3.1. Kết quả tổng hợp các hợp chất lai của một số triterpenoid có chứa nhóm benzamide
3.1.3. Kết quả tổng hợp các hợp chất lai của betulinic acid có chứa nhóm
Betulinic acid (2) cũng là một dẫn chất của triterpenoid với nhiều hoạt tính sinh học nên luận án cũng tiếp tục khai thác hướng nghiên cứu tổng hợp các hợp chất benzamide đi từ betulinic acid. Betulinic acid được cho phản ứng với 1,2-diaminobenzene trong dung môi DMF trong sự có mặt của BOP/DMAP/Et3N nhận được sản phẩm 84 (sơ đồ 3.7).
Sơ đồ 3.7: Tổng hợp các hợp chất 84 và 85
Tiếp theo, betulinic acid (2) được oxi hóa bằng tác nhân Jone (Cr3O/H2SO4) trong dung môi acetone thu được hợp chất 69 (sơ đồ 3.7). Nhóm -OH ở vị trí cacbon số 3 trong phân tử đã bị oxy hóa, điều này được khẳng định trên phổ proton khi tín hiệu đặc trưng của proton H-3 không xuất hiện trên phổ của hợp chất 69. Ngoài ra trên phổ IR của hợp chất 69, xuất hiện tín hiệu hấp thụ đặc trưng của nhóm cacbonyl keton vòng tại bước sóng 1701 cm-1. Như vậy các dữ liệu cho phép khẳng định cấu trúc của hợp chất 69 [30,31]. Hợp chất 69 sau đó được cho phản ứng với 1,2-diaminobenzene trong dung môi DMF trong sự có mặt của BOP/DMP/Et3N nhận được sản phẩm benzamide 85 (sơ đồ 3.7).
Cấu trúc của hợp chất 84 và 85 cũng được chứng minh tương tự.
Hình 3.14: Cấu trúc hóa học và một số đặc trưng vật lý của hợp chất 84, 85 3.1.4. Kết quả tổng hợp các hợp lai của một số triterpenoid khác có chứa nhóm benzamide
Ursolic acid (3) và 3-acetoxy-21-oxolup-18-ene-28-oic acid (5) cũng là những dẫn chất triterpenoid được nghiên cứu nhiều. Vì thế luận án tiếp tục nghiên cứu tổng hợp các hợp chất benzamide đi từ các acid này. Ursolic acid đã được acetyl hóa tương tự như hợp chất 81 để thu được hợp chất 86. Sau đó cho hợp chất 86 phản ứng với 1,2-diaminobenzene trong dung môi DMF trong sự có mặt của BOP/DMAP/Et3N nhận được sản phẩm benzamide 87 (sơ đồ 3.8).
Hợp chất cuối cùng là hợp chất triterpenoid (5) cũng được cho phản ứng với 1,2-diaminobenzene với tỉ lệ mol là 1:1,5 trong dung môi DMF trong sự có mặt của BOP/DMAP/Et3N thu được hợp chất 88a. Giống như hợp chất 83a, hợp chất 88a cũng được thủy phân bằng LiOH với tỉ lệ mol là 1:5 trong dung môi MeOH thì nhận được hợp chất 88b (sơ đồ 3.9), trên phổ proton của hợp chất 88b không còn thấy tín hiệu singlet 3H ở 2,05 ppm nữa, điều này chứng tỏ nhóm 3β-acetoxy của hợp chất 88a đã chuyển thành nhóm 3β-hydroxy ở hợp chất 88b.
Trên phổ 1H-NMR của hợp chất 87 ngoài các tín hiệu của khung ursan còn xuất hiện tín hiệu singlet 1H ở 7,53 ppm là của nhóm -NH, 4 proton của vòng thơm xuất hiện ở vùng từ 7,13 - 6,77 ppm (hình 3.16). Trên phổ 13C-NMR cũng xuất hiện đầy đủ tín hiệu của các nguyên tử cacbon, nhóm cacbonyl ở C-28 xuất hiện ở 176,6 ppm, nhóm cacbonyl ( CH3C=O) xuất hiện ở tín hiệu 171,0 ppm, 6 nguyên tử cacbon của vòng thơm xuất hiện ở vùng trường mạnh hơn, ở tín hiệu 140,6 ppm là của C-2’; ở tín hiệu 126,6 ppm là của C-1’; ở tín hiệu 126,1 ppm
là của C-4’; ở tín hiệu 124,7 ppm là của C-6’; ở tín hiệu 119,4 ppm là cuả C-5’
và ở tín hiệu 118,2 ppm là của C-3’ (hình 3.17).
Sơ đồ 3.8: Tổng hợp hợp chất 87
Sơ đồ 3.9: Tổng hợp các hợp chất 88a-b
Hình 3.15: Cấu trúc hóa học và một số đặc trưng vật lý của hợp chất 87,88a-b
Hình 3.16: Phổ 1H-NMR của hợp chất 87
Hình 3.17: Phổ 13C-NMR của hợp chất 87
Cấu trúc của hợp chất 87 còn được chứng minh bằng phổ khối lượng phân giải phân giải cao. Trên phổ khối lượng phân giải cao của hợp chất 87 tìm thấy mảnh m/z [M+H]+ là 589,4329 (hình 3.18) phù hợp với khối lượng tính toán theo lý thuyết cho công thức phân tử C38H57N2O3 của hợp chất 87 là 589,4363. Như vậy, dựa vào các dữ liệu trên có thể khẳng định cấu trúc của hợp chất 87 phù hợp với các dữ liệu trên phổ đồ. Cấu trúc của các hợp chất 88a-b cũng được chứng minh tương tự bằng các phương pháp phổ hiện đại. Một số tín hiệu cộng hưởng đặc trưng của các hợp chất được tổng hợp trong bảng 3.6 và bảng 3.7.
Hình 3.18: Phổ LC-MS/MS của hợp chất 87
Bảng 3.6: Tín hiệu đặc trưng trên phổ 1H-NMR của hợp chất 87, 88a-b Chất
H 87 88a 88b
NH 7,53 (1H, s) 7,13( 1H, s) 7,12 (1H, br.s)
H-3’; H-5’ 6,77 (2H, m)
6,84 (1H, dd, J = 8,0; 1,5 Hz); 6,81 (1H, td, J = 8,0; 1,5
Hz)
6,84 (1H, dd, J = 8,0; 1,5 Hz); 6,81 (1H, td, J = 8,0;
1,5 Hz) H-4’ 7,02 (1H, t, J = 8,0
Hz)
7,06 (1H, td, J = 8,0; 1,5 Hz)
7,06 (1H, td, J = 8,0; 1,5 Hz) H-6’ 7,13 (1H, d, J = 8,5
Hz)
7,25 (1H, dd, J = 8,0; 1,5 Hz)
7,24 (1H, dd, J = 8,5; 1,5 Hz) CH3CO 2,05 (3H, s) 2,05 (3H, s)
H-3 4,50 (1H, m) 4,49 (1H, dd, J = 5,0; 11,5 Hz)
3,21 (1H, td, J = 5,0; 11,0 Hz)
H-13 2,87 (1H, dd, J =
3,5; 13,0 Hz)
2,88 (1H, dd, J = 3,5; 13,0 Hz)
C-94 #1690RT:5.74AV:1NL:1.65E8 T:FTMS + p ESI SIM ms [587.5000-590.5000]
587.6 587.8 588.0 588.2 588.4 588.6 588.8 589.0 589.2 589.4 589.6 589.8 590.0 590.2 590.4
m/z 0
5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100
Relative Abundance
589.4329
590.4356
588.4661 587.5426
H-23 0,84 (3H, s) 0,98 (3H, s) 0,97 (3H, s) H-24 0,85 (3H, s) 0,84 (3H, s) 0,77 (3H, s) H-25 0,92 (3H, s) 0,86 (3H, s) 0,88 (3H, s) H-26 1,15 (3H, s) 1,06 (3H, s) 1,06 (3H, s) H-27 0,99 (3H, s) 0,90 (3H, s) 0,98 (3H, s) H-29 0,95 (3H, s) 1,29 (3H, d, J = 5,5
Hz)
1,25 (3H, d, J = 5,5 Hz) H-30 0,87 (3H, s) 1,27 (3H, d, J = 6,5
Hz)
1,24 (3H, d, J = 6,5 Hz)
Bảng 3.7: Tín hiệu đặc trưng trên phổ 13C-NMR của hợp chất 87, 88a Chất
C
87 88a
C-21 207,1
C-28 176,6 172,6
CH3C=O 171,0 172,1
C-1’ 126,6 127,0
C-2’ 140,6 139,9
C-3’ 118,2 118,8
C-4’ 126,1 125,0
C-5’ 119,4 120,2
C-6’ 124,7 124,2
Ngoài phổ 1H-NMR, 13C-NMR thì trong khẳng định cấu trúc của các chất tổng hợp phổ khối lượng đóng vai trò rất quan trọng. Đó là loại phổ được lựa
chọn đo đầu tiên để kiểm tra xem sản phẩm phản ứng được tạo thành có là chất dự kiến hay không. Pic ion phân tử của các hợp chất hữu cơ nói chung không phải là vạch riêng lẻ mà là một cụm pic vì các nguyên tố chứa trong hợp chất đều tồn tại các đồng vị như 12C là đồng vị của 13C, 1H là đồng vị của 2H, 14N là đồng vị của 15N, 16O là đồng vị cua 18O. Vì thế nên bên cạnh các vạch chính ứng với [M+H] + còn có các vạch [M+H+1] + , [M-H+1] + , [M+H+2] +….. là các vạch được tạo nên bởi đồng vị có số khối lớn hơn 1 đvk (13C) so với nguyên tử bền 12C, các vạch này có cường độ phù hợp với quy tắc đa thức đồng vị, sự có mặt của các pic này giúp tính toán công thức cộng của hợp chất và kiểm tra sự phù hợp giữa CTPT dự kiến với CTPT trên phổ đồ. Kết quả phân tích cụm pic ion phân tử để khẳng định CTPT của các hợp chất được thể hiện trong bảng 3.8.
Bảng 3.8: Kết quả phân tích phổ khối của các hợp chất lai có chứa nhóm benzamide
STT Chất CTPT KLPT ESI-MS [M+H]+
1 77a C40H61N2O4 633,4553 633,4593
2 77b C41H63N2O4 647,4710 647,4748
3 77c C42H65N2O4 661,4866 661,4883
4 77d C42H65N2O4 661,4966 661,4903
5 77e C44H65N2O4 685,4939 685,4904
6 83a C37H55N2O3 575,4134 575,4172
7 80 C35H49N2O3 545,3737 545,3702
8 84 C36H55N2O2 547,4258 547,4225
9 85 C36H53N2O2 545,4029 545,4064
10 87 C38H57N2O3 589,4363 589,4329
11 88a C38H55N2O4 603,4156 603,4115
12 83b C35H53N2O2 533,4001 533,4070
13 88b C36H53N2O4 561,4050 561,4012