Tác động của khai thác vàng sa khoáng ở Na Rì đến môi trường đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giải pháp khai thác mỏ vàng sa khoáng na rì tỉnh bắc kạn nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường đất (Trang 59 - 66)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2.5. Tác động của khai thác vàng sa khoáng ở Na Rì đến môi trường đất

Những tác động rõ rệt nhất tới môi trường đất do khai thác vàng sa khoáng tại khu vực Na Rì – Bắc Kạn là quá trình đào xới toàn bộ mặt bằng các thung lũng sông gây xáo trộn địa hình gây sụt lún, sạt lở nặng nề vào mùa mưa, diện tích canh tác nông nghiệp bị thu hẹp dần ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân địa phương, quá trình khai thác, tuyển luyện vàng đã xả ra môi trường rất nhiều chất thải nguy hại. Những diện tích đất sau qúa trình khai thác vàng sa khoáng chỉ còn lại là bãi thải ngổn ngang

53

với thành phần chủ yếu là cát, cuội, sỏi không thể sử dụng để canh tác được (Phụ lục 3: Hình 1-4).

Tại Mỏ vàng Bản Giang có địa chỉ tại xã Lương Thượng, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn khai thác trên diện tích 11,27 ha; công suất khai thác 52.000 m3 quặng/năm.

Nguyên liệu sử dụng hàng tháng gồm dầu diezel khoảng 30.000 lít; dầu mỡ phụ khoảng 100 kg. Nguồn nước sử dụng từ sông Bắc Giang khoảng 3.000 m3/ngày.đêm.

Mỏ vàng khu chợ cũ Tân An tại xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn khai thác trên diện tích khoảng 11,8 ha; công suất khai thác khoảng 42.353 tấn đất quặng/năm.

Hóa chất sử dụng là thủy ngân khoảng 3 kg/năm. Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường (thùng phuy chứa dầu thải còn để ngoài trời không có mái che; giẻ lau dính dầu sau khi sử dụng được xử lý bằng phương pháp đốt hoặc vứt bỏ trực tiếp trên đất tự nhiên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Hoạt động khai thác tận thu vàng tại mỏ Ao Tây, xã Lương Thượng, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn bằng phương pháp khai thác lộ thiên diện tích khai thác là 14,2 ha, với 55 600 m3 quặng. Công trình xây dựng và hoạt động khai thác không đúng với nội dung ĐTM đã được phê duyệt; hậu quả sụt lún do quá trình khai thác gây thiệt hại nặng nề cho nhân dân khu vực xung quanh mỏ. Nước thải sinh hoạt khu vực văn phòng không được thu gom xử lý mà được thải trực tiếp ra rãnh thoát nước chung của khu vực. Đặc biệt là một khối lượng đất đá thải khoảng 189.000 m3/năm được đổ ra xung quanh gây ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng đất trong khu vực. Các chất thải rắn sinh hoạt khoảng 26 kg/ngày được thu gom một phần rồi đem chôn lấp tại chỗ. Một phần khác gồm dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu phát sinh từ quá hoạt động, bảo dưỡng của 12 ôtô và 8 máy xúc; dầu thải không được xử mở rộng hơn diện tích đất bị ô nhiễm. Dầu mỡ không những là những hợp chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học, mà còn chứa các chất phụ gia độc hại như các chất dẫn xuất phenol, gây ô nhiễm môi trường nước, đất.

Hoá chất, thuốc tuyển nổi cho các xưởng tuyển vàng độc hại, thuốc điều chỉnh môi trường Na2CO3 trung hoà các chất có hại và tất cả hoá chất dùng cho công tác tuyển quặng. Các chất thải trong công nghệ tuyển và thuốc tuyển được lưu giữ trong hồ lắng, thải ra môi trường đất. Quặng vàng thường được xử lý bằng phương pháp

54

amangam hóa để thu hồi các hạt vàng lớn. Quá trình này gây ô nhiễm nặng nề do tính độc của thủy ngân khi đi vào dòng chảy, bay hơi khi tách vàng từ amangam theo phương pháp chưng [10].

Các chất Xianua Natri và kali được dùng rất nhiều tại khu vực nghiên cứu để thu hồi vàng từ quặng. Dung dịch xianua có độc tính cao đối với con người và sinh vật do không được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến việc sử dụng bừa bãi không đảm bảo an toàn cho con người cũng như môi trường tại khu vực mỏ vàng sa khoáng Na Rì.

Kết quả phân tích 4 mẫu đất tại khu vực nghiên cứu cho thấy hàm lượng kim loại nặng như Pb, Cd vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần (Bảng 3.11).

Bảng 3.11. Kết quả phân tích mẫu đất tại khu vực khai thác vàng sa khoáng ở Na Rì – Bắc Kạn (mg/kg)

Chỉ số Trung bình

Cao nhất

Thấp nhất

QCVN 02:2008/

BTNMT Đất nông nghiệp

As 1,33 2,82 0,53 12

Hg 5 10 1 -

Pb 50 80 2 70

Zn 163,35 1163,92 36,92 200

Mn 733,15 2.146,71 106,21 -

Sn 30,27 293,40 0,34 -

Cd 4,04 11,59 1,12 2

Sb 1,25 1,97 0,39 -

CN- 10,14 13,15 6,81 -

F 10,25 16,84 3,07 -

I 2,42 3,74 1,25 -

55

Trên những diện tích đất sau khi khai thác không được san lấp hoàn thổ và trồng cây dẫn đến nguy cơ bị sạt lở, xói mòn ở những địa hình trên cao và vùi lấp phía hạ lưu. Sự cố môi trường có liên quan đến việc khai thác, tuyển vàng sa khoáng chủ yếu do xáo trộn đất ở các khu vực khai thác khoáng sản, làm mất đi lớp phủ thực vật ở bậc thềm và bãi bồi ven sông, suối, thung lũng vì vậy các sự cố thường xảy ra trượt lở bờ dốc, chảy tràn dòng bùn đất xuống sông hồ.

Thông thường trong khai thác mỏ vàng sa khoáng thường xảy ra hiện tượng trượt lở bờ dốc ở mặt bằng, sườn dốc bãi thải và các công trình mỏ. Các mỏ vàng sa khoáng tại Na Rì –Bắc Kạn gây trượt lở và sụt lún các hộ dân sinh sống quanh khu vực khai thác.

3.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU KHAI THÁC VÀNG SA KHOÁNG

Sự khác nhau cơ bản của các phương pháp khai thác vàng sa khoáng là ở quy mô và công nghệ khai khác mỏ. Căn cứ vào đặc điểm địa chất, cấu tạo và phân bố vàng sa khoáng, hiện nay có nhiều phương pháp khai thác vàng sa khoáng đang được áp dụng ở phổ biến ở Việt Nam và trên Thế giới [20], [21], [22].

Có thể phân chia các phương pháp khai theo theo các kỹ thuật công nghệ khai thác như sau:

- Khai thác bằng thủ công.

- Khai thác bằng cơ giới sử dụng máy xúc kết hợp ô tô - Khai thác bằng cơ giới sử dụng máy xúc nhiều gầu - Khai thác bằng sức nước sử dụng tàu cuốc

- Khai thác bằng sức nước sử dụng tàu hút bùn (có thể kết hợp với súng bắn nước)

Nhìn chung, khai thác vàng sa khoáng hiện nay vẫn được tuyển, luyện rất thủ công, rửa, đãi-lắng nên tỷ lệ thu hồi quặng thấp. Chưa đầu tư nhiều vào công nghệ tuyển, chế biến vàng thỏi và thu hồi các kim loại đi kèm vàng như bạc, đồng, antimon,…

56

Công nghệ tuyển luyện vàng khá phức tạp và mang những đặc thù riêng. Để thu hồi vàng một cách hiệu quả từ quặng chứa vàng thông thường phải sử dụng kết hợp các phương pháp với nhau như chọn tay, tuyển trọng lực, tuyển nổi, hỗn hống, xyanua hoá, clo hoá, chiết tách-điện phân, chiết tách bằng hoá chất, bằng vi sinh, nấu luyện,….Sơ đồ nguyên tắc thu hồi vàng từ quặng vàng (Hình 3.11).

Các thiết bị tuyển trọng lực phổ biến thông thường lâu nay là máng chớp, máy lắng, bàn đãi cho năng suất và hiệu quả thấp. Các máy lắng tròn có áp lực, tuyển nổi, tuyển ly tâm được áp dụng xen kẽ vào dây chuyền công nghệ hỗn hợp đã cho hiệu quả tuyển cao.

Ngoài các máy tuyển thông dụng ngày nay đang sử dụng máy tuyển nổi OUTOKOPU (hình côn) cho hiệu suất tuyển cao. Đặc biệt là các thiết bị kết hợp tuyển trọng lực như máy lắng IPJ và máy tuyển ly tâm Knelson, Falcon được xem là các phương pháp hiện đại, xử lý được cấp hạt mịn cho hiệu suất thu hồi vàng cao.

57

Hình 3.11. Sơ đồ nguyên tắc thu hồi vàng từ quặng vàng

Quặng vàng sa khoáng Quặng vàng gốc

Đập, nghiền

Tuyển nổi (Quặng chứa vàng hoặc sulphur, telua,…)

Nghiền lại Thiêu Oxy hoá vi sinh Oxy hoá ởáp suất cao

Hoà tách, chiết, lọc

Kết tủa, hấp thụ Tuyển trọng lực

Hỗn hống

Tách vàng

Sản phẩm vàng

Quặng vàng sa khoáng Quặng vàng gốc

Đập, nghiền

Nghiền lại Thiêu Oxy hoá vi sinh Oxy hoá ởáp suất cao

Hoà tách, chiết, lọc

Kết tủa, hấp thụ Tuyển trọng lực

Hỗn hống

Tách vàng

Sản phẩm vàng

Quặng vàng sa khoáng Quặng vàng gốc

Đập, nghiền

Nghiền lại Thiêu Oxy hoá vi sinh Oxy hoá ởáp suất cao

Hoà tách, chiết, lọc

Kết tủa, hấp thụ Tuyển trọng lực

Hỗn hống

Tách vàng

Sản phẩm vàng

58

Hỗn hống và xyanua hoá tĩnh nhiều nơi đã được thay thế bằng quá trình động (trong máy quay trộn hoặc khuấy) cho hiệu suất, năng suất cao hơn. Tuỳ thuộc vào đặc tính của quặng đầu và yêu cầu mức độ khắt khe về môi trường ở mỗi nước mà sơ đồ công nghệ tuyển, luyện vàng có thể đơn giản hoặc phức tạp. Sơ đồ công nghệ tuyển luyện thu hồi vàng từ quặng vàng sa khoáng (Hình 3.12).

Hình 3.12. Sơ đồ công nghệ tuyển luyện thu hồi vàng từ quặng vàng sa khoáng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giải pháp khai thác mỏ vàng sa khoáng na rì tỉnh bắc kạn nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường đất (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)