CHƯƠNG 9 LẬP BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG
9.2. Lập biện pháp thi công đất
3.2.4. Thi công lắp dựng cốp pha đài móng giằng móng
Tiến hành công tác lắp dựng các tấm ván khuôn kim loại với nhau theo đúng thiết kế ở trên, dùng các móc kẹp chữ U và chốt chữ L để liên kết các tấm ván khuôn với nhau.
Tiến hành lắp dựng các tấm ván khuôn theo đúng hình dạng, kích thước của kết cấu, tại các vị trí góc dùng các tấm góc trong, góc ngoài hoặc dùng các ván gỗ để bù vào. Ván khuôn đài móng đƣợc lắp sẵn thành từng mảng vững chắc theo thiết kế ở bên ngoài hốp móng.
Ván khuôn giằng tiến hành lắp đồng thời với ván khuôn đài móng để đổ toàn khối , ván khuôn giằng đƣợc lắp dựng tại chỗ.
Dùng cần cẩu kết hợp thủ công để đƣa ván khuôn tới vị trí lắp ghép. Khi cẩu lắp cần chú ý nâng hạ ván khuôn nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh gấy biến dạng ván khuôn.
Căn cứ vào mốc trắc đạc trên mặt đất, căng dây xác định tim đài theo 2 phương và hình bao chu vi của từng đài vạch lên bề mặt bê tông lót.
Cố định vị trí các mảng với nhau theo đúng thiết kế bằng các dây chằng, neo và cây chống.
Tại các vị trí thiếu hụt do hạn chế của ván khuôn định hình thì phải bù bằng ván gỗ có độ dày tối thiểu là 40 mm.
Yêu cầu bề mặt ván khuôn phải kín khít để không làm chảy mất nước xi măng.
Phải kiểm tra lại kích thước, hình dạng, cao trình của từng kết cấu bằng máy kinh vĩ, thủy bình, đảm bảo không vƣợt quá sai số cho phép.
Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra lại bề mặt và độ ổn định của ván khuôn, bề mặt của ván khuôn cần đƣợc quét một lớp dầu thải.
Hình 7-33. Xác định tim đài.
7.4.11 9.3.2.5. Công tác cốt thép đài và giằng móng 7.4.11.1 Yêu cầu chung đối với công tác cốt thép
Gia công lắp đặt đúng yêu cầu thiết kế về hình dáng, kích thước, số lượng chủng loại thép và đúng vị trí theo yêu cầu thiết kế đồng thời phù hợp tiêu chuẩn TCVN 356 – 2005
Trước khi sử dụng cốt thép phải thí nghiệm kéo, uốn. Nếu cốt thép không rõ số hiệu thì phải qua thì nghiệm xác định các giới hạn bền, giới hạn chảy của thép, mới đƣợc sử dụng.
Cốt thép khi lắp đặt không đƣợc han gỉ, không dính dầu mỡ, bùn đất. Nếu có phải xử lý tẩy rửa. Nối, buộc, gia công cốt thép phải đảm bảo đúng yêu cầu qui phạm.
Các thanh thép bị hẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không được vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó sử dụng theo diện tích thực tế.
Cốt thép khi đem về công trường phải được xếp vào kho và đặt cách mặt nền 30cm. Nếu để ngoài thời thì nền phải được rải đá dăm, có độ dốc để thoát nước tốt và phải có biện pháp che đậy.
7.4.11.2 Gia công cốt thép
Làm sạch, nắn thẳng, đo cắt, uốn tạo hình, buộc, tổ hợp thép. Căn cứ chiều dài mỗi thanh thép theo thiết kế, số lƣợng thanh và chiều dài thanh thép nguyên phẩm ta tiến hành cắt thép cho hợp lý, tiết kiệm, cắt những thanh dài trước, ngắn sau.
Gia công tuần tự theo từng loại cấu kiện cùng loại để tránh nhầm lẫn. Số lƣợng thép gia công xong phải bó lại đánh dấu.
Bảo quản thép sau khi gia công :
- Cốt thép phải đƣợc xếp thành từng đống theo từng loại riêng biệt để tiện sử dụng. Đống thép phải kê cao hơn mặt nền ít nhất là 30cm
- Kho chứa cốt thép phải có nền cao ráo, không để nước mưa chẩy vào, mái và tường không bị dột, không bị nước mưa hắt, có khả năng chống ẩm.
- Trường hợp cốt thép phải để ngoài trời thì kê một đầu cao, mốt đầu thấp và đặt trên nền cao, đất cứng, dễ thoát nước, không xếp trực tiếp trên nền đất và phải có biện pháp che đậy cốt thép.
7.4.11.3 Lắp dựng cốt thép
Sau khi đổ bê tông lót móng khoảng 2 ngày ta tiến hành đặt cốt thép đài móng.
Cốt thép móng được đan thành lưới bên ngoài, sau đó công nhân nhấc lưới thép điều chỉnh cho lưới thép đặt đúng vị trí vào trong ván khuôn móng
Dùng dây thép quả dọi kết hợp thước thép đế lắp đặt khung thép cổ móng. Thao tác này phải làm cẩn thận để đảm bảo độ chính xác của tim cổ cột.
Dùng các thanh văng và thanh chống cố định tạm khung thép rồi lắp ván khuôn cổ móng. Chú ý không được để cốt thép dưới hố móng quá 3 ngày để tránh cho thép không bị gỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cấu kiện.
7.4.12 Công tác cốp pha đài, giằng móng
Sau khi đặt cốt thép ta tiến hành ghép ván khuôn đài và giằng móng, công tác ghép ván khuôn có thể đƣợc tiến hành song song với công tác cốt thép.
7.4.12.1 Yêu cầu kỹ thuật ván khuôn móng
Phải đảm bảo đúng kích thước ở các bộ phận công trình Phải đảm bảo độ ổn định, chắc chắn và bền vững
Phải dùng đƣợc nhiều lần, tức là có độ luân chuyển lớn. Ván khuôn gỗ sử dụng từ 6 - 8 lần, ván khuôn thép 100 lần
Phải đảm bảo gọn, nhẹ, dễ lắp và dễ tháo dỡ
Bề mặt ván khuôn phải phẳng nhẵn, không mối nối và phải đảm bảo kín khít
Gỗ làm ván khuôn phải đảm bảo về độ ẩm W18% có chiều dày từ 20-30mm cho loại không chịu lực lớn.
9.3.2.6. Nghiệm thu cốt thép, cốp pha đài móng, giằng móng
Tiến hành nghiệm thu theo các yêu cầu của bảng 1, các sai lệch không đƣợc vƣợt quá trị số của bảng 2 TCVN 4453-1995.
Việc nghiệm thu công tác cốp pha đà giáo được tiến hành ngay tại hiện trường, kết hợp với việc đánh giá xem xét kết quả kiểm tra theo quy định ở bảng 1 và các sai lệch không đƣợc vƣợt quá các trị số cho ở bảng 2, cụ thể nhƣ sau:
+) Sai lệch khoảng cách giữa các cột chống cốp pha , trụ đỡ giằng neo cột chống so với thiết kế:
- Trên mỗi mét dài, mức cho phép là: 2,5 mm;
- Trên toàn bộ khẩu độ, mức cho phép là: 7,5 mm;
+) Sai lệch mặt phẳng cốp pha và các đường giao nhau của chúng so với chiều thẳng đứng và độ nghiêng thiết kế:
- Đối với móng là: 20 mm;
- Cột và vách là: 10 mm;
+) Sai lệch trục cốp pha so với thiết kế:
- Móng là: 15 mm;
- Vách và cột là: 8 mm;
Trước khi tiến hành thi công bê tông phải làm biên bản nghiệm thu cốt thép gồm có các thành phần: cán bộ kỹ thuật của đơn vị chủ quản trực tiếp quản lý công trình (Bên A) và cán bộ kỹ thuật của bên nhà thầu thi công (Bên B).
Những nội dung cơ bản cần có của công tác nghiệm thu cốt thép:
- Đường kính cốt thép, hình dạng, kích thước, Mac, vị trí, chất lượng mối nối, số lượng cốt thép, khoảng cách giữa các cốt thép theo thiết kế.
- Chiều dày lớp bê tông bảo vệ.
- Phải ghi rõ ngày giờ nghiệm thu, chất lƣợng chất lƣợng cốt thép, nếu cần sửa chữa thì phải tiến hành ngay trước khi đổ bê tông; sau đó các bên liên quan tham gia nghiệm thu phải ký vào biên bản nghiệm thu.
- Hồ sơ nghiệm thu phải được lưu lại để xem xét quá trình thi công sau này.
9.3.2.7. Thi công bê tông móng, giằng móng
7.4.12.2 Khối lượng bê tông đài móng, giằng móng
Khối lƣợng bê tông của đài móng và giằng móng đã đƣợc tính toán khi xác định khối lƣợng đất lấp: Vbt = 296,81 m3.
7.4.12.3 Chọn máy thi công bê tông đài móng và giằng móng a. Chọn máy bơm bê tông
Khối lượng bê tông móng và giằng móng tương đối lớn, nếu thi công bằng phương pháp dùng trạm trộn công trường, thời gian thi công sẽ kéo dài và chất lượng bê tông không cao. Vì vậy với bê tông móng và giằng dùng phương án sử dụng bê tông thương phẩm.
Chọn máy bơm di động Putzmeister M43 có công suất bơm cao 90 (m3/h).
Trong thực tế, do yếu tố làm việc của bơm thường chỉ đạt 75% kể đến việc điều chỉnh, đường xá công trường chật hẹp, xe chở bê tông bị chậm…
Năng suất thực tế bơm đƣợc : 90 x 60% = 54 (m3/h).
Thời gian cần bơm xong khối lƣợng bê tông đài móng và giằng móng :
296,81
t 5,5 h;
54
Ƣu điểm : Thời gian thi công nhanh, đảm bảo kỹ thuật, hạn chế đƣợc các mạch ngừng, chất lƣợng bê tông đảm bảo.
Các thông số kỹ thuật của máy bơm:
Bơm cao (m) Bơm ngang (m) Bơm sâu (m) Dài (xếp lại) (m)
49,1 38,6 29,2 10,7
Các thông số kỹ thuật của bơm:
Lưu lượng (m3/h)
Áp suất bơm (kG/cm2)
Chiều dài xi lanh (m)
Đường kính xi lanh (m)
90 11,2 1,4 0,2
Hình 7-34. Xe bơm bê tông Putzmeister M43.
b. Chọn xe vận chuyển bê tông thương phẩm
Chọn xe vận chuyển bê tông thương phẩm mã hiệu KAMAZ - 5511 có các thông số kỹ thuật sau :
Dung tích thùng trộn
(m3)
Dung tích thùng nước
(m3)
Công suất động cơ
(Cv)
Tốc độ quay thùng trộn
(v/phút)
Độ cao đổ phối
liệu (m)
Thời gian đổ BT ra
(ph)
Vận tốc di chuyển
(km/h)
6 0,75 53 9 - 14,5 3,5 10 40
Kích thước giới hạn: dài 7,38 m; rộng 2,5 m; cao 3,4 m.
Tính toán số xe vận chuyển cần thiết để đổ bê tông: Q L
n . T
V S
; Với: n- Là số xe vận chuyển cần thiết;
V = 6 m3- Thể tích bê tông mỗi xe;
L – là quãng đường vận chuyển; bê tông được mua từ nhà máy bê tông cách công trình 3 km L 6 km(cả đi và về);
S = 20 km/h – tốc độ xe;
T = 20 s – thời gian gián đoạn;
Q = 67,5 m3/h – công suất máy bơm.
67,5 6 20
n . 3, 43;
6 20 3600
Vậy chọn 4 xe vận chuyển để phục vụ thi công bê tông móng và giằng móng.
Số chuyến xe cần thiết để đổ bê tông đài móng và giằng móng: 296,81 6 50 chuyến.
Hình 7-35. Xe vận chuyển bê tông KAMAZ – 5511.
c. Chọn máy đầm bê tông
Đầm dùi : loại đầm sử dụng U21 – 75;
Đầm bàn : Loại đầm U7.
Các thông số kỹ thuật của đầm thống kê trong bảng sau:
Các chỉ số Đơn vị tính U21 – 75 U7
Thời gian đầm bê tông giây 30 50
Bán kính tác dụng cm 20 – 35 20 – 30
Chiều sâu lớp đầm cm 20 – 40 10 – 30
Các chỉ số Đơn vị tính U21 – 75 U7 Năng suất :
+ Theo diện tích đƣợc đầm m3/giờ 20 25
+ Theo khối lƣợng bê tông m3/giờ 6 5 – 7
7.4.13 Yêu cầu kỹ thuật đối với công tác đổ bê tông 7.4.13.1 Đối với cốt liệu
Thành phần cốt liệu phải phù hợp với mác thiết kế.
Chất lƣợng cốt liệu (độ sạch, hàm lƣợng tạp chất...) phải đảm bảo:
- Ximăng: Sử dụng đúng Mác quy định, không bị vón cục.
- Đá: Rửa sạch, tỉ lệ các viên dẹt không quá 25%.
- Nước trộn BT: Sạch, không dùng nước thải, bẩn, nước nhiễm hoá chất ăn mòn vật liệu.
7.4.13.2 Đối với bêtông thương phẩm
Vữa bê tông bơm là bê tông đƣợc vận chuyển bằng áp lực qua ống cứng hoặc ống mềm và đƣợc chảy vào vị trí cần đổ bê tông. Bê tông bơm không chỉ đòi hỏi cao về mặt chất lƣợng mà còn yêu cầu cao về tính dễ bơm, độ sụt của bêtông.
Do đó bê tông bơm phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Bê tông bơm đƣợc tức là bê tông di chuyển trong ống theo dạng hình trụ hoặc thỏi bê tông, ngăn cách với thành ống 1 lớp bôi trơn. Lớp bôi trơn này là lớp vữa gồm xi măng, cát và nước.
Thiết kế thành phần hỗn hợp của bê tông phải đảm bảo sao cho thổi bê tông qua được những vị trí thu nhỏ của đường ống và qua được những đường cong khi bơm.
Hỗn hợp bê tông bơm có kích thước tối đa của cốt liệu lớn là 1/5 - 1/8 đường kính nhỏ nhất của ống dẫn. Đối với cốt liệu hạt tròn có thể lên tới 40% đường kính trong nhỏ nhất của ống dẫn.
Yêu cầu về nước và độ sụt của bê tông bơm có liên quan với nhau và được xem là một yêu cầu cực kỳ quan trọng. Lượng nước trong hỗn hợp có ảnh hưởng tới cường độ hoặc độ sụt hoặc tính dễ bơm của bê tông. Lượng nước trộn thay đổi tuỳ theo cỡ hạt tối đa của cốt liệu và cho từng độ sụt khác nhau của từng thiết bị bơm. Do đó đối với bê tông bơm chọn đƣợc độ sụt hợp lý theo tính năng của loại máy bơm sử dụng và giữ được độ sụt đó trong quá trình bơm là yếu tố rất quan trọng. Thông thường đối với bê tông bơm độ sụt hợp lý là 122 cm.
Việc sử dụng phụ gia để tăng độ dẻo cho hỗn hợp bê tông bơm là cần thiết bởi vì khi chọn đƣợc 1 loại phụ gia phù hợp thì tính dễ bơm tăng lên, giảm khả năng phân tầng và độ bôi trơn thành ống cũng tăng lên.
Bê tông bơm phải đƣợc sản xuất với các thiết bị có dây chuyền công nghệ hợp lý để đảm bảo sai số định lượng cho phép về vật liệu, nước và chất phụ gia sử dụng.
Bê tông bơm cần đƣợc vận chuyển bằng xe tải trộn từ nơi sản xuất đến vị trí bơm, đồng thời điều chỉnh tốc độ quay của thùng xe sao cho phù hợp với tính năng kỹ thuật của loại xe sử dụng.
Bê tông bơm cũng nhƣ các loại bê tông khác đều phải có cấp phối hợp lý mới đảm bảo chất lƣợng.
Hỗn hợp bê tông dùng cho công nghệ bơm bê tông cần có thành phần hạt phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của thiết bị bơm, đặc biệt phải có độ lưu động ổn định và đồng nhất. Độ sụt của bê tông thường là lớn và phải đủ dẻo để bơm được tốt, nếu khô sẽ khó bơm và năng xuất thấp, hao mòn thiết bị. Nhƣng nếu bê tông nhão quá thì dễ bị phân tầng, dễ làm tắc đường ống và tốn xi măng để đảm bảo cường độ.
7.4.13.3 Vận chuyển bêtông
Việc vận chuyển bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ bê tông cần đảm bảo:
- Sử dụng phương tiện vận chuyển hợp lý, tránh để bê tông bị phân tầng, bị chảy nước xi măng và bị mất nước do nắng, gió.
- Sử dụng thiết bị, nhân lực và phương tiện vận chuyển cần bố trí phù hợp với khối lƣợng, tốc độ trộn, đổ và đầm bê tông.
7.4.13.4 Đổ bêtông
Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốp pha và chiều dày lớp bảo vệ cốt thép.
Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bê tông trong cốp pha.
Bê tông phải đƣợc đổ liên tục cho đến khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo qui định của thiết kế.
Để tránh sự phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông khi đổ không đƣợc vƣợt quá 1,5m.
Khi đổ bê tông có chiều cao rơi tự do >1,5 m phải dùng máng nghiêng hoặc ống vòi voi. Nếu chiều cao >10 m phải dùng ống vòi voi có thiết bị chấn động.
Giám sát chặt chẽ hiện trạng coffa đỡ giáo và cốt thép trong quá trình thi công.
Mức độ đổ dày bê tông vào coppha phải phù hợp với số liệu tính toán độ cứng chịu áp lực ngang của coppha do hỗn hợp bê tông mới đổ gây ra.
Khi trời mưa phải có biện pháp che chắn không cho nước mưa rơi vào bê tông.
Chiều dày mỗi lớp đổ bê tông phải căn cứ vào năng lực trộn cự ly vận chuyển, khả năng đầm, tính chất kết và điều kiện thời tiết để quyết định, nhƣng phải theo quy phạm.
- Đổ bê tông móng: Đảm bảo những qui định trên và bê tông móng chỉ đổ trên đệm sạch trên nền đất cứng.
- Đổ bê tông kết cấu khung: Nên đổ bê tông liên tục, chỉ khi cần thiết
mới cấu tạo mạch ngừng.
- Đổ bê tông cột, tường: cột < 5m; tường < 3m nên đổ liên tục.
Cột có kích thước < 40cm; tường < 15cm và cột tường bất kỳ có cốt thép chống chéo thì nên đổ liên tục trong chiều cao 1,5m.
Với cột tường có chiều cao lớn hơn phải chia làm nhiều đợt đổ bê tông nhưng phải đảm bảo vị trí và mạch ngừng thi công hợp lý.
- Đổ bê tông dầm bản:
Khi cần đổ bê tông liên tục dầm bảo toàn khối với cốt hay tường trước hết đổ xong cột hay tường sau đó dừng lại 12 giờ để bê tông có đủ thời gian co ngót ban đầu mới tiếp tục đổ bê tông dầm bản. Trường hợp không cần đổ bê tông liên tục thì mạch ngừng thi công ở cột, tường đặt cách mặt dưới của dầm - bản 2 + 3cm.
Đổ bê tông dầm - bản phải tiến hành đồng thời; khi dầm, sàn hoặc kết cấu tương tự ta có chiều cao lớn hơn 80cm có thể đổ riêng từng phần nhƣng phải bố trí mạch ngừng thích hợp.
7.4.13.5 Đầm bêtông
Đảm bảo sau khi đầm bê tông đƣợc đầm chặt không bị rỗ, thời gian đầm bê tông tại 1 vị trí đảm bảo cho bê tông được đầm kỹ (nước xi măng nổi lên mặt).
Khi sử dụng đầm dùi bước di chuyển của đầm không vượt quá 1,5 bán kính tiết diện của đầm và phải cắm sâu vào lớp bê tông đã đổ trước 10cm.
Khi cắm đầm lại bê tông thì thời điểm đầm thích hợp là 1,52 giờ sau khi đầm lần thứ nhất (thích hợp với bê tông có diện tích rộng).
7.4.14 Biện pháp thi công đổ bêtông đài, giằng móng