TỔNG QUAN VỀ CHI ANACOLOSA HỌ DƯƠNG ĐẦU (OLACACEAE)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA LOÀI PILEA AFF. MARTINII (H.LÉV.) HAND.MAZZ., BOEHMERIA HOLOSERICEA BLUME, ANACOLOSA POILANEI GAGNEP. (Trang 45 - 49)

1.2.1 Khái quát về họ Dương đầu (Olacaceae)

Họ Dương đầu, còn gọi tên khác là họ Mao trật hay họ Thiết thanh, có tên khoa học là Olacaceae. Đây là một trong số các họ thực vật hạt kín, đƣợc xếp vào bộ Đàn hương (Santalales).

Đặc điểm thực vật: Cây bụi hay cây gỗ thường tròn, đôi khi leo hay bán ký sinh. Lá đơn nguyên, mọc cách, không có lá kèm, hoa thường lưỡng tính, đều màu xanh hay trắng, mẫu 3 - 6, cánh hoa rời hoặc hơi hợp ở gốc, các lá đài dính, với 1 trong các thùy tiêu giảm; cánh tràng xếp van. Nhị gấp 2 số cánh tràng và đối diện với chúng, chỉ nhị rời hoặc hợp thành cột, có triền ở trong hay ở ngoài nhị, bao phấn mở lỗ. Bầu chìm trong đế, có 1 - 3 ô, mỗi ô chứa 1 noãn. Đầu nhụy 5 thùy. Quả thường là dạng hạch 1 hạt thường nằm trong đài đồng trưởng hay quả dẻ. Cây thường cho gỗ, quả ăn hay làm cảnh [4][5].

Họ Dương đầu (Olacaceae) gồm 25 chi với khoảng 200 loài phân bố phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, Phi, Mỹ. Ở Việt Nam gồm 6 chi và 13 loài sau:

1. Anacolosa clarkii Pierre. – Cà mơn;

2. Anacolosa griffithii Masters. – Xun Griffith;

3. Anacolosa moiorum Gagn. – Xun thƣợng;

4. Anacolosa poilanei Gagn. – Xun, Xinh;

5. Erythropalum scandens Bl. – Hồng trục, Dây hương.

6. Harmandia mekongensis Pierre. – Tai bèo;

7. Olax imbricata Roxb. – Dương đầu kết lợp;

8. Olax nana Wall. ex Benth. – Dương đầu lùn;

9. Olax obtusa Blume – Dương đầu tà, Mao trật;

10. Olax psittacorum (Lam.) Vahl hay Olax scandens Roxb. – Dương đầu leo;

11. Olax wightiana Roxb. – Dương đầu;

12. Schoepfia fragrance Wall. – Sophi;

13. Ximenia americana L. – Táu Phú Quốc.

30 1.2.2 Giới thiệu về chi Anacolosa

1.2.2.1 Đặc điểm thực vật chi Anacolosa

Chi Anacolosa (chi Xun) là một chi thực vật có từ 15 đến 22 loài thuộc họ Dương đầu (Olacaceae). Các loài này phân bố nhiều ở các vùng nhiệt đới chủ yếu mọc hoang hoặc đƣợc trồng làm cảnh.

Tên gọi của chi đƣợc xuất phát từ tiếng Hy Lạp “anakolos”, có nghĩa là "thắt nút", đề cập đến mô tả đài hoa. Trên thế giới, chi này phân bố chủ yếu ở các nước vùng nhiệt đới [4].

Đặc điểm thực vật: Các loài thuộc chi này là cây bụi hay cây gỗ thường tròn, đôi khi leo hay bán ký sinh. Lá đơn nguyên, mọc cách, không có lá kèm, hoa thường lưỡng tính, đều màu xanh hay trắng, mẫu 3 - 6, cánh hoa rời hoặc hơi hợp ở gốc, các lá đài dính, với 1 trong các thùy tiêu giảm; cánh tràng xếp van. Nhị gấp 2 số cánh tràng và đối diện với chúng, chỉ nhị rời hoặc hợp thành cột, có triền ở trong hay ở ngoài nhị, bao phấn mở lỗ. Bầu chìm trong đế, có 1 - 3 ô, mỗi ô chứa 1 noãn.

Đầu nhụy 5 thùy. Quả thường là dạng hạch 1 hạt thường nằm trong đài đồng trưởng hay quả dẻ. Cây thường cho gỗ, quả ăn hay làm cảnh [4].

Theo Phạm Hoàng Hộ [5] có 4 loài thuộc chi này ở Việt Nam là Anacolosa clarkia Pierre (Cà mơn), Anacolosa griffithii Masters (Xun Griffith), Anacolosa moiorum Gagnep (Xun thƣợng), Anacolosa poilanei Gagnep (Xinh, Xun). Chúng phân bố ở các tỉnh Kon Tum, Phan Rang, Phú Yên, Khánh Hòa và Phú Quốc.

1.2.2.2 Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Anacolosa Qua tra cứu tài liệu về tình hình nghiên cứu hóa học của các loài Anacolosa (họ Olacaceae), chúng tôi nhận thấy có rất ít công trình đã công bố. Cho đến thời điểm hiện tại, mới có 2 công trình công bố về hóa học của 2 loài thuộc chi này là Anacolosa pervilleana Baill. (năm 2012) [48] và Anacolosa frutescens Blume (năm 2014) [49]. Ở Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại, chƣa có nghiên cứu về hóa thực vật của chi Anacolosa.

Năm 2012, Mélanie Bourjot và cộng sự đã nghiên cứu về loài Anacolosa pervilleana Baill. thu thập ở Madagascar, một đảo thuộc phía tây Ấn Độ Dương. Từ

31

dịch chiết ethyl acetate lá của loài này, nhóm tác giả đã thu đƣợc 7 hợp chất gồm bốn hợp chất nhóm acetylenic acid, hai terpenoid và một cyanogenic glycoside. Cấu trúc của các hợp chất được xác định bằng các phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân, phổ khối lƣợng là anacolosin (129), acid octadeca-9,11,13-triynoic (130), acid (13E)-octadec-13-en-9,11-diynoic (131), acid octadec-13-en-11-ynoic (132), lupenone (133), β-amyrone (134) và (S)-sambunigrin (135) [12]. Trong số các hợp chất phân lập đƣợc, nhóm tác giả đã công bố một hợp chất mới thuộc nhóm acetylenic acid là acid (E)-tridec-2-en-4-yndioic và đặt tên là anacolosin (129). Cấu trúc của các hợp chất phân lập đƣợc từ loài Anacolosa pervilleana Baill. đƣợc mô tả trong Hình 1.13.

Hình 1.13 Cấu trúc của các hợp chất phân lập được từ loài A. pervilleana.

Năm 2014, một loài khác trong chi AnacolosaAnacolosa frutescens (Blume) Blume đã đƣợc các nhà khoa học Philippine nghiên cứu về hóa học. Agnes B. Alimboioguen và cộng sự đã phân lập phần chiết dichloromethane từ lá của loài này, thu đƣợc hai hợp chất triterpene là acid 3-acetyleuritolic (136) và -amyrin (137) nhƣ trong Hình 1.14 [49].

32

Hình 1.14 Cấu trúc của các hợp chất phân lập được từ loài A. frutescens.

1.2.2.3 Tình hình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Anacolosa Nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Anacolosa cho đến nay chỉ có một công trình nghiên cứu (công bố năm 2012 về thành phần hóa học ở trên) về loài Anacolosa pervilleana Baill. Cụ thể, trong công trình này, nhóm tác giả Madagascar đã nghiên cứu sàng lọc hoạt tính kháng virus với các virus gây bệnh sốt xuất huyết là Chikungunya (CHIKV), Dengue 2 NS5 polymerase s (DENV RdRp) và West-Nile polymerase (WNV RdRp) của các hợp chất 129-135 phân lập đƣợc từ loài Anacolosa pervilleana. Hai hợp chất triterpenoid 133134 với khung lupane và oleanane thể hiện hoạt tính kháng virus CHIKV trung bình với giá trị EC50 tương ứng là 77 và 86 M. Trong khi đó, các Acid acetylenic 129- 132 có khả năng ức chế mạnh virus DENV RdRp (IC50 < 3 M) và kháng WNV RdRp trong khoảng IC50 là 10,5 đến 25,0 M [48].

1.2.2.4 Loài Anacolosa poilanei Gagnep.

Tên khoa học : Anacolosa poilanei Gagnep.

Tên tiếng Việt : Xinh, Xun

Chi : Anacolosa

Họ : Olacaceae

Đặc điểm thực vật

Cây loại đại mộc cao tới 15 m, đường kính gốc đạt 20 cm. Lá đơn nguyên cứng, mọc cách, không có lông. Hoa lƣỡng tính, đều, quả dạng hạch 1 hạt nằm trong đài đồng trưởng.

33 Phân bố

Cây sống chủ yếu ở các nước vùng cận nhiệt đới Trung Quốc, Việt Nam Ở nước ta, cây phân bố nhiều ở các tỉnh Nam Trung Bộ như Nha Trang, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Bình [3]. Ở Việt Nam, mới chỉ có tài liệu của tác giả Phạm Hoàng Hộ mô tả thực vật cây Anacolosa poilanei Gagnep mà chƣa có tài liệu nào đề cập công dụng của nó. Bên cạnh đó, cho đến nay, cũng chƣa có công trình nghiên cứu về hóa thực vật cũng nhƣ hoạt tính sinh học của loài cây này ở trên thế giới và ở Việt Nam.

a) cây b) quả

Hình 1.15 Ảnh cây Anacolosa poilanei Gagnep.(thu hái tháng 6/2003).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA LOÀI PILEA AFF. MARTINII (H.LÉV.) HAND.MAZZ., BOEHMERIA HOLOSERICEA BLUME, ANACOLOSA POILANEI GAGNEP. (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)