Giải pháp thực hiện đề tài

Một phần của tài liệu Khoá kuận tốt nghiệp nâng cao chất lượng giám sát của hội đồng nhân dân xã hòa bình, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh đối với công tác giải phóng mặt bằng giai đoạn hiện nay” (Trang 31 - 38)

2.2. Nội dung đề tài khóa luận

2.2.4. Giải pháp thực hiện đề tài

Quyết định và giám sát là hai chức năng cơ bản trong hoạt động của HĐND. Nâng cao chất lượng giám sát của HĐND xã đối với công tác đền bù giải phóng mặt bằng không chỉ nâng cao vai trò, vị thế của cơ quan dân cử mà còn góp phần thúc đẩy phát triển Kinh tế - Xã hội của địa phương. Từ kinh nghiệm thực tiễn hoạt động và các tồn tại, hạn chế nêu đã nêu, tác giả đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:

* Nâng cao vai trò Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội của Hội đồng nhân dân xã

Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Xã hội với tư cách là cơ quan chủ trì và chủ động phối hợp với các Ban của HĐND có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp và tham mưu cho Thường trực HĐND và HĐND xem xét, quyết định và

tổ chức các hoạt động giám sát công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Nhiệm vụ của các Ban đóng vai trò rất quan trọng, đưa ra những gợi ý, những định hướng theo lĩnh vực phụ trách và đặc biệt là cung cấp thêm những thông tin, những ý kiến cần thiết để đại biểu HĐND xem xét và hình thành những yêu cầu và đánh giá. Ban Kinh tế - Xã hội có trách nhiệm nghiên cứu và thẩm tra các báo cáo, có điều kiện, nghiệp vụ về chuyên môn, thông tin, thời gian tiếp cận các báo cáo về công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Ban Pháp chế HĐND xã với chức năng chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực thi hành Hiến pháp và pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính ở địa phương, có trách nhiệm khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về đền bù giải phóng mặt bằng tại địa phương để báo cáo trước HĐND. Đưa ra ý kiến thẩm tra, đánh giá, ý kiến kết luận và đề xuất của từng cuộc giám sát phải toàn diện, vừa mang tính bao quát, vừa sâu sắc; thể hiện rõ chính kiến của cơ quan thẩm tra, của Đoàn giám sát với những nhận định, phân tích và lý giải có căn cứ, có tính thuyết phục; vừa giúp cho đại biểu HĐND có định hướng trong thảo luận, có cơ sở hình thành các ý kiến độc lập và bày tỏ thái độ, vừa cung cấp các thông tin đa chiều, các nhìn nhận, đánh giá từ nhiều phía, trong quá trình thảo luận và đưa ra các quyết định.

*Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát giữa các kỳ họp, hoạt động giám sát, khảo sát chuyên đề đối với công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

Thứ nhất, về hoạt động giám sát chuyên đề theo Chương trình giám sát hàng năm của HĐND xã:

Xác định đúng vấn đề cần giám sát: nội dung giám sát được lựa chọn là những nội dung quan trọng có tác động mạnh đến đời sống của người dân và trong phát triển kinh tế - xã hội. Để lựa chọn đúng vấn đề cần giám sát trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, HĐND xã cần nghiên cứu thông qua các hoạt động tiếp xúc cử tri, đề xuất của đại biểu HĐND, các Ban HĐND, Thường trực HĐND tổng hợp trình HĐND xã thông qua Chương trình giám sát hằng năm.

Công tác chuẩn bị phải công phu, đầu vào phải đầy đủ, đa dạng. Sau khi

xác định vần đề cần giám sát trọng tâm của công tác đền bù giải phóng mặt bằng như tiến độ giải ngân cho người bị thu hồi đất, công tác quy hoạch tái định cư, thẩm định giá.... Đoàn giám sát cần nghiên cứu các văn bản pháp luật, các chủ trương, chính sách liên quan và tình hình thực tiễn để xây dựng kế hoạch giám sát, trong đó xác định mục đích, yêu cầu, đối tượng giám sát, thời gian giám sát; đồng thời xây dựng đề cương yêu cầu báo cáo cho các đối tượng được giám sát.

Đổi mới phương pháp giám sát, chú trọng đi thực tế tại nơi có các hoạt động đền bù giải phóng mặt bằng. Cùng với việc xem xét các văn bản pháp luật liên quan, báo cáo giám sát, hồ sơ do đối tượng giám sát cung cấp, thông tin thu thập qua các kênh báo chí, tiếp xúc cử tri… Trong quá trình làm việc với các đối tượng giám sát, Đoàn sẽ thu thập thêm các thông tin để đánh giá đầy đủ hơn, chính xác hơn quá trình triển khai thực hiện của đối tượng giám sát, nghe đơn vị giải trình những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chính sách và trình bày các đề xuất, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung để chính sách phù hợp với thực tiễn.

Sau giám sát phải đeo bám quyết liệt, đến cùng kết quả thực hiện các kiến nghị. Việc theo dõi, đôn đốc, thực hiện các kiến nghị sau giám sát của Thường trực, các Ban HĐND xã được thực hiện thường xuyên. Việc đánh giá kết quả thực hiện các kiến nghị sau giám sát được thực hiện 2 lần/năm vào kỳ họp giữa năm và cuối năm; theo đó UBND xã có báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị, Thường trực HĐND xã sẽ có báo cáo đánh giá trình HĐND xã.

Đối với một số kiến nghị sau giám sát chưa được xử lý triệt để, Thường trực HĐND xã chỉ đạo chuyển qua hoạt động chất vấn hay tổ chức khảo sát kết quả thực hiện kiến nghị sau giám sát, nhằm tìm ra biện pháp, giải pháp để giải quyết rốt ráo những vấn đề bức xúc, tồn đọng trong thời gian dài đối với công tác đền bù giải phóng mặt bằng. .

Thứ hai, Đối với giám sát chuyên đề về công tác đền bù giải phóng mặt bằng

Để xây dựng Đề cương giám sát công tác đền bù giải phóng mặt bằng

cần nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các thông tư hướng dẫn các Bộ Tài chính, và các Bộ, ngành có liên quan.

Cách thức tổ chức thực hiện giám sát: Tùy từng nội dung giám sát mà có phương thức giám sát cho phù hợp. Sau khi nhận báo cáo của cơ quan được giám sát, Tổ chuyên viên giúp việc sẽ hình thành “Bộ câu hỏi” nhằm làm sáng tỏ, bổ sung những nội dung vấn đề chưa rõ qua xem xét báo cáo.

Việc gửi trước “Bộ câu hỏi” cho đối tượng được giám sát đối với giám sát công tác đền bù giải phóng mặt bằng là điều rất cần thiết, vừa tiết kiệm thời gian, vừa có hiệu quả.

Phạm vi giám sát công tác đền bù giải phóng mặt bằng của xã Hòa Bình tương đối rộng, do đó Đoàn giám sát có thể chia thành nhiều tổ để đi thực tế; mặt khác có thể tổ chức nhiều đợt thực tế. Trước khi đi thực tế, tổ chuyên viên chuẩn bị hồ sơ thông tin về các công trình, dự án mà Đoàn giám sát đi thực tế (các thông tin về tổng mức đầu tư, các hạng mục đầu tư của dự án, giá trị đền bù đối với các hộ dân, tiến độ giải phóng mặt bằng). Việc nắm bắt được thông tin bước đầu của công trình, dự án kết hợp với thông tin qua báo cáo của các chủ đầu tư dự án khi đi thực tế sẽ giúp phát hiện thêm nhiều vấn đề để tháo gỡ vướng mắc.

Sau khi kết thúc các đợt thực tế, tổ chuyên viên chuẩn bị bộ câu hỏi về các vấn đề phát hiện qua báo cáo, qua các đợt thực tế để các đối tượng giám sát chuẩn bị trước khi làm việc trực tiếp. Đồng thời đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội mà từng dự án mang lại cho người dân trong vùng dự án. Việc đánh giá được xem xét qua báo cáo của các chủ đầu tư, đồng thời có thể thông qua hình thức điều tra xã hội học bằng cách phát phiếu điều tra hoặc phỏng vấn trực tiếp người dân trong vùng dự án.

Thứ ba, thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát; xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc chấp hành các kiến nghị sau giám sát của HĐND xã.

Những kiến nghị sau giám sát của HĐND phải được tổng hợp, cập nhật và theo dõi thường xuyên, đặc biệt, đối với những kiến nghị về các vấn đề quan trọng, bức thiết của công tác đền bù giải phóng mặt bằng chưa được giải

quyết đúng thời gian quy định hoặc giải quyết chưa dứt điểm.

Thứ tư, tăng cường hoạt động khảo sát

Trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân, không có giải thích khái niệm “khảo sát” và cũng không quy định mục cụ thể cho hoạt động này. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “khảo sát” là hoạt động

“xem xét một cách cụ thể, đối chiếu, để tìm hiểu”. Như vậy, hoạt động khảo sát nghiêng về việc thực hiện trên thực tế nhiều hơn là chỉ xem xét, nghiên cứu báo cáo.

Khảo sát có vai trò quan trọng trong quá trình giám sát. Do đó, khi lập kế hoạch giám sát, cần xây dựng nhiệm vụ khảo sát và xác định đó là công đoạn cần thiết. Trên cơ sở đó, nội dung khảo sát phải bám sát trọng tâm giám sát để đạt hiệu quả cao nhất. Việc tiến hành khảo sát giúp đại biểu có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề đang giám sát, đồng thời có thêm thông tin đa chiều về nhiều vấn đề khác mà đại biểu quan tâm. Đặc biệt, các hình ảnh ghi được trong quá trình khảo sát chính là trực quan minh hoạ sinh động, là dữ liệu hữu ích và là căn cứ để kết luận giám sát. Đây là một yếu tố quan trọng giúp hiệu quả, hiệu lực giám sát của HĐND xã trong thời gian qua được nâng lên rõ rệt.

* Nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân

Thứ nhất, nâng cao năng lực, vị thế, vai trò và chất lượng hoạt động của HĐND phụ thuộc rất lớn vào trình độ đại biểu HĐND

Trong những năm qua, vì quá chú trọng đến chức năng đại diện làm ảnh hưởng đến chất lượng đại biểu HĐND xã. Vì vậy trong thời gian đến, cần chú trọng hơn đến chất lượng đại biểu HĐND xã; những đại biểu HĐND phải thực sự là người có tài, có đức, có năng lực và điều kiện thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đã được luật định.

Nâng cao năng lực, bản lĩnh và trách nhiệm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của đại biểu HĐND, đại biểu HĐND là nguồn gốc của mọi vấn đề liên quan đến chất lượng và hiệu quả giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Do vậy, bên cạnh việc đảm bảo về mặt số lượng, trình độ am hiểu pháp luật, người đại biểu cần phải có năng lực, bản lĩnh và trách nhiệm khi tiến hành nhiệm vụ.

Thứ hai, Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng cho các đại biểu HĐND xã và cán bộ giúp việc của HĐND xã

Để hoạt động giám sát của HĐND có hiệu quả thì mỗi đại biểu phải là người hoạt động có hiệu quả, để đại biểu hoạt động có hiệu quả thì việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu cũng như cán bộ giúp việc là việc làm cần thiết. HĐND xã tiếp tục quan tâm đến việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động cho các đại biểu bằng nhiều hình thức.

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu, nhất là các kiến thức về quản lý Nhà nước, pháp luật, kỹ năng nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, tiếp xúc cử tri, giám sát tại kỳ họp, giám sát thường xuyên, chất vấn, phản biện; kỹ năng thẩm tra, giám sát công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng tại các dự án có liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng.…cho đại biểu HĐND xã.

Thứ ba, bản thân mỗi đại biểu phải có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu dân cử.

Đại biểu HĐND phải có trách nhiệm thực hiện quy định Đại biểu HĐND.

Cần tích cực nghiên cứu, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của HĐND; thường xuyên trau dồi kỹ năng hoạt động, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin để giúp HĐND ban hành nghị quyết đúng đắn, đảm bảo phù hợp thực tiễn địa phương. Tăng cường tiếp xúc cử tri để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là phát hiện những bất cập, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ để kiến nghị sửa đổi, tháo gỡ kịp thời, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động HĐND và thực sự là người đại biểu đại diện của nhân dân.

* Nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, xử lý, đôn đốc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

Thứ nhất, nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri

Tổ chức tốt các cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp, sau kỳ họp HĐND tỉnh đảm bảo đúng quy định. Tăng cường việc theo dõi, đôn đốc để đại biểu thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, có chất lượng việc tiếp xúc cử tri, nhất là sau kỳ họp

để tăng cường thêm luồng thông tin từ các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND xã để thực hiện giám sát phục vụ cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

Thứ hai, nâng cao chất lượng hoạt động tiếp công dân, xử lý, đôn đốc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

Các đại biểu HĐND xã thực hiện đầy đủ, nghiêm túc việc tiếp công dân theo quy định và sự phân công của Thường trực HĐND xã đồng thời có sự phân công linh hoạt để phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế của đại biểu. Gắn việc tiếp công dân với việc hướng dẫn công dân thực hiện đúng các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Nâng cao chất lượng phân loại, chuyển đơn thư khiếu nại, tố cáo đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết; Thường trực HĐND xã theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, đồng thời giao trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cho đại biểu HĐND xã, nhất là đối với những vụ việc phức tạp, kéo dài, những vụ việc có liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

Định kỳ 6 tháng (khi cần thiết), Thường trực HĐND xã tổ chức cuộc họp với UBND xã về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân do Thường trực HĐND và đại biểu HĐND xã chuyển đến.

* Bảo đảm các điều kiện cho Hội đồng nhân dân trong hoạt động nói chung hoạt động giám sát về lĩnh vực đền bù giải phóng mặt bằng nói riêng

Bảo đảm yêu cầu về thông tin phục vụ cho Hội đồng nhân dân xã: Trong yêu cầu hội nhập và phát triển hiện nay, nhu cầu thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, các đại biểu HĐND muốn thực hiện tốt chức năng của mình thì nhu cầu được đảm bảo về thông tin là một yêu cầu lớn, cần phải được hỗ trợ một cách đầy đủ nhất. Thu thập, xử lý thông tin có vai trò quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của HĐND xã, đặc biệt về lĩnh vực đền bù giải phóng mặt bằng. Thông tin chính xác và đầy đủ, kịp thời, sẽ giúp lựa chọn nội dung giám sát đúng trọng tâm, sát thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cũng như mong muốn của cử tri; xây dựng, triển khai kế hoạch giám sát khoa học, hiệu quả. Đồng thời, qua giám sát sẽ giúp cho các đơn vị, đối tượng giám sát kịp thời khắc phục hạn chế trong thực hiện chức năng,

nhiệm vụ:

Cần xây dựng quy định hỗ trợ, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động của Thường trực HĐND xã, các Ban HĐND xã, đại biểu HĐND xã. Dành một khoản kinh phí thích hợp cho hoạt động thông tin và hỗ trợ, cung cấp thông tin phục vụ đại biểu HĐND xã

Nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi đại biểu HĐND xã trong việc chủ động khai thác, thu thập thông tin. Muốn vậy, các đại biểu HĐND xã phải tăng cường tham gia các hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri... bởi đây là kênh thông tin lớn và rất quan trọng cho mỗi đại biểu. Thông qua các hoạt động này, đại biểu được cung cấp nguồn thông tin thực tiễn đa dạng, nhiều chiều, thấy được những mâu thuẫn phát sinh, những thiếu sót trong quy định của pháp luật, trong công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền. Từ đó, có đề xuất hoặc có những kiến nghị kịp thời đối với các cơ quan chức năng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cử tri cũng như hạn chế, chấn chỉnh những sai sót trong thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

Hiện nay, để thực hiện tốt hoạt động của HĐND xã nói chung và hoạt động giám sát đối với công tác đền bù giải phóng mặt bằng nói riêng cần phải thực hiện tốt công tác khen thưởng, động viên kịp thời đối với những đại biểu có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển của HĐND xã. Kịp thời đôn đốc, nhắc nhở những đại biểu chưa tích cực, ngại va chạm hoặc thiếu trách nhiệm trong hoạt động của HĐND.

Một phần của tài liệu Khoá kuận tốt nghiệp nâng cao chất lượng giám sát của hội đồng nhân dân xã hòa bình, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh đối với công tác giải phóng mặt bằng giai đoạn hiện nay” (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w