Ứng dụng của TiO2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ chế tạo nano TiO2 và ứng dụng tạo màng phủ trên vật liệu gốm sứ (Trang 29 - 30)

Sản xuất nano titanium dioxide (TiO2) dạng hạt nano là một lĩnh vực công nghiệp quan trọng và được phát triển mạnh mẽ. Khoảng 50.400 tấn hạt nano TiO2 được sản xuất trong năm 2010 và dự kiến sẽ tăng lên 201.500 tấn trong năm 2015.

Thị trường TiO2 được dùng chủ yếu là nguyên liệu để chế tạo các loại sơn và chất nhuộm, nhựa, giấy, mỹ phẩm, kem chống nắng, chăm sóc da, chất xúc tác, gốm sứ, mực in và thủy tinh. Số liệu ước tính về khả năng sản xuất TiO2 trên thế giới đạt khoảng 2 triệu tấn mỗi năm [17].

Hình 1.10 Giá titan đioxit trên thế giới qua một số năm [17]

Hiện nay, sản lượng và giá thành các sản phẩm của TiO2 không ngừng tăng lên. Giá thành các sản phẩm của TiO2 đã tăng gần 2 lần từ năm 2008 đến năm 2011 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới (hình 1.10).

Titan đioxit là một vật trong những liệu cơ bản trong cuộc sống tiện nghi, hiện đại hằng ngày của chúng ta. Các nhà quản lý cho rằng lượng titan đioxit tiêu thụ tại một quốc gia có mối quan hệ rất gần với tiêu chuẩn cuộc sống. Ví dụ tại Nhật Bản, số liệu thống kê hằng năm cho thấy lượng titan đioxit sản xuất ra có quan hệ mật thiết với GNP của quốc gia này.

Sơ đồ các ứng dụng của xúc tác quang TiO2 được đưa ra như trong sơ đồ hình 1.11 [106]:

Hình 1.11 Sơ đồ ứng dụng tính chất quang xúc tác của TiO2

Theo thống kê, lượng TiO2 sử dụng cho lĩnh vực quang xúc tác chiếm gần 50% trong những ứng dụng của TiO2 và tăng dần theo thời gian [4, 5, 6, 34].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ chế tạo nano TiO2 và ứng dụng tạo màng phủ trên vật liệu gốm sứ (Trang 29 - 30)