Giới thiệu về chi Pilea

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA LOÀI PILEA AFF. MARTINII (H.LÉV.) HAND.MAZZ., BOEHMERIA HOLOSERICEA BLUME, ANACOLOSA POILANEI GAGNEP. (Trang 20 - 35)

1.1 TỔNG QUAN VỀ CHI PILEA VÀ BOEHMERIA HỌ GAI (URTICACEAE)

1.1.2 Giới thiệu về chi Pilea

1.1.2.1 Đặc điểm thực vật chi Pilea

Chi Pilea là chi đa dạng nhất trong họ Urticaceae, với 600-715 loài, là chi lớn nhất trong họ thực vật Urticaceae, đƣợc phân bố khắp các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới ở châu Mỹ, châu Á, châu Phi và châu Đại dương. Phần lớn các loài cây thân cỏ lá, mọng bóng hoặc cây bụi, do đó dễ dàng phân biệt với các loài Urticaceae khác bởi sự kết hợp của lá cây đối diện với một lá bẹ đơn trong mỗi nách lá, lá cùng cặp khác nhau, 1 to 1 nhỏ, phiến lá mỏng hoặc ráp, kích thước lớn nhỏ khác nhau, có hình tròn, hình trứng hoặc hình mũi giáo. Gân lá thường là gân hình lông chim với 3 hoặc 5 gân xuất phát từ gốc, thường gặp lá kèm hình trứng hay trứng rộng, lá kèm thường sớm rụng, ít khi bền. Cụm hoa đơn độc hoặc theo cặp, hoa đơn tính cùng gốc hoặc khác gốc chủ yếu có màu trắng xanh đôi khi có màu hồng [3][6].

Theo các tác giả Võ Văn Chi và Phạm Hoàng Hộ, chi Pilea ở Việt Nam gồm 18 loài sau:

1. Pilea alongensis Gagnep. - Hổ nhĩ Hạ Long;

2. Pilea angulata (Blume) Blume - Thủy ma có cạnh;

3. Pilea balansae Gagnep. - Hổ nhĩ Balansa;

4. Pilea baviansis Gagnep. - Hổ nhĩ Ba Vì;

5. Pilea baviansis. var. serrata Gagnep.;

6. Pilea cadieri Gagnep. - Hổ nhĩ trắng;

7. Pilea bookerlana Wedd.;

8. Pilea hydrophila (Miq.) Bl. - Mạo đài háo ẩm ; 9. Pilea langsonensis Gagn. - Mạo đài Lạng Sơn;

10. Pilea melastomatoides (Poir.) Wedd. - Thủy ma lá mua, Nan ông ba gân;

11. Pilea microphylla (L.) Liebm. - Lăn tăn;

12. Pilea notata Wright. - Thủy ma, Ông lão;

13. Pilea peltata Hance - Nan ông, Thủy ma lá khiên;

5

14. Pilea peploides (Gaudich.) Hook. et Arn. - Thủy ma lùn;

15. Pilea petelotii Gagnep. - Mạo đài Pételot;

16. Pilea plataniflora C.H. Wright - Mạo đài lá to, Thạch cân thảo;

17. Pilea stipulosa Miq. - Mạo đài lá bẹ;

18. Pilea umbrosa Wedd. - Mạo đài ẩm.

Ở Việt Nam có một số loài dùng làm thuốc nhƣ Pilea melastomatoides, Pilea microphylla, Pilea notata, Pilea peltata, Pilea plataniflora chủ yếu trị lao phổi, bí tiểu, mụn nhọt sƣng lở…[3][6].

1.1.2.2 Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Pilea Hiện nay, trên thế giới chƣa có nhiều các nghiên cứu về thành phần hóa học của các loài thuộc chi Pilea. Tại Việt Nam, chƣa có nghiên cứu nào đƣợc công bố về hóa thực vật của các loài thuộc chi này.

Theo các công trình đã công bố có 4 loài Pilea đã đƣợc nghiên cứu là P.

mongolica, P. microphylla, P.cavaleriei subsp cretnata P.cavaleriei subsp.

cavaleriei. Các nghiên cứu cho thấy thành phần hóa học của các loài này bao gồm các lớp chất thiên nhiên thứ cấp khác nhau nhƣ terpenoid, phenolic, alkaloid và lignan, cấu trúc của các hợp chất phân lập đƣợc đã đƣợc xác định bằng các phương pháp phổ.

a) Các hợp chất terpenoid

Terpenoid là một trong những lớp chất thiên nhiên thứ cấp đƣợc cấu tạo bởi các đơn vị isopren (C5H8). Các terpenoid đƣợc phân loại thành các nhóm nhỏ dựa vào số đơn vị isoprene hợp thành nhƣ monoterpene (C10), sesquiterpene (C15), diterpene (C20), sesterterpene (C25), triterpene (C30), tertraterpene (C40) và polyterpene. Đây là một trong những lớp chất thiên nhiên phong phú nhất trong giới thực vật.

Ở chi Pilea, các hợp chất terpenoid đã đƣợc phân lập từ các loài P.cavaleriei subsp cretnata, P. mongolicaP.cavaleriei subsp. cavaleriei chủ yếu là dạng mạch vòng của sesquiterpene và triterpene, trong đó đặc biệt có sự xuất hiện của các hợp chất sesquiterpene khung humulane và triterpene khung olenane.

6

Bảng 1.1 thống kê 31 hợp chất terpenoid (1-31) đã đƣợc phân lập từ các loài thuộc chi Pilea.

Bảng 1.1 Các hợp chất terpenoid đã được phân lập từ chi Pilea

TT Tên chất Loài TLTK

1 8-O-(p-Coumaroyl)-5β- hydroperoxy-1(10)E,4(15)- humuladien-8α-ol

P. cavaleriei subsp. crenata [9]

2 8-O-(3-Nitro-p-coumaroyl)-1(10) E,4(15)-humuladien-5β,8α-diol

P. cavaleriei subsp. crenata [9]

3 8-O-(p-Coumaroyl)-1(10)E,4(5)E- humuladien-8-ol

P. cavaleriei subsp. crenata [9]

4 (1E,5R,8R)-8-O-[(E)-p-

Coumaroyl)]-5-hydroxyhumula- 1(10),4(15)-dien-8-ol

P.cavaleriei subsp. crenata. [10]

5 (1E,5R,8R)-8-O-[(Z)-p- Coumaroyl] -5-hydrohumula- 1(10),4(15)-dien-8-ol

P.cavaleriei subsp. crenata [10]

6 (1E,5R, 8R)-8-O-[(E)-p- Coumaroyl] -5-

hydroperoxyhumula-1(10), 4(15)- dien-8-ol

P.cavaleriei subsp. crenata [10]

7 (1E,5R,8R)-8-O-[(Z)-p-Coumaroyl]

-5-hydroperoxyhumula-1(10),4(15)- dien-8-ol

P.cavaleriei subsp. crenata [10]

8 (1E,5E,8R)-8-O-[(E)-p-

Coumaroyl]-humula-1(10),4(5)- dien-8-ol

P.cavaleriei subsp. crenata [10]

9 (1E,5E,8R)-8-O-[(Z)-p-Coumaroyl]

humula-1(10),4(5)-dien-8-ol

P.cavaleriei subsp. crenata [10]

10 (1E,4R,5R,8R)-8-O-[(E)-p- Coumaroyl]-4,5-epoxyhumula- 1(10)-en-8-ol

P.cavaleriei subsp. crenata [10]

11 (1E,4R,5R,8R)-8-O-[(Z)-p- Coumaroyl]-4,5-epoxyhumula- 1(10)-en-8-ol

P.cavaleriei subsp. crenata. [10]

12 (1S,4E,8R,10S)-8-O-[(E)-p- Coumaroyl]-1,10-epoxyhumula-

P.cavaleriei subsp. crenata [10]

7 4(5)-en-8-ol

13 (1R,4E,8R,10R)-8-O-[(Z)-p- Coumaroyl]-1,10-epoxyhumula- 4(5)-en-8-ol

P.cavaleriei subsp. crenata [10]

14 (1R,4E,8R,10R)-8-O-[(E)-p- Coumaroyl]-1,10-epoxyhumula- 4(5)-en-8-ol

P.cavaleriei subsp. crenata [10]

15 (1S,3R,4S,5S)-Isodauc-6-en-11,14- diol-3-O-β-D-glucopyranoside

P. cavaleriei subsp. cavaleriei [11]

16 8-β-p-Coumaroyloplopanone P. cavaleriei subsp. cavaleriei [11]

17 (1R,3S,6R,7S,8R,10S)-3-Hydroxy- α-cadinol-8-O-β-D-glucopyranoside

P. cavaleriei subsp. cavaleriei [11]

18 (1R,6R,7S,8R,10S)-11-Hydroxy-α- cadinol-8-O-β-D-glucopyranoside

P. cavaleriei subsp. cavaleriei [11]

19 8-p-Coumaroyl-α-santalene P. cavaleriei subsp. cavaleriei [11]

20 1-O-p-Coumaroylcopaborneol P. cavaleriei subsp. crenata [9]

21 Acid epi-oleanoic P. mongolica [12]

22 Acid oxo-oleanoic P. mongolica [12]

23 11α,12β-Epoxy-3β-hydroxy-24- nor-oleane-4(23)-en-28,13β-olide

P. cavaleriei subsp. cavaleriei [13]

24 Friedelin P. cavaleriei subsp. cavaleriei [13]

25 3β-Friedelinol P. cavaleriei subsp. cavaleriei [13]

26 3β-Acetoxy-hop-22(29)-ene P. cavaleriei subsp. cavaleriei [13]

27 3β-Hydroxy-hop-22(29)-ene P. cavaleriei subsp. cavaleriei [13]

28 3β-Hydroxyglutin-5-ene P. cavaleriei subsp. cavaleriei [13]

29 Acid oleanolic P. cavaleriei subsp. cavaleriei [13]

30 Acid ursolic P. cavaleriei subsp. cavaleriei [13]

31 Squalen P. cavaleriei subsp. cavaleriei [13]

8

Công thức của 31 hợp chất terpenoid đã đƣợc phân lập từ chi Pilea đƣợc đƣa ra ở Hình 1.1 dưới đây.

Hình 1.1 Cấu trúc các hợp chất terpenoid được phân lập từ chi Pilea.

9

Hình 1.2 Cấu trúc các hợp chất terpenoid được phân lập từ chi Pilea (tiếp).

10 b) Các hợp chất flavonoid

Theo tài liệu đã công bố, từ loài P. microphylla Linn. đã thu đƣợc 5 hợp chất flavonoid 32-36 (Bảng 1.2).

Bảng 1.2 Các hợp chất flavonoid đã được phân lập từ chi Pilea

TT Tên chất Loài TLTK

32 Quercetin-3-O-rutinoside P. microphylla Linn. [14]

33 Quercetin P. microphylla Linn. [14]

34 Luteolin-7-O-glucoside P. microphylla Linn. [14]

35 Apigenin-7-O-β-D- glucopyranoside

P. microphylla Linn. [14]

36 Apigenin-7-O-rutinoside P. microphylla Linn. [14]

Hình 1.2 là công thức của các hợp chất flavonoid đã đƣợc phân lập từ chi Pilea.

Hình 1.3 Cấu trúc các hợp chất flavonoid phân lập được từ chi Pilea.

11 c) Các hợp chất lignan

Một số công trình nghiên cứu đã cho thấy 18 hợp chất lignan (37-54) đã đƣợc phân lập từ loài Pilea cavaleriei Levl subsp. cavaleriei. Các hợp chất lignan đƣợc tìm thấy chủ yếu ở dạng chứa vòng furan và neolignan và đƣợc nêu trong Bảng 1.3.

Bảng 1.3 Các hợp chất lignan phân lập từ loài P. cavaleriei Levl. subsp. cavaleriei

TT Tên chất TLTK

37 (7S,8R,8’R)-(-)- Lariciresinol-9-O- α -L-rhamnopyranosyl (1→2) – β – D –glucopyranoside

[15]

38 Armandiside [15]

39 Ariciresinol-4-O-β-D-glucopyranoside [15]

40 Isolariciresinol-4-O-β-D-glucopyranoside [15]

41 Dehydrodiconiferyl alcohol-4-O-β-D-glucopyranoside [15]

42 Dihydrodiconiferyl alcohol-4-O-β-D-glucopyranoside [15]

43 Citrusin A [15]

44 Alaschaniosid A [15]

45 Citrusin B [15]

46 (7R,8R)-threo-7,9,9'-Trihydroxy-3,3'-dimethoxy-8-O-4'-neolignan-4-O- β-D-glucopyranoside

[15]

47 (7R,8S)-erythro-7,9,9'-Trihydroxy-3,3'-dimethoxy-8-O-4'-neolignan-4- O-β-D-glucopyranoside

[15]

48 (7S,8S)-threo-7,9,9'-Trihydroxy-3,3'-dimethoxy-8-O-4'-neolignan-4- O-β-D-glucopyranoside

[15]

49 (7S,8R)-erythro-7,9,9'-Trihydroxy-3,3'-dimethoxy-8-O-4'-neo lignan-4-O-β-D-glucopyranoside

[15]

50 (7S,8R)-erythro-7,9,9'-Trihydroxy-3,3'-dimethoxy-8-O-4'-neolignan [15]

51 (7R,8S)-erythro-7,9,9'-Trihydroxy-3,3'-dimethoxy-8-O-4'-neolignan [15]

52 (7R,8R)-threo-4,7,9-Trihydroxy-3,3'-dimethoxy-8-O-4'-neolignan-9'- O-β-D-glucopyranoside

[15]

53 (7R,8S)-erythro-4,9,9'-Trihydroxy-3,3'-dimethoxy-8-O-4'-neo lignan-7-O-β-D-glucopyranoside

[15]

54 (7S,8R)-erythro-7,9,9'-trihydroxy-3,3',5'-trimethoxy-8-O-4'- neolignan-4-O-β-D-glucopyranoside

[15]

12

Công thức của các hợp chất lignan nêu ở Bảng 1.3 đƣợc chỉ ra trong Hình 1.3

.

Hình 1.4 Cấu trúc các hợp chất lignan được phân lập từ loài P. cavaleriei Levl. subsp. cavaleriei.

13

d) Các hợp chất alkaloid và dị vòng chứa nitơ

Loài Pilea cavaleriei Levl subsp. cavaleriei là loài thực vật duy nhất trong chi Pilea đƣợc xác định có chứa alkaloid với số lƣợng ít và cấu trúc đơn giản. Các alkaloid (55- 61) đã đƣợc phân lập từ loài này đƣợc nêu trong Bảng 1.4 và Hình 1.4.

Bảng 1.4 Các hợp chất alkaloid và dị vòng chứa nitơ phân lập từ loài P. cavaleriei Levl. subsp. cavaleriei

TT Tên chất TLTK

55 3- Carboxaldehyde indole [16]

56 Acid 3-indol carboxylic [16]

57 4-Methyl-(1,2,3)-triazole [16]

58 Uracil [16]

59 Nicotinamide [16]

60 3-(2-O-β-D-Glucopyranosylacetyl)-indole [17]

61 Pilealkaloid A [17]

Hình 1.5 Cấu trúc các hợp chất alkaloid và dị vòng chứa nitơ được phân lập từ loài Pilea cavaleriei Levl. subsp. cavaleriei.

e) Các hợp chất khác

Một số hợp chất tự nhiên khác (62-83) đã đƣợc phân lập từ hai loài P.

cavaleriei subsp. cavaleriei P. microphylla Linn., chủ yếu là các acid phenolic, các dẫn xuất chứa vòng thơm dưới dạng tự do hoặc dạng glycoside. Tên gọi và công thức các hợp chất này đƣợc nêu trong Bảng 1.5 và Hình 1.5.

14

Bảng 1.5 Các hợp chất khác được phân lập từ chi Pilea

TT Tên chất Loài TLTK

62 Acid benzoic P. cavaleriei

subsp. cavaleriei

[16]

63 Acid 4-hydroxy benzoic P. cavaleriei

subsp. cavaleriei [16]

64 4-hydroxy benzaldehyde P. cavaleriei

subsp. cavaleriei [16]

65 Acid coumaric P. cavaleriei

subsp. cavaleriei [16]

66 Acid protocatechuic P. cavaleriei

subsp. cavaleriei [16]

67 Acid gallic P. cavaleriei

subsp. cavaleriei [16]

68 (2S,E)-N[2-Hydroxy-2-(phenyl-4-hydroxy) ethyl]ferulamide

P. cavaleriei subsp. cavaleriei

[16]

69 2-Hydroxy-(2'E)-prenylbenzoat-2,4'-di-O-β-D- glucopyranoside

P. cavaleriei subsp. cavaleriei

[18]

70 2-Hydroxy-(2'E)-prenylbenzoate-2-O-α-L- arabinopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranoside

P. cavaleriei subsp. cavaleriei

[18]

71 4-Methylphenol-1-O-α-L-rhamnopyranosyl- (1→6)-β -D-glucopyranoside

P. cavaleriei subsp. cavaleriei

[18]

72 4-Methylphenol-1-O-α-L-arabinopyranosyl- (1→6)-β-D-glucopyranoside

P. cavaleriei subsp. cavaleriei

[18]

73 3,5-dimethoxyphenol-1-O-β-D-apiofuranosyl- (1→2)-β-D-glucopyranoside

P. cavaleriei subsp. cavaleriei

[18]

74 Methylsalicylate-2-O-β-D-glucopyranoside P. cavaleriei subsp. cavaleriei

[18]

75 p-Methylphenyl-1-O-β-D-glucopyranoside P. cavaleriei subsp. cavaleriei

[18]

76 Phenylethyl-glucopyranoside P. cavaleriei subsp. cavaleriei

[18]

77 Phenylethylrutinoside P. cavaleriei

subsp. cavaleriei [18]

78 Benzylglucopyranoside P. cavaleriei

subsp. cavaleriei [18]

79 Acid 3-O-caffeoylquinic P. microphylla

Linn.

[14]

80 Benzyl-2-O-β-D-apiofuranosyl-(1,2)-β-D- glucopyranosylbenzoate

P. cavaleriei subsp. cavaleriei

[13]

81 (2R)-O-(4’-Methoxycarbonyl-2’-methoxy phenyl)-3-O-β-D-glucopyranosyl-sn-glycerol

P. cavaleriei subsp. cavaleriei

[17]

82 (2S)-O-(4’-methoxycarbonyl-2’-methoxyphenyl)- 1-O-β-D-glucopyranosyl-sn-glycerol

P. cavaleriei subsp. cavaleriei

[17]

83 (2R)-O-[4’-(3”-Hydroxypropyl)-2’,6’- dimethoxy phenyl]-3-O-β-D-glucopyranosyl-sn-glycerol

P. cavaleriei subsp. cavaleriei

[17]

15

Hình 1.6 Cấu trúc một số hợp chất khác được phân lập được từ chi Pilea.

16

1.1.2.3 Tình hình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Pilea

Các nghiên cứu cho thấy nhiều loài thuộc chi Pilea đƣợc sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền chữa các bệnh khác nhau. Loài P. mongolica đã đƣợc sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị một số bệnh nhƣ viêm dạ dày cấp tính, tiểu đường, viêm niệu đạo, viêm nội tâm mạc và bệnh huyết trắng [19], loài P.

cavaleriei subsp. cretnata đã được sử dụng làm thuốc dân gian ở một số địa phương để điều trị ho có nhiệt phổi, lao, và đau do chấn thương [20] Loài P. microphylla Linn. đƣợc sử dụng trong y học cổ truyền Indonesia, Trung Quốc để điều trị bệnh dạ dày và ruột, an thai [20].

Cho đến nay, các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Pilea rất ít, mới chỉ có 3 loài trong chi này đƣợc thử nghiệm hoạt tính sinh học là loài P. mongolica, P. microphylla P.cavaleriei. Một số hợp chất phân lập từ các loài này, chủ yếu là sesquiterpene khung humulane và các hợp chất flavonoid đã thể hiện các hoạt tính gây độc tế bào, chống oxi hoá và kháng vi sinh vật…

a) Loài P. mongolica

Năm 1997, Hak Cheol Kwon và cộng sự đã đánh giá khả năng gây độc tế bào của hai hợp chất triterpene phân lập từ loài P. mongolica là acid epi-oleanoic (21) và acid oxo-oleanoic (22) trên 5 dòng tế bào ung thư ở người. Kết quả cho thấy, cả hai hợp chất 2122 đều có hoạt tính gây độc tế bào mạnh trên 5 dòng tế bào ung thƣ thử nghiệm là ung thƣ phổi (A549), ung thƣ buồng trứng (SK-OV-3), ung thƣ da (SK-MEL-2) và ung thƣ ruột (XF498 và HCT15) với giá trị ED50 của hai hợp chất tương ứng là 3,2~8,1 mg/ml và 0,7~6,8 g/ml [21].

b) Loài P. cavaleriei subsp. cretnata

Năm 2009, ba hợp chất sesquiterpene khung humulane là 8-O-(p- coumaroyl)-5β-hydroperoxy-1(10)E,4(15)-humuladien-8α-ol (1), 8-O-(3-nitro-p- coumaroyl)-1(10)E, 4(15)-humuladien-5β,8α-diol (2), 8-O-(p-coumaroyl)-1(10) E,4(5) E-humuladien-8-ol (3), và một dẫn xuất của copaborneol là 1-O-p-coumaroyl copaborneol (20) phân lập từ dịch chiết methanol của loài P. cavaleriei subsp.

cretnata đã đƣợc thử hoạt tính gây độc tế bào trên một số dòng tế bào ung thƣ. Kết

17

quả nghiên cứu đã chỉ ra 1 có hoạt tính ức chế với các dòng tế bào ung thƣ bạch cầu tủy mãn tính, dòng tế bào ung thƣ dạ dày, dòng tế bào ung thƣ phổi di căn và dòng tế bào ung thƣ vỳ với giỏ trị IC50 23,39-57,39àg/ml; 2 cú hoạt tớnh ức chế với dũng tế bào ung thƣ dạ dày, dòng tế bào ung thƣ tuyến phổi và dòng tế bào ung thƣ vú với giỏ trị IC50 12,01-49,42àg/ml; 20 cú hoạt tớnh ức chế với dũng tế bào ung thƣ dạ dày với giỏ trị IC50 41,72àg/ml [22]. Bờn cạnh đú, cỏc hợp chất 120 cũng đƣợc đánh giá hoạt tính kháng khuẩn trên 2 chủng vi khuẩn E.coli S.aureus. Kết quả cho thấy chỉ 1 có hoạt tính ức chế vi khuẩn tụ cầu vàng S.aureus với giá trị MIC 45,0 àg/ml [22].

c) Loài P. microphylla

Năm 2010, Amir Modarresi Chahardehi và các cộng sự cũng đã thử hoạt tính kháng khuẩn và chống oxi hóa của các cặn chiết loài P. microphylla với các dung môi khác nhau. Kết quả cho thấy cặn chiết methanol cho hoạt tính cao nhất với giá trị EC50 81,32 g/ml, đây là định hướng cho việc nghiên cứu tiếp theo về thành phần hóa học các lớp chất có hoạt tính trong loài này [23].

Năm 2011, Bansal và các cộng sự đã thử hoạt tính chống oxy hóa và bảo vệ tế bào chịu ảnh hưởng phóng xạ của cặn chiết ethanol loài P. microphylla. Kết quả cho thấy cặn chiết này có hoạt tính bẫy gốc tự do DPPH và ABTS rất mạnh và có khả năng bảo vệ làm giảm sự tổn thương của lipid dưới tác động của phóng xạ [24]. Phân đoạn chiết giàu polyphenolic của loài P. microphylla cũng đƣợc nghiên cứu có khả năng bảo vệ tế bào nguyên bào phổi chuột bị gây độc tế bào do phóng xạ , ở nồng độ 25 g/ml, cặn chiết này có khả năng mạnh nhất trong thử nghiệm bảo vệ DNA tuyến tụy và lipid phá hủy bởi tác nhân phóng xạ [24]. Đây là cơ sở cho việc nghiên cứu sử dụng loài P. microphylla là một tác nhân chống oxi hóa trong những trường hợp bị phơi nhiễm phóng xạ chủ động nhƣ xạ trị.

Tiếp theo, các hợp chất phenolic là quercetin-3-O-rutinoside (32), quercetin (33), luteolin-7-O-glucoside (34) và acid 3-O-caffeoylquinic (79) đã phân lập từ loài P. microphylla cũng cho thấy khả năng chống oxy hóa đáng kể thông qua các thử nghiệm thu dọn gốc tự do DPPH (với giá trị IC50 từ 8,0- 20,4 M) và gốc tự do ABTS (giá trị IC50 từ 3,3-8,0 M). Các hợp chất này cũng có khả năng ngăn ngừa

18

sự peroxy húa lipid với giỏ trị IC50 từ 10,4-32,2 àmol/L, đồng thời cỏc hợp chất này cũng có tác dụng ngăn cản sự phá hủy ADN gây ra bởi tác nhân khử Fenton. Các hợp chất trên cũng đƣợc đánh giá có khả năng bảo vệ tế bào nguyên bào phổi chuột V79 do có khả năng làm giảm sự phá hủy ADN trong thử nghiệm độc tính phóng xạ gây ung thƣ [24].

1.1.2.4 Loài Pilea martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz.

Tên khoa học : Pilea martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz.

Tên tiếng Việt : chƣa có

Chi : Pilea

Họ : Urticaceae

Về danh pháp khoa học của loài thực vật này, trong bản mô tả thực vật năm 1913, H. Léveillé đặt tên là Boehmeria martini H.Lév. Sau đó, loài này lại đƣợc Handel-Mazzetti nhận dạng và mô tả thực vật vào năm 1929 với tên khoa học đƣợc xác định là Pilea martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz. [25].

a) cây b) hoa

Hình 1.7 Ảnh cây Pilea aff. martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz. (thu hái tháng 6/2008).

Đặc điểm thực vật

Cây thân thảo lâu năm, thân đơn giản hoặc phân nhánh, chiều cao từ 30- 100 cm, thân mọng nước, với các u sưng trên phần giữa của lóng, vỏ cây nhẵn.

Lá dài không đồng đều từ 1-8 cm, hình bầu dục thu hẹp hoặc hình ovan, có răng cƣa từ cuống đến chóp lá. Cụm hoa đơn độc; cụm hoa đực là một hoa xim

19

dài 4-10 cm, cuống dài 2-6 cm; xim lông chim hoặc xim chùm ngắn 1-4 cm.

Hoa đực màu đỏ, không cuống hoặc có cuống nhỏ 1,2 mm; bao hoa 4, hình trứng thuôn, thùy đỉnh 2; nhị 4. Bầu nhụy hình nón. Hoa cái, hầu nhƣ không cuống 0,6 mm; thùy gắn kết ở đáy, thuôn. Quả bế nhẵn, hình trứng hẹp 1mm, không đối xứng, màu nâu lục nhạt khi chín. Ra hoa từ tháng 5 đến tháng 9 và kết quả từ tháng 8 đến tháng 10 [25][26].

Phân bố

Loài Pilea martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz. là một loài thực vật của Trung Quốc. Đây là một loài hiếm, ƣa nơi ẩm ƣớt, râm mát, ít ánh sáng dọc bờ sông, suối ở độ cao 1.100 đến 3.500 m so với mực nước biển. Loài này phân bố rộng rãi tại Trung Quốc, phổ biến trong rừng ở các tỉnh Giang Tây, Quảng Tây, Thiểm Tây, Hồ Nam, Tứ Xuyên ở Trung Quốc và ở Nepal [26].

Loài Pilea aff. martinii (H.Lév) Hand.-Mazz. (Hình 1.6) đƣợc thu hái tại Quản Bạ, Hà Giang, Việt Nam có nhiều đặc điểm giống với loài Pilea martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz. của Trung Quốc, chƣa thấy có tên Việt Nam cũng nhƣ mô tả thực vật về loài này trong các sách về thực vật học đã xuất bản Việt Nam.

Mẫu tiêu bản của loài Pilea aff. martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz. được lưu và bảo quản tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

Cho tới nay, chƣa có một công trình nào nghiên cứu về hóa học cũng nhƣ hoạt tính sinh học của cây Pilea martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz. và Pilea aff. martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz. Việc nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học loài này sẽ đóng góp thêm cơ sở khoa học của việc nghiên cứu và sử dụng các loài thực vật thuộc chi này.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA LOÀI PILEA AFF. MARTINII (H.LÉV.) HAND.MAZZ., BOEHMERIA HOLOSERICEA BLUME, ANACOLOSA POILANEI GAGNEP. (Trang 20 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)