dùng để phân tích là phương pháp trích “ Principal Component ” với phép xoay “ Varimax ”. Quá trình phân tích nhân tố để loại các biến trong nghiên cứu này được thực hiện như sau:
Với 30 biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố theo tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1, đã có 7 nhân tố được rút trích. Tổng phương sai trích là 84,965%, điều này cho biết 7 nhân tố này giải thích được 84,965% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO
= 0.653 (> 0.5 ) đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, với phép xoay Varimax, sau khi loại các hệ số truyền tải < 0.5 và có ý nghĩa về mặt thống kê (Sig. = .000 <0.05) cho thấy các biến quan sát có tương quan trong tổng thể, do đó thỏa điều kiện để phân tích nhân tố. Hệ số tải của tất cả các biến đều lớn hơn 0.5 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. 2008).
Bảng 4. 8 Kết quả phân tích EFA các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của chuyên viên BHXH tỉnh Quảng Ngãi
ST T
Các khái niệm
Biến quan sát
Nhân tố
Cronbach’
s Alpha
1 2 3 4 5 6 7
1
Tiền lương
và phúc
lợi
TL3 .941
.949
2 TL1 .930
3 TL2 .918
4 TL4 .902
5 TL5 .829
67 6
Mối quan hệ với
cấp trên
LD5 .913
.943
7 LD4 .891
8 LD3 .871
9 LD2 .851
10 LD1 .836
11
Đặc điểm công việc
CV2 .937
.941
12 CV4 .903
13 CV3 .895
14 CV5 .877
15 CV1 .776
16 Đánh giá thực hiện công việc
DG1 .956
.931
17 DG2 .953
18 DG3 .894
19 DG4 .886
20 Đào tạo và thăng tiến
DT1 .893
.903
21 DT2 .889
22 DT3 .846
23 DT4 .747
24
Môi trường
làm việc
MT1 .923
.884
25 MT2 .918
26 MT3 .886
27 MT4 .650
28 Mối quan
DN2 .927
.777
29 DN3 .827
68 30
hệ với đồng nghiệp
DN4 .790
Eigenvalues 8.159 4.381 3.395 3.205 2.654 1.974 1.722 Phương sai trích % 27.195 14.604 11.315 10.685 8.847 6.579 5.740
Tổng phương sai trích 84.965
Hệ số KMO .653
Sig. .000
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS Nhóm nhân tố thứ 1: bao gồm các biến TL1- TL5 thuộc nhóm “Tiền lương và thu nhập” hình thành một phần tham gia vào mô hình nghiên cứu. Nhóm nhân tố này vẫn giữ tên như mô hình nghiên cứu đề nghị là “Tiền lương và thu nhập” (TL).
Nhóm nhân tố thứ 2: bao gồm các biến LD1- LD5 thuộc nhóm “Mối quan hệ với cấp trên” hình thành một phần tham gia vào mô hình nghiên cứu. Nhóm nhân tố này vẫn giữ tên như mô hình nghiên cứu đề nghị là “Mối quan hệ với cấp trên” (LD).
Nhóm nhân tố thứ 3: bao gồm các biến CV1-CV5 thuộc nhóm “Đặc điểm công việc”
hình thành một phần tham gia vào mô hình nghiên cứu. Nhóm nhân tố này vẫn giữ tên như mô hình nghiên cứu đề nghị là “Đặc điểm công việc” (CV).
Nhóm nhân tố thứ 4: bao gồm các biến DG1-DG4 thuộc nhóm “ Đánh g iá kết quả công việc” hình thành một phần tham gia vào mô hình nghiên cứu. Nhóm nhân tố này vẫn giữ tên như mô hình nghiên cứu đề nghị là “Đánh giá kết quả công việc”
(DG).
Nhóm nhân tố thứ 5: bao gồm các biến DT1-DT4 thuộc nhóm “Đào tạo và thăng tiến” hình thành một phần tham gia vào mô hình nghiên cứu. Nhóm nhân tố này vẫn giữ tên như mô hình nghiên cứu đề nghị là “Đào tạo và thăng tiến” (DT).
Nhóm nhân tố thứ 6: bao gồm các biến MT1-MT4 thuộc nhóm “Môi trường làm việc” hình thành một phần tham gia vào mô hình nghiên cứu. Nhóm nhân tố này
69
vẫn giữ tên như mô hình nghiên cứu đề nghị là “Môi trường làm việc” (MT).
Nhóm nhân tố thứ 7: bao gồm các biến DN2-Dn4 thuộc nhóm “Mối quan hệ với đồng nghiệp” hình thành một phần tham gia vào mô hình nghiên cứu. Nhóm nhân tố này vẫn giữ tên như mô hình nghiên cứu đề nghị là “Mối quan hệ với đồng nghiệp”
(DN).
4.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc – Động lực làm việc của chuyên viên BHXH tỉnh Quảng Ngãi
Với 4 biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố theo tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1. Chỉ có 1 nhân tố được rút trích, tổng phương sai trích = 80.671 % , điều này cho biết nhân tố này giải thích được 80.671 % về động lực làm việc của chuyên viên BHXH tỉnh Quảng Ngãi.
Hình 4.9 Kết quả phân tích EFA các yếu tố động lực làm việc của chuyên viên BHXH tỉnh Quảng Ngãi
STT Các khái niệm
Biến quan sát
Nhân tố
Cronbach’s Alpha 1
1 Động lực làm việc
DLLV3 .920 .914
2 DLLV4 .908
3 DLLV1 .884
4 DLLV2 .881
Eigenvalues 3.227
Phương sai trích % 80.671
Tổng phương sai trích 80.671
Hệ số KMO .687
Sig. .000
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS Hệ số KMO = 0.687 ( > 0.5 ) đạt yêu cầu, và với phép quay Varimax cho thấy tất cả 4 biến quan sát đều có hệ số truyền tải lên yếu tố động lực làm việc của chuyên viên BHXH tỉnh Quảng Ngãi.
70