Sơ đồ tổng quát quy trình thử nghiệm khả năng diệt khuẩn của màng nano TiO2
được thể hiện trên hình 2.4. Để đảm bảo tính chính xác, ban đầu tất cả các mẫu đều được khử trùng bằng cách chiếu đèn tử ngoại trong thời gian 1 giờ để loại bỏ hết vi sinh vật đã có sẵn trên bề mặt.
Các loại vi sinh vật sẽ được sử dụng trong thí nghiệm bao gồm vi khuẩn E.coli
và nấm Candida albicans (chủng lấy từ Viện Vệ sinh An toàn Thực phẩm Quốc gia).
Chủng vi sinh vật chuẩn được nuôi cấy trong môi trường NA. Cách thức chọn và xác định như sau:
-Chọn khuẩn lạc vi sinh vật điển hình để nhuộm soi. Sau đó pha loãng khuẩn lạc với dung dịch nước muối sinh lý 8,5% để đạt nồng độ 106CFU/ml (sử dụng máy đo độ đục).
-Nhỏ 1,0 ml dịch chứa vi sinh vật nồng độ 106 CFU/ml lên bề mặt mẫu có phủ màng và mẫu không phủ màng, dàn đều dịch này khắp bề mặt mẫu. Sau đó các mẫu được chiếu sáng liên tục bởi 2 đèn huỳnh quang (Philips 18W, λ=356 nm) với cường độ chiếu sáng khoảng 1,0 mW/cm2 trong 30 phút.
Cấy VSV với nồng độ cho trước
Chiếu sáng tự nhiên
Mẫu được chiếu sáng để khử trùng Các mẫu ceramic
Lấy VSV khỏi bề mặt
Cấy lên các môi trường thích hợp
Đếm số khuẩn lạc
Hình 2.4 Sơ đồ quy trình nghiên cứu hiệu suất diệt trùng
-Sau đó các mẫu được lấy ra, quét mẫu để rửa trôi số vi sinh vật còn sống sót bám trên bề mặt mẫu. Dung dịch thu được sau khi quét được sử dụng để cấy lên môi trường thạch NA. Nhỏ 0,1 ml dịch này lên đĩa môi trường và cấy đều trên bề mặt thạch, đặt đĩa trong tủ ấm với nhiệt độ 370C. Sau 24 giờ đếm số khuẩn lạc xuất hiện trên bề mặt các đĩa thạch, xác định được số lượng vi sinh vật sống sót trên bề mặt mẫu.
Hiệu quả khử trùng thực tế của màng phủ nano TiO2 được đánh giá theo tỷ lệ phần trăm (%) và theo công thức:
% 100 ) ( x A B A H (2.1) Trong đó: H: hiệu suất khử trùng thực tế (%)
A: số lượng VSV trên mẫu không phủ màng B: số lượng VSV trên mẫu có phủ màng