PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Lý luận về hoạt động huy động vốn dân cư của Ngân hàng thương mại
1.2.2. Lý luận chung về huy động vốn của NHTM
Nguồn huy động vốn được xem là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả.
-Huy động vốn: là hoạt động làm tăng khả năng huy động vốn của NHTM không chỉ tăng về mặt lượng (chiều rộng) mà tăng về mặt chất (chiều sâu).
Mặt lượng: được thể hiện ở doanh số, số dư tiền gửi của NHTM qua từng thời điểm, giai đoạn tăng giảm như thế nào.
Mặt chất: được thể hiện ở sự phong phú đa dạng về hình thức, quy mô, cơ cấu khách hàng, mạng lưới, chất lượng dịch vụ, hiệu quả sử dụng vốn…được NHTM quan tâm và phát triển như thế nào qua từng giai đoạn.
Khi một NHTM đã tiến hành huy động vốn được hiểu cả về mặt lượng và về mặt chất, tức là doanh số huy động đạt được tăng qua mỗi năm và các hình thức huy động phong phú đa dạng, quy mô vốn lớn, thu hút được nhiều đối tượng khách hàng, mạng lưới giao dịch rộng, sử dụng vốn hiệu quả...
Hai mặt của hình thức huy động vốn có tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau trong quá trình triển khai. Khi doanh số huy động vốn tăng trưởng, đi kèm theo NHTM phải thực hiện các biện pháp để duy trì quy mô, tăng cường chất lượng dịch vụ và các sản phẩm đi kèm, tăng cường việc quản lý hiệu quả sử dụng vốn … từ đó sẽ tác động quay ngược lại ngày càng thúc đẩy doanh số tăng trưởng.
Huy động vốn có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM.
Nó cũng là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh (gồm vốn tự có, vốn huy động, vốn đi vay, các nguồn vốn khác). Thông thường huy động vốn chiếm tỷ trọng trên 90% tổng nguồn vốn. Do đó hoạt động huy động vốn của ngân hàng càng hiệu quả thì tổng nguồn vốn của ngân hàng sẽ tăng, là tiền đề để tiến hành hoạt động sử dụng vốn.
1.2.2.2. Các hình thức huy động vốn của NHTM
•Phân loạ i theo đố i tư ợ ng huy độ ng vố n
- Huy động vốn từ dân cư: Đây là nguồn huy động đầy tiềm năng cho các ngân hàng, cung cấp cho ngân hàng nguồn vốn có quy mô lớn và tính ổn định cao. Một trong những nguyên nhân củ yếu khiến người dân gửi tiền vào ngân hàng là do nhu cầu đảm bảo an toàn vốn của họ, giúp họ thực hiện các chương trình tiết kiệm cho tương lại hoặc những tiện ích mà các sản phẩm của ngân hàng đem lại.
Đối với nguồn tiền huy động từ dân cư, do nhu cầu sử dụng là khác nhau nên các NHTM luôn tìm mọi cách để đa dạng hóa nguồn vốn huy động bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm như rút ngắn kỳ hạn gửi tiền có thể theo ngày, theo tuần, theo tháng, lãi suất bậc thang, rút gốc linh hoạt,…
- Huy động từ các tổ chức kinh tế: Trên thực tế, hầu hết các tổ chức kinh tế đều mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng để thuận tiện cho việc giao dịch, tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh toán. Đây là nguồn huy động được đánh giá là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, độ lớn của khoản tiền này phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ, các tiện ích mà ngân hàng mang lại khi khách hàng sử dụng các dịch vụ. Phát triển và quản lý tốt tài khoản này cho phép ngân hàng có được một nguồn vốn đáng kể với chi phí thấp.
- Huy động từ các NHTM và các tổ chức tín dụng khác: Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng thường có các khoản tiền gửi lẫn nhau nhằm thuận tiện trong việc giao dịch, thanh toán. Đây là đối tượng huy động vốn khá thường xuyên của các NHTM. NHTM huy động vốn từ các đối tượng này dưới hình thức vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo khả năng thanh toán, bù đắp thiếu hụt tạm thời. Quá trình tăng vốn huy động này có thể được thực hiện ở trên thị trường nội tệ hay thị trường ngoại tệ. Trong số những đối tượng cho ngân hàng vay có ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương đóng vai trò là người cho vay cuối cùng để cứu cho các NHTM khỏi các trục trặc xảy ra, giữ cho hệ thống thanh toán được vận hành trôi chảy, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.
•Theo phư ơ ng pháp huy độ ng vố n Huy động tiền gửi
Tiền gửi không kỳ hạn: đây là khoản tiền mà người gửi có thể rút ra sử dụng bất cứ lúc nào và ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng. Tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp hoặc không được trả lãi. Tùy theo mục đích gửi tiền mà người ta phân chia thành tiền gửi thanh toán va tiền gửi không kỳ hạn.
+ Tiền gửi thanh toán: đây là khoản tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân gửi vào ngân hàng trước hết được sử dụng để tiến hành thanh toán, chi trả cho các hoạt động hàng hóa, dịch vụ và các khoản chi khác phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách thường xuyên, an toàn và thuận tiện. Khi sử dụng các tiện ích thanh toán, chủ sở hữu tài khoản phải trả cho ngân hàng một khoản phí. Ví dụ như tiền gửi dùng séc là loại tiền gửi dùng để chi trả các séc và hối phiếu.
+ Tiền gửi không kỳ hạn thuần túy: đây là khoản tiền của doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức gửi vào ngân hàng trong khi chưa có kế hoạch sử dụng cụ thể nhằm mục đích đảm bảo an toàn tài sản và khi cần có thể sử dụng ngay, không mang tính chất phục vụ thanh toán. Khi cần khách hàng có thể đến ngân hàng rút ra để chi tiêu. Hình thức gửi tiền này không được ngân hàng cho phép phát hành séc.
Đây là một nguồn vốn quan trọng, đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng với mức lãi suất chi trả cho người gửi tiền là rất thấp. Do vậy ngân hàng cần phát triển dịch vụ đa dạng, sản phẩm chất lượng, mạng lưới rộng rãi, đáp ứng tốt nhu cầu của người gửi tiền để có thể huy động càng nhiều càng tốt nguồn tiền gửi này.
+ Tiền gửi có kỳ hạn: đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận trước giữa khách hàng và ngân hàng về thời gian rút tiền. Loại tiền gửi này của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, có nguồn gốc từ tích lũy và xét về bản chất chúng được ký thác với mục đích hưởng lãi.
Các NHTM nhận hai loại tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi báo rút (tức là khi muốn rút ra phải báo trước). Về cơ bản, các khoản tiền gửi có kỳ hạn không được sử dụng để tiến hành thanh toán như các khoản chi trả bằng vốn trên tài khoản vãng lai nên không thể phát séc. Thông thường, tiền gửi có kỳ hạn là các khoản tiền gửi có thời hạn dài và có lãi suất cao.
Tiền gửi tiết kiệm: quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành theo quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã quy định rõ “Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân gửi vào tài khoản tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiềm gửi”.
Trong nền kinh tế thị trường, tiền gửi tiết kiệm được phát triển thành hai loại là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
Nguồn tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn và quan trọng nhất trong tổng nguồn vốn huy động, nhất là đối với các ngân hàng bán lẽ. Do đó, việc tăng cường huy động nguồn tiền này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của NHTM.
Phát hành giấy tờ có giá
Các giấy tờ có giá là công cụ Nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường. Nguồn vốn này tương đối ổn định để sử dụng cho một mục đích nào đó. Các giấy tờ có giá do NHTM phát hành bao gồm kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
Trong hình thức huy động vốn này, ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi huy động. Nghiệp vụ này chỉ được tiến hành khi ngân hàng thiếu vốn mà vốn tự có và vốn huy động tiền gửi không đủ. Như vậy, khi thực hiện huy động vốn dưới các hình thức này, các ngân hàng phải căn cứ vào đâu để quyết định về khối lượng huy động. Vốn này chỉ được huy động trong một thời gian nhất định, khi đã huy động đủ khối lượng vốn theo dự kiến, các ngân hàng sẽ ngừng việc huy động kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
Các nghiệp vụ ủy thác khác
Ngân hàng nhận ủy thác của khách hàng để quản trị các tài sản ủy thác. Có thể phân làm hai loại tài sản ủy thác là tiền và hiện vật. Phần đông khách hàng ủy thác cho
ngân hàng quản trị tài sản bằng tiền, ký gửi vào một tài khoản, ủy thác cho ngân hàng quản trị tài sản bằng tiền, ký gửi vào một tài khoản, ủy thác cho ngân hàng quản trị một mình hay người khác. Ngoài ra, ngân hàng cũng nhận được ủy thác quản trị tài sản của người quá cố, của vị thành niên, của người vô năng,… gồm tiền gửi ở ngân hàng, bất động sản,…
•Theo thờ i gian huy độ ng Ngắn hạn
Các khoản huy động có thời gian dưới 12 tháng được gọi là các khoản huy động ngắn hạn. Tùy theo chiến lược phát triển cũng như mức độ đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi của các NHTM mà có thể chia nhỏ các kỳ hạn theo ngày, tuần, tháng, quý. Đối với khoản tiền gửi này, tỷ lệ dự trữ bắt buộc thường cao. Theo quyết định của thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ban hành ngày 16 tháng 1 năm 2008 thìtỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 11% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. Đây là nguồn tiền thường được khách hàng ưa chuộng nên chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động.
Trung và dài hạn
Do ngân hàng chủ yếu là cho vay dài hạn nên để nâng cao khả năng thanh khoản cũng như hạn chế rủi ro lãi suất, các NHTM thường huy động các nguồn tiền trung hạn (từ 12 tháng đến dưới 60 tháng) và dài hạn (từ 60 tháng trở lên). Do kỳ hạn dài nên lãi suất chi trả cho nguồn tiền này thường cao. Theo quyết định của thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ban hành ngày 16 tháng 1 năm 2008thì tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.Đây là nguồn tiền có chi phí cao nên chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nguồn ngắn hạn trong tổng nguồn vốn huy động và thường được cho vay, đầu tư vào các dự án có tính khả thi cao.
•Theo đơ n vị tiề n tệ đư ợ c huy độ ng Huy động bằng nội tệ
Do quá trình tích lũy và nhu cầu tiêu dùng, thanh toán trong nước nên khách hàng thường gửi tiền bằng đồng nội tệ. Do đó, nguồn vốn này thường chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động và có lãi suất cao hơn.
Huy động bằng ngoại tệ
Từ nhu cầu thanh toán trong xuất nhập khẩu hàng hóa với yêu cầu đầu tư, cất trữ bằng các ngoại tệ mạnh của khách hàng đã làm nên nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ trong ngân hàng. Do sự biến động về tỷ giá nên lãi suất huy động của loại này thường thấp hơn so với huy động bằng nội tệ.
1.2.2.3. Vai trò của công tác huy động vốn đối với NHTM
Như chúng ta đã đánh giá, nguồn vốn huy động có vai trò rất to lớn trong hoạt động ngân hàng, vì vậy việc huy động vốn là một trong những chính sách chiến lược mà tất cả các NHTM đều quan tâm nhằm ổn định nguồn vốn đầu tư và cho vay, nâng cao uy tín trên địa bàn…
Do tính chất của một trung gian tài chính là đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính khác, nên vốn huy động luôn đóng vai trò có tính chất quyết định trong kinh doanh của các NHTM, nói cách khác, nếu như công tác huy động vốn của NHTM không được chú ý đúng mức thì hoạt động kinh doanh của NH sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, làm suy yếu năng lực cạnh tranh, thậm chí ảnh hưởng đến vấn đề an toàn thanh khoản của ngân hàng. Để bảo đảm hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả thì vấn đề có tính quyết định vẫn là công tác huy động vốn.
Mặc khác, trong tình hình kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải đẩy mạnh huy động vốn, quy mô hoạt động của mình, nâng cao sức cạnh tranh trong nền kinh tế. NHTM cũng không nằm ngoài quá trình vận động này, các NHTM cũng cần có những đổi mới trong hoạt động kinh doanh của mình, muốn làm được điều này đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn, để đáp ứng kịp thời cho kinh doanh, nâng cao tiềm lực về vốn để có khả năng tiếp cận các dự án đầu tư lớn, mang lại lợi nhuận cao.
Chính vì vậy, vai trò của việc huy động vốn vô cùng quan trọng đối với một NHTM. Việc mở rộng kinh doanh hay nói cách khác là sự tồn tại và phát triển của các NHTM phụ thuộc rất lớn vào khả năng huy động vốn của ngân hàng đó