Tình hình khai thác vàng sa khoáng và các tác động đến môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giải pháp khai thác mỏ vàng sa khoáng na rì tỉnh bắc kạn nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường đất (Trang 22 - 29)

Cho đến nay, tình trạng khai thác vàng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, thiên nhiên vẫn diễn ra thường xuyên ở tỉnh Bắc Kạn. Do hiện tượng khai thác vàng trái phép ồ ạt của nhân dân địa phương nên hiện nay môi trường các vùng mỏ vàng sa khoáng trong khu vực nghiên cứu đang bị ô nhiễm nặng nề.

Rác thải sinh hoạt của công nhân khai thác vàng, dầu mỡ, chất thải của máy móc, nước thải của quá trình khai thác, tuyển luyện,... là những nguồn gây ô nhiễm chính, ảnh hưởng đến mỹ quan và đời sống của nhân dân trong vùng. Sông Ngân Sơn, nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất của người dân địa phương đang bị ô nhiễm nặng do ảnh hưởng của khai thác vàng (Bảng 1.5).

Các điểm khai thác vàng sa khoáng trái phép đã từng là những điểm nóng về an ninh, trật tự xã hội, có trình độ dân trí thấp, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp và trồng rừng. Theo phản ánh của người dân tại xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) tình trạng khai thác vàng trái phép lại diễn ra khá ngang nhiên, với phương

16

tiện, máy móc hiện đại của nhiều nhóm “vàng tặc” tại khu vực các thôn Khinh Héo, Pác Nạn, Khuổi Ngoạ.

Tại thôn Khuổi Ngọa, việc khai thác chủ yếu bằng cách đào hầm, hang. Đặc biệt, phần lớn các hang đều đào ở những vị trí phía dưới của những điểm đã bị sạt lở do mưa hoặc do khai thác có taluy cao đến cả trăm mét, cửa hang không có chống nên rất dễ bị sập. Mỗi hang khi khai thác thường có gần chục người đào bới ở bên trong nếu bị sạt lở thì rất nguy hiểm.

Hiện nay việc khai thác vàng ở Bắc Kạn diễn ra rất lộn xộn, không có quy hoạch và quản lý chặt chẽ. Tại thôn Pác Nạn, các đội khai thác hoạt động ngang nhiên giữa ban ngày, với hình thức đào hang, làm lò, cùng với nhiều loại máy móc và các trang thiết bị cần thiết phục vụ khai thác, lọc, tuyển vàng. Việc khai thác vàng trái phép diễn ra ngày cáng phổ biến, cũng có đoàn đến kiểm tra nhưng vì làm thủ công nên chỉ nhắc nhở, cũng có trường hợp bị lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính.

Việc khai thác vàng trong khu vực thôn đã được báo cáo lên xã, tổ đội của xã cũng đã vào kiểm tra lập biên bản và nhắc nhở, nhưng do quy mô nhỏ nên chính quyền xã đã không xử lý triệt để. Việc khai thác vàng trái phép ngoài việc làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong thôn khi tiếng ồn của máy nổ chạy cả ngày đêm còn làm mất diện tích đất nông nghiệp và ô nhiễm các con sông, suối.

Bảng 1.5. Hiện trạng ô nhiễm nước sông Ngân Sơn

Nhóm Loại chỉ tiêu

Giá trị hàm lượng (mg/l)

QCVN 08:2008/BTNMT

Cột A2 (mg/l) Trung

bình Max Min

Nguyên tố vi lượng

As 0,0034 0,0230 <0,001 0,02 Hg <0,004 <0,006 <0,002 0,001

Pb 0,0015 0,0220 <0,001 0,02

Zn 0,24 3,09 <0,01 1,0

Mn 0,0227 0,4000 <0,001 *0,5 Sn 0,0006 0,0050 <0,001 *1

17 Nhóm Loại chỉ

tiêu

Giá trị hàm lượng (mg/l)

QCVN 08:2008/BTNMT

Cột A2 (mg/l) Trung

bình Max Min

Cd 0,0001 0,0011 <0,0002 0,005

Sb 0,006 0,01 <0,02 **0,005

Nhóm phenol, CN-, F, I

Phenol 0,0017 0,0030 <0,001 0,005

CN- 0,3 0,4 <0,2 0,01

F 0,09 0,51 <0,05 1,5

I 0,0024 0,0095 <0,0001 *0,005

Nhóm hợp chất ni tơ

N-NH4+ <0,01 0,01 <0,01 0,2

N-NO3- 5,86 81,00 0,19 5

N-NO2- 0,03 0,37 <0,01 0,02

* Giá trị hàm lượng tối đa cho phép theo Tiêu chuẩn của Bộ y tế.

** Giá trị hàm lượng tối đa cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN: 2003.

Theo Báo cáo số 96/BC-UBND, ngày 19/11/2012 của Ủy ban nhân dân xã Bằng Vân gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ngân Sơn, xã đã kiểm tra và giải tỏa tại 3 điểm là Nà Phai (thôn Pác Nạn); Vi Ba (thôn Khuổi Ngọa); Mèo Đăm (thôn Khinh Héo), lập biên bản 10 nhóm khai thác khoáng sản trái phép, với hình thức khai thác thủ công, đào hang [23].

Tại các xã Thuần Mang (Ngân Sơn), Lương Thượng, Lương Thành, Lạng San, Kim Hỷ (Na Rì) đâu cũng thấy cảnh máy nổ, máy xúc, giàn tuyển với sự hỗ trợ của người dân ra sức khai thác vàng trái phép, dẫn đến tàn phá môi trường tự nhiên góp phần vào việc gây thất thoát một nguồn tài nguyên lớn của quốc gia (Hình 1.1).

18

Hình 1.1. Tình trạng khai thác vàng trái phép xảy ra phổ biến Na Rì (Bắc Kạn) Nguồn [23]

Cách trung tâm xã Thuần Mang khoảng 2km dọc theo quốc lộ 279 có rất nhiều điểm khai thác vàng trái phép, nhiều diện tích đất nông nghiệp đã biến thành những bãi khai thác vàng ngổn ngang đất đá. Nhiều máy nổ, máy xúc, hệ thống sàng tuyển vàng được cất giấu ven suối và triền đồi. Tình trạng khai thác vàng trái phép lấn vào đất nông nghiệp tại địa phương ngày càng tinh vi và được sự hậu thuẫn của người dân địa phương bằng những hình thức như người dân có đất câu kết với các chủ máy để khai thác vàng, sản phẩm làm ra chia đôi, hoặc dân bán đất cho các bưởng vàng nhưng không hề báo cáo chính quyền địa phương.

Dọc theo quốc lộ 279 về phía trung tâm huyện Na Rì, trên đường đi qua các xã Lạng San, Lương Thượng chứng kiến rất nhiều điểm khai thác vàng trái phép ven đường. Nhìn từ trên cao xuống, nước trên nhiều đoạn dòng chảy sông đỏ quạch (hình 1.2), có tới 6 máy xúc cùng hệ thống sàng tuyển vàng đang hoạt động hết công suất trên đoạn sông dài khoảng 100m.

19

Hình 1.2. Dòng sông bị ô nhiễm do khai thác vàng sa khoáng.

Qua tìm hiểu thì được biết, đây là mỏ Nà Diệc, đơn vị đang khai thác là Cty TNHH Hải Điệp, được cấp phép khai thác cát và tận thu vàng sa khoáng. Nhưng tại hiện trường khai thác cát không có cát mà chỉ có đất đá dưới lòng sông được máy xúc đưa lên giàn tuyển. Theo người dân sống xung quanh thì đây là điểm khai thác vàng chứ không phải khai thác cát và chủ yếu hoạt động vào ban đêm (Hình 1.3).

Hình 1.3. Được cấp phép khai thác cát và tận thu vàng sa khoáng, nhưng Cty TNHH Hải Điệp lại khai thác vàng là chủ yếu. Nguồn [23]

20

Sự thiếu trách nhiệm trong quản lý của cơ quan chức năng địa phương đã khiến rất nhiều diện tích đất nông nghiệp, đất rừng trở nên hoang tàn không canh tác được, điển hình là tại mỏ Tốc Lù, thôn Kim Vân, xã Kim Hỷ (Na Rì), trước đây do Cty cổ phần Tấn Thành khai thác, nhưng sau đó Công ty giải thể, chính quyền các cấp của tỉnh Bắc Kạn cũng không biết thông tin về công ty này. Công tác hoàn thổ tại mỏ Tốc Lù vẫn chưa được hoàn thiện [23].

Người dân thiếu đất sản xuất nên không ít người trong số đó đã vào các điểm khai thác vàng trái phép ngay cả trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ thuộc huyện Na Rì có diện tích hàng chục hécta. Đây là nơi lưu trữ và bảo tồn của nguồn gen quý giá của các loài động thực vật quý hiếm. Cũng vì vậy mà nhiều diện tích rừng ở đây bị phá hủy, mặt đất bị đào xới trở nên nham nhở, dòng suối Tốc Lù ô nhiễm nặng..., (Hình 1.4).

Ngoài khu vực rừng Kim Hỷ có tình trạng khai thác vàng trái phép gây ảnh hưởng đến rừng thì ở rất nhiều nơi khác trên địa bàn huyện Na Rì đều xảy ra tình trạng chung như vậy, dọc theo các khe suối, ven sông có các máy bơm với sự hỗ trợ của đầu máy nổ công suất lớn bơm nước lên đồi cách vài cây số, ở đó có đội ngũ khai thác vàng đang tàn phá thiên nhiên, môi trường. Tại mỏ Nà Làng, quan sát kỹ mỏ này được khai thác theo quy trình khép kín đã phần nào hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm tiếng ồn vượt nhiều lần quy chuẩn cho phép. Nhiều người dân sinh sống gần mỏ phản ảnh rằng họ không ngủ được bởi tiếng ồn của máy móc hoạt động suốt ngày đêm để khai thác vàng.

Hình 1.4. Ngay phía sau bảng cấm này là một đại công trường khai thác vàng trái phép trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ. Nguồn [23]

21

Tại thôn Chợ Cũ, xã Lạng San, huyện Na Rì, công trình hồ sinh thái đã được Công ty An Thịnh xây dựng sau khi khai thác vàng nhưng không có tác dụng điều hòa môi trường vì nước ở hồ cũng đã bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Na Rì là một trong huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Kạn, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp kết hợp chăn nuôi và một số ngành nghề tiểu thủ công. Hoạt động khai thác, đào đãi vàng tự nhiên đã đem lại lợi ích kinh tế lớn, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng cho nền kinh tế, tạo được công ăn việc làm tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Xét về mặt KT-XH, hoạt động khai thác vàng sa khoáng đã kích thích hoạt động sản xuất và dịch vụ ở địa phương, cung cấp cho thị trường khối lượng vàng tương đối lớn và tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Bên cạnh đó còn tồn tại rất nhiều bất cập của việc khai thác vàng sa khoáng tác động đến môi trường như diện tích đất canh tác bị thu hẹp, địa hình biến đổi, suy giảm nguồn nước, ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng lớn đến tình hình sức khỏe công nhân khai thác cũng như người dân xung quanh khu vực mỏ.

22

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giải pháp khai thác mỏ vàng sa khoáng na rì tỉnh bắc kạn nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường đất (Trang 22 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)