Ảnh hiển vi lực nguyên tử AFM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ chế tạo nano TiO2 và ứng dụng tạo màng phủ trên vật liệu gốm sứ (Trang 114 - 116)

Hiện tượng quang xúc tác trên bề mặt màng TiO2 không phụ thuộc vào cường độ ánh sáng kích thích mà chỉ phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng kích thích hay năng lượng photon. Như vậy những chùm sáng kích thích có cường độ sáng yếu nhưng năng lượng photon đủ lớn cũng có khả năng gây ra hiện tượng quang xúc tác (ánh sáng đèn huỳnh quang chỉ chứa khoảng 4% bức xạ UV). Diện tích bề mặt hiệu dụng là yếu tố quyết định tính năng quang xúc tác của màng TiO2.

Bề mặt màng là nơi cấu trúc tinh thể không hoàn chỉnh (có sai hỏng mạng), tính năng quang xúc tác của màng TiO2 mạnh hay yếu phụ thuộc vào hai diễn tiến xảy ra đồng thời trên bề mặt màng liên quan đến hoạt động của các cặp điện tử - lỗ trống: quá trình oxy hóa – khử (diễn tiến tích cực) và quá trình tái hợp (diễn tiến tiêu cực). Do đó màng TiO2 có tính năng quang xúc tác mạnh đáng kể khi diện tích bề mặt hiệu dụng lớn.

Để đánh giá chất lượng của màng TiO2 chúng tôi thực hiện chụp ảnh hiển vi lực nguyên tử AFM.

Hình 4.12 Ảnh hiển vi lực nguyên tử AFM của mẫu TiO2.P25

Hình 4.13 Ảnh hiển vi lực nguyên tử AFM của mẫu TiO2.TƯ

Qua phân tích ảnh hiển vi lực nguyên tử AFM của các mẫu TiO2.P25 (hình 4.12) và mẫu TiO2.TƯ (hình 4.13) nhận thấy màng phủ tạo được là lớp phủ đồng nhất, khá đồng đều, màng có chất lượng tốt, độ đồng nhất cao và phẳng với độ ghồ ghề bề mặt nhỏ dưới 10 nm. Màng nano TiO2.TƯ có độ gồ ghề khoảng 8 nm còn độ gồ ghề của màng TiO2.P25 khoảng 5 nm. Như vậy diện tích bề mặt hiệu dụng của màng nano của mẫu TiO2.TƯ lớn hơn màng nano của mẫu TiO2.P25. Nên khả năng quang hóa của mẫu TiO2.TƯ lớn hơn mẫu TiO2.P25.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ chế tạo nano TiO2 và ứng dụng tạo màng phủ trên vật liệu gốm sứ (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)