Tình hình khai thác vàng và các tác động đến môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giải pháp khai thác mỏ vàng sa khoáng na rì tỉnh bắc kạn nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường đất (Trang 45 - 59)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2.4. Tình hình khai thác vàng và các tác động đến môi trường

Na Rì là vùng được xác định là có trữ lượng vàng khá lớn, đã được người Trung Quốc khai thác từ cuối thế kỷ 19. Trong thời kỳ thuộc Pháp từ năm 1910 đến 1939 người Pháp cũng tiến hành thăm dò khai thác vàng ở Ngân Sơn và Na Rì. Việc khai thác vàng ở Ngân Sơn, xã Lương Thượng cũng được tiến hành trong thời kỳ này bằng phương pháp thủ công với quy mô nhỏ. Thời kỳ từ năm 1955 đến nay nhiều đoàn địa chất đã tìm kiếm, thăm dò tại khu vực này. Việc thành lập các bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000 và 1/50.000 do Liên đoàn bản đồ Địa chất miền Bắc tiến hành.

Năm 1988 xí nghiệp khai thác vàng đầu tiên do tỉnh Bắc Thái thành lập và đã tiến hành khai thác vàng sa khoáng ở Tân An nhưng thua lỗ nên đã giải thể. Sau này xí nghiệp luyện kim màu tiếp quản, tiến hành khai thác đến nay. Từ năm 1987 đến nay, hàng ngàn người từ các nơi đến khai thác vàng tự do và nửa tự do làm phần mặt của sa khoáng vàng bị tàn phá nặng nề. Nhìn chung, các đơn vị khai thác này do không có tài liệu điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản vàng sa khoáng dẫn đến việc khai thác mỏ bằng phương pháp thủ công có hiệu quả kinh tế chưa cao và gây tác động môi trường nghiêm trọng..

Bên cạnh các khu vực khai thác vàng sa khoáng ở lòng sông suối; các khu vực bãi bồi phía trên và sườn đồi cũng bị đào bới ngổn ngang để tìm quặng gốc, dựng lều, lán tạm cho công nhân đã làm ảnh hưởng lớn đến địa hình cảnh quan khu vực. Các vùng khai thác vàng sa khoáng đã chia cắt địa hình tự nhiên thành các bãi ngổn ngang vật liệu, đào bới xen kẽ với các hố khai thác. Hoạt động khai thác cũng làm xáo trộn quy luật dòng chảy tự nhiên, làm hiện tượng xói lở, bồi lắng lòng sông gia tăng. Do hầu hết các điểm khai thác vàng đếu là trái phép do người dân địa phương tự tổ chức, thiếu sự quản lý của cơ quan Nhà nước và không quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường nên hiện nay môi trường các vùng mỏ vàng sa khoáng đang bị ô nhiễm nặng nề (Phụ lục 2: Hình 1 – 6).

Trong quá trình khai thác quặng dưới bất kỳ hình thức nào, môi trường xung quanh cũng bị ảnh hưởng trực tiếp, đặc biệt là môi trường đất và nước. Mức độ ảnh

39

hưởng tuỳ thuộc vào quy mô khai thác, thời gian khai thác, phương tiện khai thác và các biện pháp bảo vệ môi trường.

3.2.4.2. Các nguồn gây ô nhiễm từ khu vực khai thác vàng sa khoáng ở Na Rì - Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sông Na Rì do nước thải khai thác mỏ

Nước sử dụng trong hoạt động khai thác vàng tại khu vực Na Rì chủ yếu lấy trực tiếp trên con sông Na Rì hoặc nước ngầm, sau khi sử dụng để tuyển vàng đều được thải trực tiếp xuống sông Na Rì. Hệ quả là dầu mỡ (thất thoát trong quá vận hành máy móc sản xuất) và một lượng lớn TSS được khuấy trộn đất đá và đổ thẳng ra sông mang theo nhiều chất ô nhiễm. Để đánh giá mức độ ô nhiễm do hoạt động khai thác vàng, chúng tôi có tiến hành lấy mẫu và phân tích nước thải 6 vị trí trong những khu vực khai thác trọng điểm. Kết quả được trình bày tại (bảng 3.3 và bảng 3.4).

Bảng 3.3. Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải khai thác vàng sa khoáng vào mùa khô năm 2012

TT Thông số Đơn vị Hàm lượng TCVN5945:2005

min max Trung bình Ct A Ct C

1 Giá trị pH 1 - 14 7,01 7,10 7,05 6-9 5-9

2 TSS mg/l 53.472 63.721 60.299 50 200

3 Dầu-mỡ khoáng mg/l 69,15 92,28 78,73 5 10

4 COD mgO2/l 598,12 671,58 634,94 50 400

5 BOD5 mgO2/l 289,42 321,47 305,68 30 100

6 Nts mg/l 31,61 33,58 32,45 15 60

7 Pts mg/l 4,97 5,35 5,09 4 8

8 Xianua mg/l 0,49 0,71 0,58 0,07 0,2

9 Thủy ngân mg/l 0,025 0,039 0,032 0,005 0,01

40

Bảng 3.4. Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải khai thác vàng mùa mưa năm 2012

TT Thông số Đơn vị Hàm lượng TCVN5945:2005

min max Trung bình Ct A Ct C

1 Giá trị pH 1 - 14 6,81 6,98 6,92 6-9 5-9

2 TSS mg/l 72.284 82.688 75.347 50 200

3 Dầu-mỡ khoáng mg/l 75,83 85,84 78,86 5 10

4 COD mgO2/l 631,41 698,30 666,78 50 400

5 BOD5 mgO2/l 305,53 333,33 321,05 30 100

6 Nts mg/l 33,44 36,44 34,51 15 60

7 Pts mg/l 5,06 5,52 5,33 4 8

8 Xianua mg/l 0,47 0,65 0,57 0,07 0,2

9 Thủy ngân mg/l 0,019 0,032 0,026 0,005 0,01

Như vậy, qua 02 đợt khảo sát vào mùa mưa và mùa khô đều cho thấy nước thải khu vực khai thác vàng đã xả thải ra môi trường nước sông Na Rì một lượng lớn các chất ô nhiễm. Hàm lượng các thông số đều khá giống nhau giữa 2 mùa thể hiện quy mô khai thác cũng như công nghệ khai thác vàng tại đây trong 2 mùa là không thay đổi.

Hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng rất cao, cao hơn giới hạn cho phép đối với nước thải công nghiệp (TCVN 5945:2005 cột C) đến 301 lần vào mùa khô và 377 lần vào mùa mưa (hình 3.3). Điều này lý giải vì sao nước sông Na Rì thời gian những năm gần đây luôn rất đục và có nguy cơ bị “bức tử” như một số phương tiện thông tin đại chúng đã nêu.

41

Hình 3.3. Hàm lượng trung bình của TSS trong nước thải mỏ vàng sa khoáng

Do các thiết bị khai thác vàng đều được chạy bằng dầu, trang thiết bị hầu hết đều do dân tự chế hoặc mua của Trung Quốc nên lượng dầu thừa hoặc rò rỉ ra sông trong quá trình khai thác cũng khá lớn. Khi đi qua khu vực khai thác không khó để có thể tìm được các váng dầu trôi nổi tại đây. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng dầu - mỡ khoáng cao hơn GHCP của TCVN 5945:2005 cột C là 1,87 lần vào mùa khô và 7,89 lần vào mùa mưa (hình 3.4).

Hình 3.4. Hàm lượng trung bình của dầu - mỡ khoáng trong nước thải mỏ (mg/l)

Cũng tương tự với các thông số COD, BOD5, Nts và Pts. Các thông số này khi được qua trắc trong 2 mùa đều cho kết quả vượt quá tiếu chuẩn cho phép (TCVN 5945:2005 cột A). Cụ thể, thông số COD vượt quá 13,33 lần vào mùa khô và 13,97 lần

60.299

75.347

67.823

50 200

0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000

Mùa khô Mùa mưa TB năm TCVN 

3945:2005 (A)

TCVN  3945:2005 (C)

Hàm lượng TSS (mg/l)

Thời gian và tiêu chuẩn

79 79 79

5 10

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Mùa khô Mùa mưa TB năm TCVN 

3945:2005 (A)

TCVN  3945:2005 (C)

Hàm lượng du ‐m(mg/l)

Thời gian và tiêu chuẩn

42

vào mùa mưa; BOD5 lần lượt là 10,61 lần và 11,11 lần; Nts là 2,20 lần và 2,43 lần; Pts là 1,29 và 1,38 lần (hình 3.5). Tỷ số giữa COD/Nts và COD/Pts cho ta thấy nguồn ô nhiễm hữu cỡ này có nguồn gốc từ động, thực vật. Hàm lượng chất hữu cơ cao là do quá trình xối nước tuyển vàng đã hòa tan rất nhiều vật chất hữu cơ đã được chôn vùi trong đất và thải vào môi trường nước.

Hình 3.5. Hàm lượng trung bình của COD trong nước thải mỏ (mg/l)

Hình 3.6. Hàm lượng trung bình của BOD5 trong nước thải mỏ (mg/l)

635 667 651

50

400

0 100 200 300 400 500 600 700 800

Mùa khô Mùa mưa TB năm TCVN 

3945:2005 (A)

TCVN  3945:2005 (C)

Hàm lượng COD (mg/l)

Thời gian và tiêu chuẩn

306 321 313

30

100

0 50 100 150 200 250 300 350

Mùa khô Mùa mưa TB năm TCVN 

3945:2005 (A)

TCVN  3945:2005 (C)

Hàm lượng BOD5 (mg/l)

Thời gian và tiêu chuẩn

43

Hình 3.7. Hàm lượng trung bình của Nts trong nước thải mỏ (mg/l)

Hình 3.8. Hàm lượng trung bình của Pts trong nước thải mỏ (mg/l)

Trong quá trình tuyển vàng, người dân đã sử dụng một lượng lớn hóa chất chủ yếu là xyanua và thủy ngân. Đây là 2 thông số cực độc hại đối với động vật thủy sinh cũng như con người. Trong nước thải khai thác mỏ, hàm lượng 2 thông số này đã vượt TCVN 5945:2005 cột C. Cụ thể hàm lượng xyanua vượt 2,89 lần vào mùa khô và 2,84 lần vào mùa mưa; hàm lượng thủy ngân cũng vượt 3,24 lần vào mùa khô và 2,64 lần vào mùa mưa.

32 35 33

15

60

0 10 20 30 40 50 60 70

Mùa khô Mùa mưa TB năm TCVN 

3945:2005 (A)

TCVN  3945:2005 (C)

Hàm lượng Nts (mg/l)

Thời gian và tiêu chuẩn

5 5 5

4

8

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Mùa khô Mùa mưa TB năm TCVN 

3945:2005 (A)

TCVN  3945:2005 (C)

Hàm lượng Pts (mg/l)

Thời gian và tiêu chuẩn

44

Hình 3.9. Hàm lượng trung bình của xyanua trong nước thải mỏ (mg/l)

Hình 3.10. Hàm lượng trung bình của thủy ngân trong nước thải mỏ (mg/l)

Với lượng nước thải khai thác vàng trên khu vực được ước tính khoảng 8100 m3/ năm [4], [5] bằng hơn ẵ lượng nước mưa trong khu vực trong 1 năm, lượng chất thải ụ nhiễm đổ vào dòng sông Na Rì không phải nhỏ. Do mùa mưa và mùa khô lượng khai thác là như nhau nên có thể chia đều 8.100m3 nước cho 2 mùa, tải lượng vật chất theo mùa và năm đổ ra sông (bảng 3.5).

0,578 0,568 0,573

0,07

0,20

0,000 0,100 0,200 0,300 0,400 0,500 0,600 0,700

Mùa khô Mùa mưa TB năm TCVN 

3945:2005 (A)

TCVN  3945:2005 (C)

Hàm lượng Xyanua (mg/l)

Thời gian và tiêu chuẩn

0,03

0,03

0,03

0,005

0,01

0,00 0,01 0,01 0,02 0,02 0,03 0,03 0,04

Mùa khô Mùa mưa TB năm TCVN 

3945:2005 (A)

TCVN  3945:2005 (C)

Hàm lượng Hg (mg/l)

Thời gian và tiêu chuẩn

45

Bảng 3.5. Tải lượng vật chất đổ ra sông Na Rì do nước thải mỏ trong 1 năm

TT Thông số Đơn vị Tải lượng

Mùa khô Mùa mưa Cả năm

1 TSS Tấn 244 305 549

2 Dầu-mỡ khoáng kg 318,9 319,4 638,2

3 COD kg 2571,5 2700,5 5272,0

4 BOD5 kg 1238,0 1300,3 2538,3

5 Nts kg 131,4 139,8 271,2

6 Pts kg 20,6 21,6 42,2

7 Xianua kg 2,34 2,30 4,64

8 Thủy ngân kg 0,13 0,11 0,24

Với tải lượng vật chất khá lớn như trên được đổ vào, khúc sông Na Rì hiện đang có nguy cơ ô nhiễm rất cao. Do đặc thù địa hình, dòng chảy khá mạnh vào mùa mưa lũ nhưng lòng sông lại khá cạn có thể lội bộ qua vào mùa khô nên nguy cơ ô nhiễm trong mùa khô là khó tránh khỏi.

- Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sông Na Rì do nước thải sinh hoạt trong quá trình khai thác:

Khu vực sinh sống của người dân khai thác vàng không ổn định trong những dãy nhà dựng tạm, cùng với đó là nhà vệ sinh không đạt tiêu chuẩn. Nguồn nước thải sinh hoạt hoàn toàn không được xử lý và được đổ thẳng xuống sông. Đây cũng là một nguồn góp phần gây ô nhiễm cho dòng sông Na Rì.

Tại 6 vị trí trong khu mỏ khai thác được thu mẫu nước thải mỏ, đồng thời cũng lấy 4 mẫu nước thải sinh hoạt của dân tại các rãnh thoát nước trước khi đổ thẳng ra sông. Kết quả phân tích được thể hiện tại bảng 3.6

46

Bảng 3.6. Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại các khu khai thác vàng trong mùa khô năm 2012

TT Thông số Đơn vị Hàm lượng TCVN 5945: 2005 min max Trung bình Ct A Ct C

1 TSS mg/l 353 1125 563 50 100

2 COD mgO2/l 732 1435 1064 - -

3 BOD5 mgO2/l 540,02 863,10 681,98 30 50

4 Nts mg/l 39,40 86,10 62,07 - -

5 Pts mg/l 6,59 13,80 9,65 - -

6 Tổng Coliform MPN/100

ml 103 109 107 3000 5000

Bảng 3.7. Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại các khu khai thác vàng trong mùa mưa năm 2012

TT Thông số Đơn vị Hàm lượng QCVN 14: 2008

min max Trung bình A B

1 TSS mg/l 572 863 715 50 100

2 COD mgO2/l 741 1.227 1.022 - -

3 BOD5 mgO2/l 544,64 704,20 642,35 30 50

4 Nts mg/l 38,14 74,20 55,89 - -

5 Pts mg/l 6,50 10,25 8,72 - -

6 Tổng Coliform MPN/100

ml 103 108 106 3.000 5.000

Tỷ số COD/BOD5 dao động trong khoảng 1,33 - 1,86 thể hiện các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt tại đây hoàn toàn do quá trình sinh hoạt của con người hoặc động vật tạo ra. Điều đó càng thể hiện rõ trong tỷ số giữa COD/Nts và COD/Pts.

47

Nước thải sinh hoạt đã vượt quá giới hạn nhiều lần trên các thông số TSS, lượng oxy tiêu hao sinh hóa và tổng khuẩn Coliform. Cụ thể các thông số trên vượt quá giới hạn QCVN 14:2008 tại cột B là: TSS vượt 5,63 lần vào mùa khô và 7,15 lần vào mùa mưa; BOD5 lần lượt là 13,64 lần và 12,85 lần. Đáng kể nhất phải nói tới tổng khuẩn Coliform, trong mùa khô số lượng đã vượt quá 200 lần và mùa mưa vượt quá 2.000 lần.

Trung bình mỗi người sử dụng 200l/ngày, lưu lượng nước thải sẽ khoảng 135 lít. Như vậy, một người sẽ thải khoảng 50m3/năm nước dùng cho sinh hoạt. Với tổng số người đang khai thác vàng tại khu vực nghiên cứu khoảng 2.000 người, lượng nước thải sinh hoạt ra môi trường vào khoảng 100.000m3/năm. Trên cơ sở đó kết hợp với số liệu phân tích, tính được tải lượng vật chất thải vào sông Na Rì qua nước thải sinh hoạt (bảng 3.8).

Bảng 3.8. Tải lượng vật chất đổ ra sông Na Rì do nước thải sinh hoạt trong 1 năm

TT Thông số Đơn vị Tải lượng

Mùa khô Mùa mưa C năm

1 TSS kg 562,8 715,4 1.278,2

2 COD kg 1.063,6 1.022,4 2.086,0

3 BOD5 kg 682,0 642,4 1.324,3

4 Nts kg 62,1 55,9 118,0

5 Pts kg 9,7 8,7 18,4

Có thể nhận thấy, trong một năm lượng chất thải hữu cơ do nước thải sinh hoạt đổ vào sụng Na Rỡ khụng hề nhỏ. Tớnh tải lượng cú giỏ trị bằng hơn ẵ tải lượng chất hữu cơ do nước thải mỏ đổ vào sông. Lượng thải này đặc biệt nguy hiểm dễ gây ra hiện tượng phú dưỡng cục bộ và dịch bệnh khi mùa khô lưu lượng nước chảy trên sông Na Rì rất thấp.

3.2.4.3. Tác động của các hoạt động khai thác vàng đến môi trường nước

Trong quá trình khảo sát thực tế, tiến hành thu 6 mẫu nước trên sông Na Rì phía trên thượng nguồn và hạ lưu nhằm kiểm chứng tài liệu qua đó đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước do quá trình khai thác vàng tạo ra (bảng 3.9 và bảng 3.10)

48

Bảng 3.9. Kết quả phân tích nước sông Na Rì vào mùa khô năm 2012 TT Thông số Đơn vị Tải lượng

GHCP * Thượng ngun H lưu

1 DO mgO2/l 5,34 4,91 ≥4

2 TSS mg/l 714 813 100

3 COD mgO2/l 31,42 37,53 -

4 BOD5 mgO2/l 19,17 23,27 -

5 N-NO2- mg/l 0,052 0,093 0,02

6 N-NO3- mg/l 10.210 12.720 5

7 N-NH4+ mg/l 0,013 0,079 1

8 Nts mg/l 14.326 19.731 -

9 Pts mg/l 0,154 0.207 -

10 CN- mg/l 0,2732 0,7 0,01

11 Hg mg/l 0,0031 0,0049 0,001 (GHCP theo QCVN 38:2011/BTNMT) Bảng 3.10. Kết quả phân tích nước sông Na Rì vào mùa mưa năm 2012

TT Thông số Đơn vị Tải lượng

GHCP * Thượng ngun H lưu

1 DO mgO2/l 5,64 5,32 ≥4

2 TSS mg/l 812 1.031 100

3 COD mgO2/l 27,82 33,43 -

4 BOD5 mgO2/l 16,97 20,72 -

5 N-NO2- mg/l 0,042 0,081 0,02

6 N-NO3- mg/l 13.210 17.720 5

7 N-NH4+ mg/l 0,029 0,157 1

8 Nts mg/l 14.738 17.324 -

9 Pts mg/l 0,141 0,186 -

10 CN- mg/l 0,1732 0,4633 0,01

11 Hg mg/l 0,0027 0,0042 0,001 (GHCP theo QCVN 38:2011/BTNMT )

49

Do khai thác vàng, nước sông Na Rì đã đổi màu thành nâu đỏ. Hàm lượng TSS khi chảy qua khu vực khai thác vàng đều tăng hàm lượng lên 1,13 lần vào mùa khô và 1,27 lần vào mùa mưa. Nếu so sánh với GHCP dành cho nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh QCVN 38:2011/BTNMT thì hàm lượng TSS vượt giới hạn từ 7 – 10 lần theo cả 2 mùa mưa và khô. Có hiện tượng này phần lớn là do các cơ sở khai thác hoạt động khai thác vàng không tuân thủ đúng cam kết bảo vệ môi trường.

Hàm lượng COD và BOD5 tại sông Na Rì đều có xu thế tăng từ phía thượng nguồn xuống phía hạ lưu. Tỷ số giữa COD/BOD5 khá lớn, có hiện tượng này là do chất hữu cơ trong nước có ngồn gốc từ lớp mùn dễ phân hủy bề mặt chảy tràn xuống sông do quá trình tự nhiên (mưa lũ) và nước thải sinh hoạt. Quá trình khai thác vàng sa khoáng làm mất một phần lớn lớp phủ bề mặt gây nên hiện tượng xói mòn đất trồng trọt rất nhanh qua đó góp phần làm tăng tỷ số COD/BOD5.

Cùng với hàm lượng chất hữu cơ tăng, hàm lượng các dạng ion của nitơ cũng tăng mạnh cả theo 2 mùa. Ngoài hàm lượng của amoni, hàm lượng của nitrat và nitrit đều đã vượt quá GHCP cả trên thượng nguồn và dưới hạ lưu sông Na Rì. Trong mùa mưa hàm lượng nitrat tăng có thể do nước mưa tự nhiên đã bổ xung một lượng đáng kể, tuy nhiên do lưu lượng nước nhiều, dòng chảy mạnh cùng lượng oxy hòa tan trong nước tăng giúp hàm lượng của amoni và nitrit đều giảm do tham gia triệt để quá trình nitrat hóa.

Hàm lượng Pts và Nts đều tăng vào mùa mưa và có xu thế tăng khi chảy qua khu vực khai thác.

Hàm lượng thủy ngân khá cao trong nước sông Na Rì. Có hiện tượng này do hóa chất sử dụng trong quá trình tuyển vàng được đổ thẳng ra sông. Cụ thể hàm lượng xianua cao hơn GHCP 3,1 lần phía thượng nguồn và xuống cuối hạ lưu đã tăng lên là 4,9 lần trong mùa khô. Tỷ số đó được giảm đi vào mùa mưa, hàm lượng thủy ngân chỉ còn cao hơn GHCP 2,7 lần trên thượng nguồn và 4,2 lần phía hạ lưu. Điều này rất đáng lo ngại do thủy ngân là nguyên tố rất độc. Thủy ngân dạng muối hòa tan dễ dàng bị hấp phụ trên bề mặt keo sét có rất nhiều trong môi trường nước. Keo sét sẽ được lắng đọng trong điều kiện thủy văn thích hợp (yên tĩnh, dòng chảy nhẹ) chính là nơi lý tưởng cho hệ thống động vật sinh vật phát triển, tại đó Thủy ngân sẽ đi dần vào chuỗi thức ăn của

50

sinh vật và đích đến cuối cùng là con người. Độc tính của thủy ngân phụ thuộc vào dạng hợp chất hóa học của thủy ngân: thủy ngân II độc hơn thủy ngân I, thủy ngân hữu cơ độc hơn thủy ngân vô cơ. Khoảng 80% thủy ngân kim loại bị hấp phụ trên phổi và nằm lại trong cơ thể khi hít phải hơi thủy ngân. Hàm lượng thủy ngân còn lại bị lưu ở vùng mũi và vùng miệng. Thủy ngân kim loại ít bị hấp phụ ở vùng ruột và dạ dày, thủy ngân vô cơ trong cơ thể hầu như tích lũy tại thận. Thủy ngân hữu cơ thì tồn tại trong máu và các mô trong cơ thể.

Khi thủy ngân thâm nhập vào trong cơ thể người nó phá hủy chủ yếu là hệ thống thần kinh trung ương và thận, nó cũng gây hư hại các mang sinh học và làm giảm hàm lượng các axit ribonucleic trong tế bào. Metyl thủy ngân có thể hòa tan trong mỡ, nó gây hư hại chọn lọc một số vùng của não, gây những hiệu ứng như mất trí nhớ, thị giác kém, thính giác kém. Hàm lượng thủy ngân cho phép của WHO và hầu hết các nước là 1g/l.

Hàm lượng xyanua xuất hiện với hàm lượng khá cao trong môi trường nước càng khẳng định xianua và thủy ngân tồn tại trong môi trường nước là do hoạt động khai thác vàng của con người. Tại sông Na Rì, hàm lượng xyanua đã vượt GHCP 27 lần phía thượng nguồn và tăng lên 70 lần phía hạ lưu vào mùa khô. Hàm lượng xyanua vượt GHCP có giảm vào mùa mưa nhưng vẫn rất cao (khoảng 17 lần phía trên thượng lưu và 46 lần sau khi chảy qua khu vực khai thác vàng). Có thể hàm lượng xyanua vào mùa mưa giảm hơn so với mùa khô là do lưu lượng nước mùa mưa tăng.

3.2.4.4. Tác động của các hoạt động khai thác vàng đến môi trường không khí Trong quá trình khai thác mỏ, chế biến khoáng sản, chất ô nhiễm chủ yếu là bụi và khí độc phát sinh từ giai đoạn mở mỏ, xây dựng các cơ sở hạ tầng trên mỏ, xúc bốc, san gạt đất đá, sàng tuyển quặng, ...

Các ảnh hưởng đến môi trường không khí trong quá trình vận chuyển cát quặng từ khai trường về khu chế biến gây tiếng ồn, khí thải của phương tiện giao thông vận tải và chứa các chất ô nhiễm bao gồm bụi, khói, khí độc: SO2, NO2, CO, VOC.

Quá trình sàng tuyển cát quặng chủ yếu là phát sinh tiếng ồn và bụi. Thuốc tuyển trong trong quá trình tuyển nổi chủ yếu là xúc tác tạo bọt, tăng độ bám dính các hạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giải pháp khai thác mỏ vàng sa khoáng na rì tỉnh bắc kạn nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường đất (Trang 45 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)