CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
II. MARKETING – MIX LÀ GÌ?
3. Nội dung của hoạt động marketing- mix
3.1. Chính sách Marketing- Mix
3.1.3. Chính sách phân phối
Kênh phân phối là tập hợp các nhà doanh nghiệp, được liên kết với nhau bởi những luồng phân phối khác nhau. Đó là hệ thống những hành vi phúc tạp mà ở đó các doanh nghiệp giao dịch với nhau để hoàn thành các mục tiêu cá nhân, hoặc doanh nghiệp, hoặc kênh phân phối.
Việc lựa chọn kênh phân phối có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định Marketing khác. Giá cả, doanh thu của những thương hiệu phụ thuộc khá nhiều vào việc tổ chức, sử dụng kênh phân phối, chất lượng đội ngũ bán hàng, dịch vụ khách hàng sau kênh phân phối.
Đại học kinh tế Huế
Bất kì nhà sản xuất nào cũng nỗ lực thiết lập hệ thống phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua nhà trung gian hay một doanh nghiệp chuyên về phân phối hàng hóa.
Nhờ có kênh phân phối mà doanh nghiệp khắc phục được những khó khăn về khoãng cách, thời gian, địa điểm, ... trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Vì có tính chuyên môn hóa cao cho nên chất lượng và hiệu quả của các thành viên trong kênh phân phối luôn được cải thiện và có khă năng chuyển đổi chức năng cho nhau.
Hình1.1 : Các dạng kênh phân phối
Mô hình các kênh phân phối:
Mô hình 1: Kênh phân phối trực tiếp
Phân phối sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng, không thông qua bất kì một khâu trung gian nào, thường được các doanh nghiệp nhỏ áp dụng.
Nhà sản xuất
Người tiêu dùng cuối cùng Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ Nhà bán lẻ
Nhà bán buôn Nhà bán
buôn
Đại lý
Đại học kinh tế Huế
+ Ưu điểm: dễ kiểm soát các hoạt động kênh phân phối và giảm thiểu chi phí cho khâu trung gian.
+ Nhược điểm: phạm vi bị hạn chế, cần rất nhiều nhân viên bán hàng.
Mô hình 2: Kênh phân phối 1 cấp.
Phân phối từ nhà sản xuất thông qua người bán lẽ đến tay người tiêu dùng, thường được các doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng. Tùy từng trường hợp, người tiêu dùng có thể mua hàng qua nhà bán lẻ hoặc mau trực tiếp tại nhà sản xuất. Ở đây, doanh nghiệp là người bán hàng trực tiếp cho nhà bán lẻ.
+ Ưu điểm: dễ kiểm soát hoạt động phân phối, tốn ít chi phí cho khâu trung gian, phạm vi rộng hơn.
+ Nhược điểm: phạm vi vẫn còn khá nhiều hạn chế.
Mô hình 3:Kênh phân phối 2 cấp.
Hàng hóa được sản xuất ra trước hết sẽ được phân phối qua 2 trung gian là nhà bán buôn và nhà bán lẻ, sau đó mới tới tay người tiêu dùng.
Mô hình 4: Kênh phân phối 3 cấp.
Tương tự như mô hình 3, nhưng hàng hóa qua thêm 1 khâu trung gian nữa là Đại lý( hay cò mồi).
Nhà sản xuất Người tiêu dùng
Nhà sản xuất Nhà bán lẻ Người tiêu dùng
Nhà sản xuất Nhà bán buôn Nhà bán lẻ
Người tiêu dùng
Đại học kinh tế Huế
Ưu điểm của mô hình này là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cửa hàng nhỏ lẻ được mọc ra nhằm giúp họ kinh doanh và tồn tại trong thị trường, còn nhà sản xuất cũng có điều kiện để bán sản phẩm hàng hóa với số lượng lớn hơn. Tuy nhiên, mô hình này lại có nhược điểm khá lớn là người tiêu dùng sẽ phải mua những sản phẩm với giá cao hơn, do họ phải chịu một phần chi phí vận chuyển của các nhà bán buôn và bán lẻ. Hơn nữa nhà sản xuất rất khó để kiểm soát giá mua đó của khách hàng, buộc nhà sản xuất phải xem xét và thực hiện các chính sách phù hợp.
Mô hình 5: kênh phân phối hiện đại.
Đây là một mô hình phân phối mà nhà sản xuất và các đại lý trung gian sẽ ở một thể thống nhất. Ở đây, khi sản phẩm hàng hóa sau khi sản xuất sẽ được phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
Ưu điểm của kênh phân phối này so với các kênh phối truyền thống là tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng.