Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm cà phê sạch của công ty greenfields coffee (Trang 29 - 33)

PHẦN 2 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khái quát tình hình thị trường cà phê trên thế giới

Cà phê là một loại thức uống màu đen có chứa chất caffein và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, được sản xuất từ những hạt cà phê được rang lên rồi xay thành bột. Cà phê được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ thứ 9, khi nó được khám phá ra từ vùng cao nguyên Ethiopia. Từ đó, nó lan ra Ai Cập và Yemen và tới thế kỉ thứ 15 thì đến Armenia, Persia, Thổ Nhĩ Kỳ và phía bắc Châu Phi. Từ thế giới Hồi giáo, cà phê đến Ý, sau đó là phần còn lại của Châu Âu, Indonesia và Mĩ. Ngày nay, cà phê là một trong những thức uống thông dụng toàn cầu.

Không giống như các loại đồ uống khác, chức năng chính của cà phê không phải là giải khát, mặc dù người dân Mỹ uống nó như thức uống giải khát. Nhiều người uống nó với mục đích tạo cảm giác hưng phấn. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 8 năm 2005 của nhà hoá học Mỹ Joe Vinson thuộc Đại học Scranton thì cà phê là một nguồn quan trọng cung cấp các chất chống ôxi hóa (antioxidant) cho cơ thể, vai trò mà trước đây người ta chỉ thấy ở hoa quả và rau xanh. Những chất này cũng gián tiếp làm giảm nguy cơ bị ung thư ở người.

Tình hình sản xuất

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), tổng sản lượng toàn cầu trong năm mùa vụ2017 – 2018 ước đạt 158,6 triệu bao. Sản lượng cà phê dự kiến sẽ tăng tại 18 quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất, ngoại trừNam Mỹ, với ước tính giảm 6,1% xuống 70,59 triệu bao. Sản lượng cà phê từ châu Phi được ước tính tăng 3,2% lên 17,66 triệu bao; từ châu Á và châu Đại Dương tăng 10% lên 49,49 triệu bao;

từMexico và Trung Mỹ, tăng 7,1% lên 21,92 triệu bao.

Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính, sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ2017 – 2018 sẽ đạt 159,8 triệu bao, trong đó sản lượng arabica đạt 94,9 triệu bao và robusta đạt 64,9 triệu bao.

Tình hình tiêu thụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

USDA dự báo tiêu thụ cà phê toàn cầu trong niên vụ 2017 – 2018 đạt 158,7 triệu tấn, tăng 1,02% so với niên vụ trước. Trong đó, 5 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất vẫn là Liên minh châu Âu, Mỹ, Brazil, Nhật Bản và Philippines.

Theo đó, xuất khẩu cà phê các loại ước đạt 130,8 triệu bao trong niên vụ2017 – 2018, trong đó xuất khẩu cà phê nhân chiếm tới 85%. Brazil, Việt Nam, Colombia, Indonesia và Honduras là 5 quốc gia cung cấp cà phê lớn nhất cho thị trường thếgiới.

Kết quảlà, tồn kho cuối kỳ ước tính còn 29,4 triệu bao.

Giá cả

Thị trường cà phê thế giới giữ xu hướng giảm dần về cuối quý II do tác động từquyết định tăng lãi suất của Cục Dựtrữliên bang Mỹvà dựbáo nguồn cung cà phê trên toàn cầu sẽ đạt kỷlục khi Brazil và Việt Nam bội thu. Việc đồng real của Brazil suy yếu so với đồng USD gần đây khiến người trồng cà phê tại nước này càng tăng bán cà phê vụ mới, gây sức ép dư cung lên thị trường cà phê toàn cầu. Thị trường cà phê nói riêng và hàng hóa nói chung cũng chịu áp lực bởi chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc.

Quý II/2018, cả hai sàn robusta và arabica đều giữ xu hướng giảm và giao dịch ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2016 tính đến ngày cuối cùng của tháng 6. Chốt phiên giao dịch ngày 29/6, giá robusta giao tháng 9 là 1.690 USD/tấn, giảm 3,5% so với cuối quý I/2018, và giá arabica giao trong cùng kỳ là 1,151 USD/pound, giảm tới 5,9%.

Trên thị trường kỹthuật, tính đến hết ngày khóa sổ liệt kê mới nhất 19/6, vị thế kinh doanh tổng hợp gồm cả kỳ hạn và quyền chọn của các quỹ đầu cơ đang là trung tính, nghiêng vềtích cực. Sàn càphê chè arabica New York tăng nhẹ dư bán với lượng dư bán mới là 60.736 lô từ60.409 lô tuần trước, tăng 327 lô. Sàn kỳhạn cà phê vối robusta London tăng lượng dư bán 5.113 lô để lên 34.511 lô từ 29.378 lô tuần trước.

1.2.2 Khái quát vềthị trường cà phê sạch Việt Nam

Được du nhập vào Việt Nam bởi những người Pháp theo Thiên Chúa giáo vào những năm 1850. Việt Nam đã và đang trở thành nước đứng thứ 2 trên Thế giới về

Trường Đại học Kinh tế Huế

xuất khẩu cà phê, sau Brazil. Sản xuất từ 800.000 đến 1.000.0000 tấn cà phê mỗi năm nhưng Việt Nam chỉ tiêu thụ10% số lượng này. Sốcòn lại được xuất khẩu ra Thếgiới chủyếu là các nhà sản xuất cà phê hoà tan nổi tiếng.

Đa số cà phê trong nước được sản xuất bởi những hộ gia đình với diện tích gieo trồng khoảng 2-5 hecta/hộ. Các công ty Nhà nước chiếm khoảng 15% và cà phê được trồng trong những nông trại lớn hơn. Buôn Ma Thuột , Dak Lak, và vùng cao nguyên Trung Bộlà những vùng sản xuất cà phê nổi tiếngở Việt Nam. Robusta là loại hạt cà phê được gieo trồng chủ yếuởViệt Nam do tính đặc trưng về địa lý, khí hậu, và độ cao so với mực nước biển. Chính phủ đang lên kế hoạch thay thế việc gieo trồng Robusta bằng Arabica ở những vùng thích hợp. Tuy dòng cà phê Arabica cho sản lượng thấp hơn nhưng nếu tính cùng số lượng thì lợi nhuận thu được gấp đôi so với Robusta.

Với hơn 150 năm thừa hưởng văn hoá cà phê, dân thưởng thức cà phê sành điệu Việt Nam đã và đang đưa cà phê trởthành một phần của văn hoá Việt Nam. Họ ngồi tán gẫu nhìn những giọt cà phê đậm đà rơi, sự chọn lựa duy nhất còn lại chỉ là việc thêm đá, sữa đặc, hay cảhai.

Tình hình sản xuất

Việt Nam vẫn là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil. Theo ước tính của USDA, sản lượng cà phê niên vụ 2017 –2018 của Việt Nam sẽ đạt 29,3 triệu bao, mức cao nhất trong 4 niên vụgần nhất. Trong đó, sản lượng robusta ước đạt 28 triệu bao và arabica đạt 1,3 triệu bao. Việt Nam sẽ trở thành nước sản xuất robusta lớn nhất thếgiới và nước sản xuất arabica lớn thứ 11 thếgiới. Hiện tại, điều kiện thời tiếtở khu vực Tây Nguyên đang rất thuận lợi cho vụcà phê tới đây, với lượng mưa đạt mức trung bình, Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam, Nguyễn Viết Vinh, cho hay. “Vẫn còn quá sớm để đưa ra dự báo về cụ cà phê 2018 – 2019, nhưng thời tiết đang rất ủng hộ cho quá trình ra quả hiện nay của cây cà phê,” ông Vinh nói.

“Hoạt động mua bán vẫn diễn ra chậm chạp vì người nông dân không muốn bán ra ở mức giá dưới 37.000 đồng”, một thương lái ở Đắk Lắk cho biết. Theo giới thương lái, nguồn cung nội địa tại Việt Nam cũng khá hạn chếvì vụ thu hoạch năm ngoái không

Trường Đại học Kinh tế Huế

được như kỳ vọng. Hiện tại, nông dân chỉ còn 10% sản lượng cà phê niên vụ 2017 – 2018.

Tình hình tiêu thụ

Tại thị trường nội địa, mức tiêu thụcà phê có thể đạt kỷlục 2,88 triệu bao trong niên vụ 2017 – 2018. Tồn kho cuối kỳ theo đó sẽ giảm còn khoảng 1 triệu bao, theo ước tính của USDA. Xét về xuất khẩu, USDA dự đoán Việt Nam sẽ xuất khẩu được 27,65 triệu bao trong niên vụ 2017 – 2018, tăng khoảng 100.000 bao so với niên vụ trước. Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn thứhai thếgiới sau Brazil. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã liên tiếp giảm trong tháng 4 và 5 về khối lượng. Trong nửa đầu tháng 6, khối lượng xuất khẩu mặt hàng này đạt 81,974 nghìn tấn. Lũy kế từ đầu năm đến nửa đầu tháng 6, Việt Nam đã xuất khẩu được 959.505 tấn cà phê, tăng 10.3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu cà phê tính đến giữa tháng 6 chỉ đạt khoảng 1,85 tỷ USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái do giá cà phê thế giới và trong nước giữ ở mức thấp.

Giá cả

Tháng 4/2018, thị trường cà phê biến động tăng 500 đồng/kg so với cuối quý I theo xu hướng thị trường thếgiới. Giá cà phê tăng do người trồng cà phê Việt Nam có xu hướng giữhàng không muốn bán ra. Tuy nhiên qua tháng 5/2018, giá cà phê giảm xuống vùng giá thấp nhất trong gần hai tháng qua. Người trồng cà phê Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng bán cà phê ở mức giá hiện hành. Giá cà phê giảm là do thời tiết tại Brazil đang rất thuận lợi cho vụcà phê hiện tại.

Bên cạnh đó, Indonesia đã bắt tay vào thu hoạch vụmới, gây áp lực lên giá cà phê. Đến tháng 6/2018, thị trường cà phê nội địa đã có những dấu hiệu cải thiện sau khi xuất hiện thông tin đã hết lượng tồn cà phê của vụ này trước khi chuyển sang vụ mới vào đầu tháng 10 nhằm tăng tốc xuất khẩu những tháng đầu năm.

1.2.3 Khái quát vềthị trường cà phê sạch của thành phốHuế

Cùng với sự phát triển của kinh tế, chính trị và xã hội, cà phê đã trở thành một nhu cầu thứ yếu trong đời sống hằng ngày của người dân thành phố Huế. Như một

Trường Đại học Kinh tế Huế

điều tất yếu, khi mà nhu cầu có xu hướng tăng mạnh, thì ngày có càng nhiều các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực cà phê được thành lập. Ngoài những doanh nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường như hãng cà phê Gia Cát, Hải Đăng và đặc biệt là Trung Nguyên –ông lớn của thị trường cà phê Việt Nam, từ năm 2016, nhiều công ty, cơ sở sản xuất cà phê đãđược thành lập và ít nhiều chiếm lĩnh được thịphần cà phê của Huế như hãng cà phê Phước, Giải Pháp cà phê,… Ngoài ra, với xu hướng bành trướng của các công ty lớn trong ngành, ngày có càng nhiều những doanh nghiệp lớn xâm nhập vào thị trường thành phốHuế. Tiêu biểu như Highland Coffee, Trung Nguyên Coffee, Cộng cà phê,… Đặc biệt là giai đoạn cuối năm nay, ông lớn trong ngành F&B của Việt Nam là chuỗi The Coffee House sẽmở cửa hàng đầu tiênở Huế. Đánh dấu cho sựmở đầu giai đoạn cạnh tranh sôi nổi của thị trường cà phê của thành phốHuế. Nhận thấy được vấn đề đó, công ty cà phê Greenfields Cofffee luôn cốgắng xây dựng các chính sách, các chiến lược, kếhoạch hợp lí đểthỏa mãn những nhu cầu khác nhau của khách hàngở tất cả các phân khúc. Dù đi sau các đối thủcạnh tranh, nhưng với chính sách và chiến lược kinh doanh hợp lý, công ty Greenfields Cofffee hiện đã chiếm khoảng gần 70% thịphần của thị trường cà phê của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm cà phê sạch của công ty greenfields coffee (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)