- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác đăng ký đất đai (gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động), cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gồm cấp mới và cấp đổi giấy chứng nhận) trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2019.
- Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn huyện Thanh Chương.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2016- 2019 - Địa điểm nghiên cứu: huyện Thanh Chương 2.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Giới thiệu khái quát địa bàn huyện Thanh Chương - Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội
- Tình hình quản lý đất đai;
- Hiện trạng sử dụng đất năm 2019
Nội dung 2: Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2016-2019
- Đánh giá công tác đăng ký đất đai
- Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Nội dung 3: Đánh giá công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thông qua kết quả điều tra, khảo sát ý kiến cán bộ và người dân trên địa bàn huyện Thanh Chương giai đoạn 2016 - 2019 - Tổng hợp ý kiến của người dân về thực trạng đăng ký đất đai, cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Đánh giá của người dân về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Nội dung 4: Thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân tồn tại và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thuận lợi - Khó khăn
- Nguyên nhận tồn tại - Đề xuất các giải pháp 2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; số liệu giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và những số liệu có liên quan được thu thập tại, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Chương, chi cục thống kê, văn phòng đăng ký đất đai. Từ các số liệu từ tạp chí, các báo cáo, công trình nghiên cứu... được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phỏng vấn, tìm hiểu trực tiếp các cán bộ chuyên môn và chuyên gia: Để làm rõ những khó khăn, hạn chế, cũng như tìm ra những nguyên nhân tồn tại trong các quy định về trình tự, thủ tục, thời gian, đối tượng,… của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đề tài tiến hành điều tra các cán bộ chuyên môn, chuyên gia trực tiếp thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể là 25 cán bộ trực tiếp thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trong đó 20 cán bộ văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, 5 cán bộ phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thanh Chương) và chọn ngẫu nhiên 15 cán bộ địa chính trên 5 cụm xã trên địa bàn. Với nội dung điều tra cán bộ chuyên môn và chuyên gia đề tài xây dựng phiếu điều tra và tiến hành phỏng vấn trực tiếp, ghi chép lại ý kiến của các cán bộ, chuyên gia về thực trạng, khó khăn,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
nguyên nhân tồn tại và những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện.
Lựa chọn ngẫu nhiên các chủ sử dụng đất có nhu cầu đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong giai đoạn 2016 – 2019 theo từng cụm xã, mỗi cụm lựa chọn 20 người, huyện Thanh Chương phân ra 5 cụm xã theo vùng có đặc điểm tự nhiên, tình hình dân số, nhu cầu sinh hoạt và sử dụng đất khác nhau, cụ thể đề tài đã lựa chon như sau:
- Cụm Cát Ngạn: 20 hộ.
- Cụm Hoa Quân: 20 hộ.
- Cụm Bích Hào: 20 hộ.
- Cụm Xuân Lâm: 20 hộ.
- Cụm Đại Đồng: 20 hộ.
Phương pháp điều tra: Dựa vào bộ câu hỏi có sẵn tiến hành điều tra những người dân đã tham gia vào công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấttrên địa bàn huyện Thanh Chương trong giai đoạn 2016 – 2019. Nội dung điều tra tập trung vào: thời gian cấp, trình tự thủ tục, thái độ của cán bộ phục vụ....
2.4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Tổng hợp và phân tích số liệu bằng các phần mềm máy tính
- Phân tích tổng hợp số liệu kết hợp các yếu tố định tính với định lượng, các vấn đề vĩ mô và vi mô trong phân tích, mô tả, so sánh và đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất.
2.4.4. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn, các nhà quản lý trong lĩnh vực đất đai để hiểu rõ hơn về đặc điểm của hoạt động đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Từ đó có những so sánh để rút ra những bài học phù hợp với điều kiện của địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CHƯƠNG 3