Để đảm bảo hiệu quả kết quả từ mô hình, chúng tôi thực hiện các kiểm định quan trọng trong mô hình hồi quy 2SLS để đảm bảo kết quả là tốt. Chúng tôi thực hiện kiểm định White để kiểm tra vấn đề phương sai sai số thay đổi. Kết quả cho thấy rằng mô hình bị vấn đề phương sai sai số thay đổi. Nhóm nghiên cứu thực hiện chức năng reboot trên Eviews để xuất kết quả có tính đến vấn đề phương sai sai số thay đổi. Ý nghĩa thống kê không có sự thay đổi sau dùng công cụ reboot (ý nghĩa thống kê của biến thành viên độc lập thay đổi <5%).
35
Tiếp theo đó, nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định vấn đề đa cộng tuyến bằng cách thực hiện kiểm định VIF (variance inflation factor), kết quả được báo cáo như bảng sau:
Biến VIF
Independent board 1.1
Leverage 1.1
Cash flows 1.1
Investment
opportunities 1.8
Firm size 1.4
Leverage 2.1
Dựa vào kết quả trên, chúng tôi kết luận rằng mô hình hồi quy không có vấn đề về đa cộng tuyến. Bên cạnh các thử nghiệm mô hình. Nhóm nghiên cứu thực hiện các thử nghiệm theo lý thuyết. Đầu tiên là về mô hình đo lường dồn tích bất thường theo mô hình ban đầu của Jones và mô hình điều chỉnh Jones. Mô hình nguyên gốc của Jones được viết như sau:
𝑻𝑨𝑪𝑪𝒊𝒕
𝑻𝑨𝒊𝒕−𝟏 = 𝜶𝟏( 𝟏
𝑻𝑨𝒊𝒕−𝟏) + 𝜶𝟐(∆𝑹𝒆𝒗𝒊𝒕
𝑻𝑨𝒊𝒕−𝟏) + 𝜶𝟑(𝑷𝑷𝑬𝒊𝒕
𝑻𝑨𝒊𝒕−𝟏) + 𝜺𝒊𝒕
Kết quả của mô hình nguyên mẫu Jones thì mức độ giải thích của mô hình này thấp hơn (R2=4.6%), trong khi đó mức độ giả thích của mô hình hiệu chỉnh là 6.5% do đó mô hình hiệu chỉnh tốt hơn mô hình gốc ban đầu. Sau đó, chúng tôi kiểm tra liệu rằng khi sử dụng log(tài sản) có đưa ra kết quả thống kê tốt hơn khi sử dụng log(vốn vốn hóa thị trường) hay không. Kết quả R2 giảm từ 61.67% còn 60.47% và biến Tỷ lệ thành viên độc lập thay đổi mức ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 5%. Như vậy sử dụng vốn hóa trên thị trường để đo lường độ lớn của công ty sẽ tốt hơn so với khi sử dụng tổng tài sản để đo lường.
36
5 Tóm tắt và kết luận
Cổ đông không có khả năng trực tiếp theo dõi hành vi của ban quản lý nên các cổ đông sẽ dựa vào hoạt động giám sát của HĐQT (Jensen 1993). Việc đưa các thành viên độc lập vào trong HĐQT nhằm gia tăng khả năng giám sát hoạt động của ban điều hành (Fama 1980). Theo quan điểm này, các nghiên cứu trước cho rằng thành viên độc lập trong HĐQT bảo vệ lợi ích của các cổ đông và làm dịu đi các xung đột về lợi ích cổ đông và ban điều hành (Dechow & Dichev 2002;
García-Meca & Sánchez-Ballesta 2009; Koa & Chen 2004; Mather & Ramsay 2006; Peasnell et al. 2000, 2005).
Do đó, thành viên độc lập có khả năng bảo vệ lợi ích của cổ đông bằng cách cải thiện chất lượng lợi nhuận. Những thành viên độc lập trong HĐQT có thể cải thiện được chất lượng lợi nhuận bằng cách giảm lợi nhuận bị thao túng bởi ban điều hành, tức là giảm dồn tích bất thường. Nghiên cứu của chúng tôi xem xét liệu rằng thành viên độc lập trong HĐQT có giúp cải thiện chất lượng lợi nhuận bằng cách hạn chế hành vi thao túng khoản dồn tích bất thường trong thị trường vốn ở Việt Nam hay không. Từ kết quả thực nghiệm lấy từ 134 doanh nghiệp niêm yết trên sàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến 2016, chúng tôi kết luận rằng thành viên độc lập trong HĐQT giúp cả thiện chất lượng lợi nhuận bằng cách giảm dồn tích bất thường. Trong thực tế, những công ty mà có tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT cao báo cáo lợi nhuận có chất lượng cao hơn (chất lượng lợi nhuận được đo bằng thành phần dồn tích) so với những công ty có tỷ lệ thành viên trong HĐQT thấp. Kết quả thực nghiệm cho ta thấy rằng chất lượng lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu tìm ra được rằng biến tỷ lệ thành viên độc lập là biến nội sinh với biến phụ thuộc chất lượng lợi nhuận (khi chất lượng lợi nhuận được đo lường bằng phần dồn tích bất thường theo mô hình điều chỉnh Jones).
Kết quả còn cho thấy dòng tiền, tỷ lệ vốn vay có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng lợi nhuận, còn biến cơ hội đầu tư và độ lớn công ty có ảnh hưởng ngược chiều với chất lượng lợi nhuận. Cùng với xu hướng phát triển thị trường vốn ở châu Á hiện nay, các nhà đầu tư từ các nước có thị trường vốn phát triển khuyến nghị các công ty đại chúng đang theo mô hình vừa có BKS vừa có HĐQT nên chuyển theo mô hình quản trị doanh nghiệp một cấp nguyên mẫu. Tuy nhiên việc này là rất khó, cần có chi phí và thời gian để thực hiện đồng thời nó phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế thị trường nội tại. Trước mắt, để có thể phát triển thị trường vốn
37
các doanh nghiệp cần nhận thức tầm quan trọng tính minh bạch của BCTC và một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của BCTC đó là chức năng giám sát và kiểm soát của thành viên độc lập trong HĐQT.
Nghiên cứu của chúng tôi có những đóng góp sau. Đầu tiên, từ kết quả thực nghiệm chúng ta có thể thấy rằng tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT cao có thể cải thiện được chất lượng lợi nhuận bằng cách giám sát hiệu quả cơ hội thao túng lợi nhuận của ban giám đốc ở các doanh nghiệp Việt nam. Kết quả này giúp ủy ban quản lý chứng khoán nhấn mạnh tầm quan trọng của thành viên trong HĐQT, từ đó có cơ chế quản lý chặt chẽ hơn về điểm này nhằm nâng cao tính minh bạch của BCTC. Bởi lẽ hiện nay, mặc dù luật doanh nghiệp đã có quy định về tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn còn thiếu hoặc có áp dụng thì rất lơ là mà chưa chú trọng đến tầm quan trọng của các thành viên này.
Cuối cùng, giúp nhà đầu tư cũng có thể nhận ra tầm quan trọng của thành viên độc lập trong HĐQT, những thành viên này sẽ là bảo vệ quyền lợi của bản thân nhà đầu tư.
Tuy nhiên, nghiên cứu còn một số hạn chế. Thứ nhất, do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên số lượng biến quan sát nhỏ và nó có thể ảnh hưởng đến kết quả. Thứ hai, nghiên cứu của chúng tôi tính toán chất lượng lợi nhuận dựa vào khoản dồn tích bất thưởng của mô hình Jones. Mặc dù mô hình này được chấp nhận trong nghiên cứu kế toán, tuy nhiên mô hình vẫn còn tồn tại yếu điểm đó là phân loại những sai sót theo loại I và loại II và mô hình này chỉ đo lường chất lường lợi nhuận theo một khía cạnh nhất định. Thứ ba việc lựa chọn các biến kiểm soát có thể bị thiếu các biến quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận làm cho mức độ giải thích của mô hình thấp. Và cuối cùng, vì hạn chế về thông tin nhóm nghiên cứu chỉ có thể xác định liệu rằng thành viên độc lập là thành viên không tham gia hoạt động điều hành chứ không thể xác định các yếu tố độc lập khác như có phải là nhà cung cấp, là nhân viên cũ/nhân viên đã về hưu, có sở hữu cổ phần hay không.
38
Tài liệu tham khảo
Adams, R. B., B. E. Hermalin and M. S. Weisbach (2010). "The Role of Boards of Directors in Corporate Governance: A Conceptual Framework and Survey." Journal of Economic Literature 48(1): 58-107.
Chen, K. Y., R. J. Elder and Y.-M. Hsieh (2007). "Corporate Governance and Earnings Management: The Implications of Corporate Governance Best-Practice Principles for Taiwanese Listed Companies."
Journal of Contemporary Accounting & Economics 3(2): 73-105.
Chi‐Yih, Y., L. Hung‐Neng and L. T. Boon (2008). "Managerial Ownership Structure and Earnings Management." Journal of Financial Reporting and Accounting 6(1): 35-53.
Chung, R., M. Firth and J.-B. Kim (2002). "Institutional monitoring and opportunistic earnings management." Journal of Corporate Finance 8(1): 29-48.
Dimitropoulos, P. E. and D. Asteriou (2010). "The effect of board composition on the informativeness and quality of annual earnings: Empirical evidence from Greece." Research in International Business and Finance 24(2): 190-205.
Fama, E. F. and M. C. Jensen (1983). "Separation of Ownership and Control." The Journal of Law and Economics 26(2): 301-325.
Hausman, J. A. (1978). "Specification Tests in Econometrics." Econometrica 46(6): 1251-1271.
Lin, J. W. and M. I. Hwang (2010). "Audit Quality, Corporate Governance, and Earnings Management:
A Meta‐Analysis." International Journal of Auditing 14(1): 57-77.
M., B. R. (2009). ""Weak" Governance May Be Optimal Governance: A Discussion of "Corporate Governance and Backdating of Executive Stock Options"*." Contemporary Accounting Research 26(2):
447-451.
Nabar, S. and K. K. Boonlert‐U‐Thai (2007). "Earnings Management, Investor Protection, and National Culture." Journal of International Accounting Research 6(2): 35-54.
Park, Y. W. and H.-H. Shin (2004). "Board composition and earnings management in Canada." Journal of Corporate Finance 10(3): 431-457.
Penman, S. H. and T. Sougiannis (1998). "A Comparison of Dividend, Cash Flow, and Earnings Approaches to Equity Valuation*." Contemporary Accounting Research 15(3): 343-383.
Van Tendeloo, B. and A. Vanstraelen (2008). "Earnings Management and Audit Quality in Europe:
Evidence from the Private Client Segment Market." European Accounting Review 17(3): 447-469.
Agrawal, A. and C. R. Knoeber (2009). "Firm Performance and Mechanisms to Control Agency Problems between Managers and Shareholders." Journal of Financial and Quantitative Analysis 31(3):
377-397.
Ali, S., Salleh, NM & Hassan, MS (2008). "Ownership Structure and Earnings Management in Malaysian Listed Companies: the size effect." Asian Journal of Business and Accounting Horizons 1(2): 89-116.
39
Barton, J. and P. J. Simko (2002). "The Balance Sheet as an Earnings Management Constraint." The Accounting Review 77(s-1): 1-27.
Baysinger, B. D. and H. N. Butler (1985). "Corporate Governance and the Board of Directors:
Performance Effects of Changes in Board Composition." Journal of Law, Economics, & Organization 1(1): 101-124.
Becker, C. L., M. L. Defond, J. Jiambalvo and K. R. Subramanyam (1998). "The Effect of Audit Quality on Earnings Management*." Contemporary Accounting Research 15(1): 1-24.
Bushman, R., Q. Chen, E. Engel and A. Smith (2004). "Financial accounting information, organizational complexity and corporate governance systems." Journal of Accounting and Economics 37(2): 167-201.
Byrd, J. W. and K. A. Hickman (1992). "Do outside directors monitor managers?: Evidence from tender offer bids." Journal of Financial Economics 32(2): 195-221.
Chen, C. H. and B. Al-Najjar (2012). "The determinants of board size and independence: Evidence from China." International Business Review 21(5): 831-846.
Chen, C. J. P. and B. Jaggi (2000). "Association between independent non-executive directors, family control and financial disclosures in Hong Kong." Journal of Accounting and Public Policy 19(4): 285- 310.
Chen, K. Y., R. J. Elder and Y.-M. Hsieh (2007). "Corporate Governance and Earnings Management: The Implications of Corporate Governance Best-Practice Principles for Taiwanese Listed Companies."
Journal of Contemporary Accounting & Economics 3(2): 73-105.
Chen, X., Q. Cheng and X. Wang (2015). "Does increased board independence reduce earningsmanagement? Evidence from recent regulatory reforms." Review of Accounting Studies 20(2):
899-933.
Choi, J.-H., J.-B. Kim and Y. Zang (2010). "Do Abnormally High Audit Fees Impair Audit Quality?"
AUDITING: A Journal of Practice & Theory 29(2): 115-140.
Chung, R., M. Firth and J.-B. Kim (2002). "Institutional monitoring and opportunistic earnings management." Journal of Corporate Finance 8(1): 29-48.
DeAngelo, L. E. (1981). "Auditor size and audit quality." Journal of Accounting and Economics 3(3):
183-199.
Dechow, P., W. Ge and C. Schrand (2010). "Understanding earnings quality: A review of the proxies, their determinants and their consequences." Journal of Accounting and Economics 50(2): 344-401.
Dechow, P. M. and D. J. Skinner (2000). "Earnings Management: Reconciling the Views of Accounting Academics, Practitioners, and Regulators." Accounting Horizons 14(2): 235-250.
DeFond, M. L. and J. Jiambalvo (1994). "Debt covenant violation and manipulation of accruals."
Journal of Accounting and Economics 17(1): 145-176.
40
Fama, E. F. and M. C. Jensen (1983). "Agency problems and residual claims." The Journal of Law and Economics 26(2): 327-349.
Fama, E. F. and M. C. Jensen (1983). "Separation of Ownership and Control." The Journal of Law and Economics 26(2): 301-325.
Fields, T. D., T. Z. Lys and L. Vincent (2001). "Empirical research on accounting choice." Journal of Accounting and Economics 31(1): 255-307.
Fouad, A. and R. B. Ahmed (2001). "Growth opportunities and earnings management." Managerial Finance 27(12): 72-81.
Gul, F. A., S. G. Lynn and J. S. L. Tsui (2002). "Audit Quality, Management Ownership, and the Informativeness of Accounting Earnings." Journal of Accounting, Auditing & Finance 17(1): 25-49.
Holderness, C. G. (2003). "A Survey of Blockholders and Corporate Control." Economic PolicyReview 9(1): 51-64.
John, K. and L. W. Senbet (1998). "Corporate governance and board effectiveness1This paper was an invited paper on the occasion of the JBF 20th anniversary.1." Journal of Banking & Finance 22(4): 371- 403.
Kaplan, S. N. and D. Reishus (1990). "Outside directorships and corporate performance." Journal of Financial Economics 27(2): 389-410.
Kim, Y., M. S. Park and B. Wier (2012). "Is Earnings Quality Associated with Corporate Social Responsibility?" The Accounting Review 87(3): 761-796.
Klapper, L. F. and I. Love (2004). "Corporate governance, investor protection, and performance in emerging markets." Journal of Corporate Finance 10(5): 703-728.
Klein, A. (2002). "Audit committee, board of director characteristics, and earnings management."
Journal of Accounting and Economics 33(3): 375-400.
Leuz, C., D. Nanda and P. D. Wysocki (2003). "Earnings management and investor protection: an international comparison." Journal of Financial Economics 69(3): 505-527.
McNichols, M. F. (2000). "Research design issues in earnings management studies." Journal of Accounting and Public Policy 19(4): 313-345.
Park, Y. W. and H.-H. Shin (2004). "Board composition and earnings management in Canada." Journal of Corporate Finance 10(3): 431-457.
Peasnell, K. V., P. F. Pope and S. Young (2000). "ACCRUAL MANAGEMENT TO MEET EARNINGS TARGETS: UK EVIDENCE PRE- AND POST-CADBURY." The British Accounting Review 32(4): 415-445.
Sarkar, J., S. Sarkar and K. Sen (2008). "Board of directors and opportunistic earnings management:
Evidence from India." Journal of Accounting, Auditing & Finance 23(4): 517-551.