2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Các mẫu thu thập bao gồm nước thải mỏ, nước thải sinh hoạt và mẫu đất thuộc phạm vi ảnh hưởng của các mỏ vàng sa khoáng, nước mặt sông Na Rì thuộc địa phận huyện Na Rì.
Tổng số lượng mẫu nghiên cứu là 20 mẫu trong đó có 6 mẫu nước thải mỏ, 4 mẫu nước thải sinh hoạt, 4 mẫu đất, 6 mẫu nước mặt được lấy theo 02 mùa là mùa mưa và mùa khô. Kết quả trong bảng nghiên cứu thể hiện kết quả trung bình của mẫu nghiên cứu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp tiếp thu kế thừa các nguồn tài liệu đã có
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích và xử lý tất cả thông tin, tài liệu, dữ liệu có liên quan trên phạm vi nghiên cứu mỏ vàng sa khoáng Na Rì – Bắc Kạn được tiến hành từ bước lập đề cương cũng như trong suốt quá trình thực hiện. Các nguồn tài liệu thu thập từ các ngành: Địa chất, địa chất thuỷ văn, môi trường … và các ban ngành khác liên quan. Cụ thể các tài liệu về kỹ thuật như: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội, số liệu quan trắc MT và báo cáo ĐTM của Công ty Cổ phần Tư vấn Khảo sát Thiết kế và Xây dựng Mỏ địa chất, Báo cáo tìm kiếm đánh giá sa khoáng vàng Lương Thượng, Na Rì, Bắc Kạn của Liên đoàn Địa chất Đông Bắc, thông tin chuyên đề KHKT Địa chất: Các mỏ vàng trên thế giới phân loại hình mỏ theo định lượng,...
Bên cạnh đó, việc khai thác và tìm hiểu các văn bản pháp luật có liên quan như Luật BVMT Việt Nam có hiệu lực từ 01/7/2006. Nghị định 80/NĐ – CP của chính phủ ngày 9/8/2006 hướng dẫn thi hành Luật BVMT, các QCMT, TCMT về các thành phần MT đang hiện hành...
Tài liệu, số liệu thu thập từ nhiều nguồn và trong những thời điểm khác nhau nên chúng tôi đã phân tích, đánh giá những thông tin phù hợp với điều kiện môi trường khai thác vàng sa khoáng, điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu. Ngoài việc đánh giá, phân tích chúng tôi có bổ sung các số liệu thông qua việc tính toán, so sánh
23
lý thuyết với thực tế từ đó đưa ra kế hoạch bổ sung nghiên cứu và triển khai các nội dung nghiên cứu theo yêu cầu của đề tài luận văn.
2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Đây là phương pháp được áp dụng nghiên cứu chủ yếu để thực hiện đề tài và được triển khai trên hầu hết địa bàn đã và đang khai thác của khu vực mỏ vàng sa khoáng Na Rì – Bắc Kạn. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa bao gồm các nội dung khảo sát điều tra nguyên nhân, mức độ ô nhiễm môi trường đất, nước và lấy mẫu phân tích các chất ô nhiễm trong phạm vi khu vực nghiên cứu. Thông qua việc điều tra, khảo sát, chụp ảnh tiến hành xác định diện tích khai thác, hiện trạng khai thác, tác động MT, đánh giá sơ bộ chất lượng MTĐ, MTN đồng thời tìm hiểu công tác quản lý, tình hình phát triển KT-XH vùng nghiên cứu (Phụ lục1: Hình 1-4).
+ Môi trường nước: Khảo sát tổng thể đặc điểm nước mặt, nước ngầm và khả năng vận chuyển, lan toả khi nguồn nước bị ô nhiễm; xác định, đo đạc các thông số về tính chất vật lý của nước, màu sắc, độ đục; đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm và xác định nguồn nước thải gây ô nhiễm; đánh giá khả năng ảnh hưởng của nguồn nước bị ô nhiễm đến môi trường sống.
+ Môi trường đất: Khảo sát sơ lược về thành phần, đặc điểm phân bố, khả năng trồng trọt của đất trồng liên quan khu vực mỏ vàng sa khoáng; điều tra làm rõ các nguồn thải từ khai thác, tuyển luyện vàng sa khoáng tác động đến môi trường đất xung quanh; khoanh định và đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm đất.
Lấy mẫu giám định chất thải, bảo quản và phân tích mẫu môi trường đảm bảo tính chính xác, khách quan, khoa học và phù hợp với tình hình thực tế. Xác định và lấy tổng số 20 mẫu nhằm giám định chất lượng đất, nước thải sản xuất, nước mặt tại tất cả các điểm xả ra ngoài phạm vi quản lý của các cơ sở khai thác và tuyển luyện quặng vàng sa khoáng dọc theo dòng sông Na Rì thuộc địa phận 3 xã: Kim Hỷ, Lương Thượng, Lạng San – huyện Na Rì – tỉnh Bắc Kạn
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Đối tượng phỏng vấn là các cán bộ phụ trách công tác bảo vệ môi trường tại các ban ngành địa phương, các công ty hiện đang khai thác vàng sa khoáng trong khu vực nghiên cứu, cán bộ y tế, công nhân đang làm việc tại các khai trường, lao động khai thác vàng thủ công, người dân vùng sở tại nhằm mục đích thu được những thông tin đáng tin cậy và nhanh nhất về các vấn đề ảnh hưởng của việc khai thác vàng sa khoáng
24
đến MT, diện tích canh tác nông nghiệp, diện tích rừng, đến người lao động trực tiếp sản xuất tại mỏ và cộng đồng dân cư sinh sống xung quanh khu vực khai thác. Tác động đến các mặt khác trong đời sống KT-XH của địa phương.
Công tác thu thập thông tin gồm các nội dung khoảng cách nhà ở của người được phỏng vấn đến khu vực khai thác và tuyển luyện vàng sa khoáng; quy mô và đối tượng của mỏ; công nghệ khai thác và tuyển luyện; hóa chất và các chất độc hại sử dụng trong quá trình khai thác và tuyển luyện vàng sa khoáng; mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường do khai thác và tuyển luyện vàng sa khoáng gây ra; tham vấn ý kiến của người dân về môi trường bị ô nhiễm và sự ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người tại các khu dân cư.
Phương pháp này đã được tiến hành song song với phương pháp đánh giá nhanh MT trong thời gian điều tra tại hiện trường khu vực nghiên cứu. Phương pháp đánh giá nhanh có mục tiêu, nhiệm vụ làm rõ hiện trạng khai thác, hiện trạng môi trường tại tất cả các mỏ khai thác và tuyển luyện vàng sa khoáng được cấp phép, không được cấp phép và đã ngừng hoạt động thuộc 3 xã Kim Kỷ, Lương Thượng, Lạng San huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm. Tiến hành khảo sát, điều tra đánh giá diện tích lan tỏa và mức độ ô nhiễm môi trường nước, đất ra ngoài phạm vi khu vực mỏ trên cơ sở đó thiết kế phương án lấy các loại mẫu để đánh giá định lượng mức độ ô nhiễm.
2.2.4. Phương pháp phân tích mẫu
Công tác phân tích được sử dụng trong việc quan trắc các mẫu nước mặt, nước thải, đất thải trong quá trìnhkhai thác, tuyển luyện vàng. Điều này được thực hiện tuân thủ chặt chẽ đảm bảo đúng các tiêu chuẩn về lấy mẫu nước, mẫu đất đá cho từng loại.
Phương pháp phân tích dựa theo phương pháp chuẩn trong lĩnh vực chuyên ngành.
Các kết quả phân tích được so sánh với TCVN và QCVN trên cơ sở đó đánh giá được hiện trạng MT khu vực mỏ vàng sa khoáng Na Rì – Bắc Kạn.
Các thông số ô nhiễm nước được phân tích gồm: pH, DO, BOD5, COD, Chất rắn lơ lửng (SS), Hg, CN-, Dầu mỡ, Coliform, tổng Nitơ, tổng Phốtpho, nhóm hợp chất Nitơ.
Các thông số ô nhiễm đất được phân tích là: Thành phần cơ giới của đất, cChất hữu cơ, tổng Nitơ, tổng Phốtpho, tổng Kali, As, Hg, Pb, Cd, Cr (VI), Cr (III), Cu, Zn, Ni, Mn, Fe, Sb, Sn, CN-, F, I. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích được thể hiện ở bảng 2.1.
25
- Mẫu nước thải và nước mặt được lấy theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam.
Cụ thể:
+ Nước thải được lấy theo TCVN 6663-10:2008 và bảo quản TCVN 6663-3:2008;
+ Nước mặt được lấy theo TCVN 6663-6:2008 và bảo quản TCVN 6663-3:2008;
+ Mẫu đất được lấy và bảo quản theo TCVN 5297:1995.
Mẫu đất lấy tại trung tâm khu vực ô nhiễm, gần các bãi thải, sau đó lấy theo chiều phát tán của nguồn gây ô nhiễm, khoảng cách mẫu đầu tiên so với nguồn gây ô nhiễm khoảng 25m; các mẫu tiếp theo khoảng cách thưa dần từ 50 đến 100m. Ngoài ra, trong khu vực khai thác bố trí lấy một số mẫu gần khu mỏ nhưng không bị ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm, nhằm mục đích xác định chất lượng và đối sánh hàm lượng các thông số môi trường giữa đất không ô nhiễm và đất bị ô nhiễm, để xác định chủ thể gây ô nhiễm môi trường đất. Mẫu đất chủ yếu lấy trong tầng thổ nhưỡng, đất trồng trọt của nhân dân.
Mẫu đất được lấy ở ở độ sâu 0-20 cm theo cách lấy mẫu hỗn hợp. Mẫu trầm tích trên sông Na Rì, được thu bằng gàu cạp và các dụng cụ chuyên dùng khác. Mỗi vị trí lấy mẫu đất được lấy từ 3-5 mẫu xung quanh tâm tọa độ vị trí lấy mẫu sau đó trộn đều các mẫu với nhau, chia trung bình và lấy mẫu trung bình cho từng vị trí. Mẫu sau khi thu được chứa trong các chai thủy tinh màu nâu được kí hiệu theo qui định và đem về phòng thí nghiệm. Mẫu được phơi ở nhiệt độ phòng đến khi khô, sau đó được nghiền và qua rây có mắt lưới 0,5mm.
Mẫu nước được lấy tại các mỏ khai thác, tuyển luyện vàng sa khoáng gây ô nhiễm môi trường nước theo nguyên tắc lấy từ vị trí phát thải ô nhiễm sau đó mở rộng ra xung quanh. Mẫu nước thải được lấy trực tiếp từ cửa xả nước thải ra sông Na Rì.
Mẫu nước sông được lấy ở độ sâu khoảng 20cm.
Đối với mẫu nước mặt còn lấy thêm các mẫu ngoài phạm vi không ô nhiễm để đối sánh.
- Thời gian lấy mẫu vào mùa khô và mùa mưa năm 2012. Mùa khô vào tháng 04 và mùa mưa vào tháng 8 năm 2012.
26
Bảng 2.1. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước TT Thông số/
chỉ tiêu
Phương pháp phân tích
1 pH Máy đo pH.
2 COD Phương pháp Bicromat.
3 BOD5 Phương pháp pha loãng theo TCVN 6001-1995.
4 TSS Phương pháp khối lượng sau khi lọc, sấy ở nhiệt độ 105oC đến khối lượng không đổi theo TCVN 4560-1988.
5 Fets Phương pháp so màu.
6 Pts Phương pháp so màu.
7 Kim loại nặng Phương pháp cực phổ và PP quang phổ hấp thụ nguyên tử 8 Các anion Phương pháp so màu.
9 Coliformts Theo TCVN 6187-1: 1996; TCVN 6187-2:1996.
2.2.5. Phương pháp phân tích tổng hợp, tính toán lựa chọn công nghệ.
Từ việc khảo sát điều tra tình hình khai thác, hiện trạng MT cũng như những tác động tiêu cực của hoạt động khai thác vàng sa khoáng. Trên cơ sở nghiên cứu những giải pháp công nghệ khai thác hiện nay của khu vực Na Rì – Bắc Kạn, đã phân tích, đề xuất những giải pháp công nghệ hợp lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm tới môi trường đất, nâng cao hiệu quả kinh tế của việc khai thác vàng sa khoáng.
27