Phân tích sự khác biệt theo đặc điểm nhân khẩu học (phân tích phương sai Anova)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của chuyên viên tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ngãi (luận văn thạc sĩ) (Trang 90 - 96)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5 Phân tích sự khác biệt theo đặc điểm nhân khẩu học (phân tích phương sai Anova)

78

nhà phân tích sử dụng thử nghiệm ANOVA để xác định ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong nghiên cứu hồi quy. Tác giả tiến hành phân tích phương sai Anova nhằm mục đích kiểm định sự khác nhau giữa động lực làm việc của chuyên viên BHXH tỉnh Quảng Ngãi ở những nhóm chuyên viên có đặc điểm khác nhau theo biến kiểm soát. Tác giả kiểm định động lực làm việc có 3 biến kiểm soát được sử dụng trong mô hình là giới tính, thâm niên, vị trí công tác.

4.5.1 Kiểm định sự khác biệt về giới tính và động lực làm việc của chuyên viên BHXH tỉnh Quảng Ngãi

Phân tích phương sai cho nhóm giới tính và động lực làm việc của chuyên viên BHXH tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả kiểm định Levene cho nhóm giới tính có giá trị Sig. = 0.404> 0.05, tác giả sẻ dụng kết quả sig ở kiểm định t ở phần phương sai giả định tương đương (Equal variances assumed). Giá trị Sig. kiểm định t = .782 > 0.05, nghĩa là không có sự khác biệt về động lực làm việc của chuyên viên BHXH tỉnh Quảng Ngãi giữa hai nhóm giới tính của chuyên viên là nam và nữ.

Bảng 4. 12 Kết quả kiểm định T – test cho nhóm giới tính Kiểm tra mẫu độc lập ( Independent Samples Test)

Kiểm định Levene về sự bằng nhau của các phương sai

Kiểm định t-test về sự bằng nhau của các giá trị trung bình

F Sig. t df Sig. (2 bên)

Động lực làm việc

Phương sai bằng nhau giả định

0.71 .404 .027 176 .782

Phương sai bằng nhau không giả

định

.028 122.187 .775

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả 4.5.2 Kiểm định sự khác biệt về thâm niên công tác và động lực làm việc của chuyên viên BHXH tỉnh Quảng Ngãi

Phân tích phương sai cho nhóm thâm niên công tác và động lực làm việc của chuyên viên BHXH tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả kiểm định Levene cho nhóm thâm niên công

79

tác có giá trị Sig. = 0.00< 0.05, tác giả sẽ dụng kết quả Sig ở kiểm định t ở phần phương sai giả định tương đương (Equal variances assumed). Giá trị Sig. kiểm định t = .036 < 0.05, nghĩa là có sự khác biệt về động lực làm việc của chuyên viên BHXH tỉnh Quảng Ngãi giữa hai nhóm chuyên viên có thâm niên công tác khác nhau.

Bảng 4. 13 Kết quả kiểm định T – test cho nhóm giới tính Kiểm tra sự đồng nhất của các biến

Động lực làm việc

Thống kê Levene Bậc tự do (df1) Bậc tự do (df2) Mức ý nghĩa (Sig.)

7.172 37 140 .000

ANOVA

Động lực làm việc của chuyên viên BHXH tỉnh Quảng Ngãi Tổng các bình

phương độ lệch

Bậc tự do (df)

Bình quân bình phương độ lệch

F Mức ý nghĩa (Sig.)

Giữa các nhóm 5.265 3 1.755 2.905 .036

Trong các nhóm 105.112 174 .604

Tổng 110.377 177

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả 4.5.3 Kiểm định sự khác biệt về vị trí công tác và động lực làm việc của chuyên viên BHXH tỉnh Quảng Ngãi

Phân tích phương sai cho nhóm giới tính và động lực làm việc của chuyên viên BHXH tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả kiểm định Levene cho nhóm giới tính có giá trị Sig. = 0.25<

0.05, nghĩa là có sự khác biệt về động lực làm việc của chuyên viên BHXH tỉnh Quảng Ngãi giữa các vị trí làm việc

80

Bảng 4.14 Kết quả kiểm định T – test cho nhóm phòng ban công tác Kiểm tra mẫu độc lập ( Independent Samples Test)

Kiểm định Levene về sự bằng nhau của các phương sai

Kiểm định t-test về sự bằng nhau của các giá trị trung bình

F Sig. t df Sig. (2 bên)

Động lực làm việc

Phương sai bằng nhau giả

định

5.436 .025 .027 176 .313

Phương sai bằng nhau không giả định

.028 122.187 .353

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả 4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn này là xác định, đo lường, phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của chuyên viên tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.

Sau khi tiến hành nghiên cứu và kết quả nghiên cứu đã xác định được 07 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của chuyên viên BHXH tỉnh Quảng Ngãi là: (1) Đào tạo và thăng tiến (DT, β = 0.3), (2) Tiền lương và phúc lợi (TL, β = 0.271), (3) Đánh giá thực hiện công việc (DG, β = 0.258), (4) Đặc điểm công việc (CV, β = 0.179), (5) Quan hệ với cấp trên (LD, β = 0.169), (6) Môi trường làm việc (MT, β

= 0.161) (7) Quan hệ với đồng nghiệp (DN, β = 0.139).

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thang đo, mô hình nghiên cứu đề ra khá phù hợp và có giá trị trong việc đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của chuyên viên BHXH. Điều này có nghĩa là mô hình nghiên cứu đề xuất là phù hợp với thực tiễn. Trong nhóm bảy yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc, các yếu tố này

81

có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến động lực làm việc và có mối quan hệ thuận chiều. Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở để các nhà quản lý BHXH để đưa ra các giải pháp khác nhau để tăng động lực làm việc cho chuyên viên BHXH tỉnh Quảng Ngãi.

82

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương 4 này tác giả đã trình bày các kết quả nghiên cứu của các phân tích thống kê mô tả về đặc điểm nhân khẩu, kết quả đánh giá các thang đo và kiểm định các giả thiết của mô hình nghiên cứu. Sau khi tiến hành phân tích độ tin cậy của các thang đo trong mô hình nghiên cứu bằng kiểm định phân tích Cronbach’s Alpha, gồm 7 yếu tố của biến độc lập và 1 yếu tố phụ thuộc. Trong 31 biến quan sát của 07 nhân tố độc lập của mô hình nghiên cứu thì có 01 biến quan sát DN1 bị loại vì không có đủ độ tin cậy ( hệ số tương quan biến tổng >0.05), 04 biến quan sát của yếu tố phụ thuộc đều có đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích EFA và phân tích hồi quy.

Phân tích hồi quy cho thấy 07 yếu tố đều có ảnh hưởng thuận chiều với động lực làm việc của chuyên viên BHXH tỉnh Quảng Ngãi. Mỗi một biến độc lập có sự ảnh hưởng khác nhau đến động lực làm việc của chuyên viên BHXH.

Kết quả phân tích phương sai ANOVA cũng cho thấy, động lực làm việc của chuyên viên BHXH tỉnh Quảng Ngãi là giống nhau giữa chuyên viên có giới tính nam và nữ.

Tuy nhiên động lực làm việc của chuyên viên BHXH tỉnh Quảng Ngãi có sự khác nhau giữa các chuyên viên làm việc ở các phòng ban khác nhau và thâm niên công tác khác nhau. Những kết quả nghiên cứu ở chương 4 sẽ là những căn cứ quan trọng để tác giả đưa ra những khuyến nghị ở chương 5.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của chuyên viên tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ngãi (luận văn thạc sĩ) (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)