Các yếu tố bên ngoài công ty

Một phần của tài liệu Khóa luận hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty may hòa thọ đông hà (Trang 57 - 62)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

2.2. Thực trạng công tác tuyển dụng nguồn nhân lực của Công ty May Hòa Thọ Đông Hà

2.2.5. Các yếu tố tác động đến tuyển dụng của Công ty May Hòa Thọ Đông Hà

2.2.5.1. Các yếu tố bên ngoài công ty

Thị trường lao động Việt Nam

Thị trường lao động có ảnh hưởng lớn đến tuyển dụng của công ty. Thị trường lao động được thể hiện qua cung- cầu lao động. Nếu cung lao động lớn hơn cầu lao

78%

22%

Không

Trường Đại học Kinh tế Huế

công ty sẽtuyển đủ được số lượng lao động theo yêu cầu, và ngược lại. Mặt khác, khi nói đến thị trường lao động thì vẫn phải nói đến chất lượng lao động. Nếu chất lượng lao động cao sẽ nâng cao được chất lượng tuyển dụng.

Thứ trưởng LĐ,TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường lao động Việt Nam thời gian qua tiếp tục được phát triển theo hướng hiện đại hóa và định hướng thị trường; khuôn khổluật pháp, thểchế, chính sách thị trường lao động từng bước được hoàn thiện… (Nguồn: Tạp chí điện tửTài Chính (1/1/2018),“Thu hút, phát triển nguồn lao động chất lượng cao trước yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0”, truy cập từ <http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao- doi/trao-doi-binh-luan/thu-hut-phat-trien-nguon-lao-dong-chat-luong-cao-truoc-yeu- cau-cua-cach-mang-cong-nghiep-40-133890.html> )

Theo thống kê, trong năm 2017, cả nước đưa hơn 130.000 lao động đi làm việc tại nước ngoài, vừa mang về nước nguồn lực tài chính, vừa tích lũy được kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc. Theo dự báo, từ nay đến năm 2025, lực lượng lao động Việt Nam tăng 1,28%/năm. Lực lượng lao động xã hội sẽ tăng từ gần 55 triệu người năm 2017 lên 62 triệu người vào năm 2025. (Nguồn: Báođiện tửPháp luật Việt Nam (8/1/2018), Thị trường lao động Việt thời hội nhập: Nhiều thách thức cần giải quyết, truy cập từ <http://baophapluat.vn/thi-truong/thi-truong-lao-dong-viet-thoi-hoi- nhap-nhieu-thach-thuc-can-giai-quyet-374900.html> )

Công ty May Hòa Thọ Đông Hà là công ty chuyên về may mặc nên lao động chủ yếu của công ty là lao động phổ thông. Với thị trường lao động này, đã tạo điều kiện khá thuận lợi cho công tác tuyển dụng nguồn nhân lực của công ty.

Sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế

Theo Ths. Nguyễn Thị Mai Hương: “Trong những năm qua, cơ cấu kinh tếcủa nước ta chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷtrọng ngành nông nghiệp đã giảm nhanh, tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng nhanh, tỷtrọng dịch vụ chưa có biến động nhiều.”

Vì vậy, số lượng lao động tham gia vào các ngành nông nghiệp giảm mạnh, và gia tăng số lượng tham gia vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi trong việc tìm kiếm, thu hút ứng viên tham gia vào ngành may mặc.

 Chính sách phát triển nhân lực Việt Nam

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chính sách phát triển nhân lực có tác động lớn đến hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp. Theo quyết định số 579/QĐ/TTg, Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu tổng quát phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 là đưa nhân lực Việt Nam trởthành nền tảng và lợi thếquan trọng nhất đểphát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thếgiới.

Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nhân lực thời kỳ 2011-2020

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

I. Nâng cao trí lực và kỹ năng lao động

1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 40,0 55,0 70,0

2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề (%) 25,0 40,0 55,0 3. Số sinh viên đại học - cao đẳng trên

10.000 dân (sinh viên)

200 300 400

4. Số trường dạy nghề đạt đẳng cấp quốc tế (trường)

- 5 > 10

5. Số trường đại học xuất sắc trình độ quốc tế (trường)

- - > 4

6. Nhân lực có trình độ cao trong các lĩnh vực đột phá (người)

- Quản lý nhà nước, hoạch định chính sách và luật quốc tế

15.000 18.000 20.000

- Giảng viên đại học, cao đẳng 77.500 100.000 160.000

- Khoa học - công nghệ 40.000 60.000 100.000

- Y tế, chăm sóc sức khỏe 60.000 70.000 80.000

- Tài chính - ngân hàng 70.000 100.000 120.000

- Công nghệ thông tin 180.000 350.000 550.000

II. Nâng cao thể lực nhân lực

1. Tuổi thọtrung bình (năm) 73 74 75

2. Chiều cao trung bình thanh niên (mét) > 1,61 > 1,63 > 1,65 3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5

tuổi (%)

17,5 < 10,0 < 5,0 (Nguồn: Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ2011-

Trường Đại học Kinh tế Huế

Để thực hiện các chỉ tiêu nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp đểphát triển nhân lực như Đổi mới nhận thức vềphát triển và sửdụng nhân lực, Đổi mới căn bản quản lý nhà nước về phát triển và sử dụng nhân lực, tập trung xây dựng và thực hiện các chương trình, dựán trọng điểm, Xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển giáo dục và Chiến lược phát triển dạy nghềthời kỳ2011-2020,Đào tạo nhân lực các vùng, miền và nhóm đặc thù,….

 Sựcạnh tranh với các tổchức khác

Công ty May Hòa Thọ Đông Hà là một chi nhánh của Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ, là công ty có uy tín trong ngành dệt may. Tuy nhiên, công ty cũng phải cạnh tranh với các công ty khác cùng ngành như Công ty Dệt May Huế, Công ty Cổphần Scavi,…Vì vậy, Công ty cần có những chính sách hấp dẫn đểthu hút và giữ chân người lao động. Tránh trường hợp, người lao động thôi việc để sang công ty đối thủlàm việc.

 Quy định pháp luật của Nhà nước

Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 03 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Dệt may.

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với các nội dung:

-Mục tiêu: Phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn vềxuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tếkhu vực và thếgiới.

-Quan điểm phát triển:

+ Phát triển ngành Dệt May theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành Dệt May Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành Dệt May là thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu, vừa không kịp thời.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.

+ Phát triển ngành Dệt May phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp Dệt May sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang Dệt May Việt Nam tại các đô thị và thành phố lớn.

+ Đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành Dệt May, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển Dệt May Việt Nam.

Trong đó chú trọng kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.

+ Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt May Việt Nam; Trong đó, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu.

Biểu đồ 2.9. Đánh giá các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến TDLĐ của Công ty

10

2

10

9

3

0 2 4 6 8 10 12

Thị trường lao động

Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế

Sự cạnh tranh giữa các tổ chức

Quy định pháp luật

Khác

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo kết quả khảo sát các cán bộ của công ty, ta thấy, các yếu tố thị trường lao động, sự cạnh tranh giữa các tổ chức và quy định pháp luật được toàn bộ cán bộ tham gia khảo sát đánh giá có ảnh hưởng rất lớn đến công tác TDLĐ của công ty. Và có 20% cho rằng sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế có ảnh hưởng đến TDLĐ và 30% cho rằng ảnh hưởng đên TD còn có các yếu tố khác.

Một phần của tài liệu Khóa luận hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty may hòa thọ đông hà (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)