Vai trò huy động vốn dân cư của NHTM

Một phần của tài liệu Khóa luận đẩy mạnh hoạt động huy động vốn dân cư tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 34 - 37)

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Lý luận về hoạt động huy động vốn dân cư của Ngân hàng thương mại

1.2.3. Huy động vốn dân cư của NHTM

1.2.3.3. Vai trò huy động vốn dân cư của NHTM

Nguồn vốn huy động được coi là yếu tố đầu vào thường xuyên, chủ yếu nhất của NHTM. Trong đó, nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng và quy mô lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của NHTM. Ngoài ra, vốn huy động từ dân cư có tính chất đa dạng và ổn định cao để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của NH. Bởi vậy, ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh, mở rộng quan hệ tín dụng và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng .

Nghiệp vụ huy động vốn không chỉ có vai trò đối với hệ thống NHTM mà còn tác động đến nền kinh tế xã hội của đất nước. Cụ thể như sau:

Đố i vớ i nề n kinh tế

+ Huy động vốn từ dân cư đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường

Thông qua nghiệp vụ huy động vốn từ dân cư, các NHTM tập trung hầu hết các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, biến tiền nhàn rỗi từ chổ là phương tiện tích luỹ trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế. Đây là nguồn vốn rất quan trọng để đầu tư phát triển nền kinh tế. Nó không những lớn về số tiền tuyệt đối mà vì tính chất “luân chuyển” không ngừng thông qua hệ thống luân chuyển trung gian là các NHTM. Đặc biệt, trong chiến lược phát triển của nước ta là xây dựng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa nhưng điểm xuất phát thấp, ngân sách còn hạn hẹp, do đó vốn

đầu tư cho các ngành kinh tế phải trông đợi rất nhiều vào nguồn vốn nội lực, và nguồn vốn huy động từ dân cư của các NHTM là rất quan trọng vì nó tạo sự vững chắc cho sự phát triển nhanh, ổn định và bền vững lâu dài.

+ Giúp chính phủ, NHNN thực hiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả hơn

Thông qua nghiệp vụ huy động vốn nói chung và tiền gửi dân cư nói riêng, thì đây là công cụ giúp Ngân hàng Nhà nước kiểm soát khối lượng tiền tệ trong lưu thông, từ đó sử dụng chính sách tiền tệ (tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, tỷ giá,…) một cách hợp lý nhằm điều hoà lưu thông tiền tệ, kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả. Đồng thời nhà nước có thể sử dụng các biện pháp tích cực để tìm kiếm nguồn vốn huy động cho sự phát triển của nền kinh tế từ trong và ngoài nước thông qua việc phát hành các công cụ nợ như trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc…

Đố i vớ i ngân hàng thư ơ ng mạ i

+Vốn huy động dân cư là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh Nguồn vốn huy động từ dân cư không mang lại lợi nhuận trực tiếp nhưng góp phần quyết định đến quy mô cũng như định hướng hoạt động của NH. Do đó, nghiệp vụ huy động vốn đối dân cư là tiền đề giúp NH thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư, tài trợ cho các hoạt động mang lại lợi nhuận cho NH. NHTM là doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tài chính. Bởi vậy, vốn vừa là phương tiện vừa là mục đích kinh doanh chủ yếu của NH. Trong hoạt động sử dụng vốn, các NH có lượng vốn dồi dào sẽ có ưu thế trong việc tài trợ cho các lĩnh vực cho vay, đầu tư, bảo lãnh, thuê mua tài chính, kinh doanh ngoài tệ, chứng khoán… Ngoài ra, trong hoạt động thanh toán, NH có nhiều vốn sẽ đảm bảo cho các hoạt động thanh toán, chi trả của mình. Nguồn vốn huy động từ dân cư có tính ổn định cao giúp cho NH chủ động đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của mình, nhằm phân tán rủi ro, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nhất góp phần tối đa hóa lợi nhuận của NH. Bởi vậy, với tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của NH, nguồn vốn huy động từ dân cư có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM.

+ Vốn huy động từ dân cư ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng tín dụng của Ngân hàng

Chất lượng và tính ổn định của nguồn vốn huy động có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay và đầu tư của NHTM. Thông thường, so với các NH có nguồn vốn lớn thì NH nhỏ có phạm vi hoạt động giới hạn hơn, khoản mục đầu tư và cho vay kém đa dạng, khối lượng nhỏ hơn. Bởi vậy, do đặc thù của mình, nguồn vốn huy động từ đối với KHCN đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động cho vay và đầu tư của NH.

Thông thường, các NH huy động được tỷ trọng lớn vốn trung dài hạn thì có thể mở rộng nghiệp vụ tín dụng trung dài hạn bởi nếu sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn thì sẽ gây ra mất cân đối trong hoạt động kinh doanh của NH. Bởi vậy, nguồn vốn huy động từ đối với KHCN có tính dài hạn, ổn định cao giúp cho NH có thể tăng tỷ lệ cho vay trung dài hạn, đảm bảo khả năng thanh toán của NH.

+ Vốn huy động từ dân cư quyết định khả năng thanh toán, đảm bảo uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường

Uy tín ngân hàng là một tài sản vô hình và không thể lượng hoá được. Một NHTM có thể thu hút được đông đảo khách hàng đến gửi tiền và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng đó khi ngân hàng đó có uy tín trên thị trường. Uy tín của ngân hàng trước hết thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán khi khách hàng yêu cầu. Khả năng thanh toán của ngân hàng thông thường tỉ lệ thuận với khối lượng vốn mà ngân hàng đó có. Nếu có nguồn vốn lớn thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao, do đó uy tín của ngân hàng được nâng cao.

Khách hàng dân cư là đối tượng khách hàng linh hoạt, không bị ràng buộc nhiều trong việc lựa chọn các NH để sử dụng dịch vụ, đặc biệt là trong dịch vụ tiền gửi. Bởi vậy, thông qua hoạt động huy động vốn từ đối tượng là dân cư, NH có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với NH. Từ đó, NH có những biện pháp không ngừng hoàn thiện trong hoạt động huy động vốn của mình đối với đối tượng khách hàng là dân cư để giữ vững và mở rộng mối quan hệ với khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình với các đối thủ khác trên thị trường.

Đố i vớ i khách hàng

+ Đối với khách hàng gửi tiền

Khách hàng gửi tiền vào các NHTM, ngoài việc hưởng lãi suất từ khoản tiền gửi, thì đây còn là nơi cất giữ vô cùng an toàn cho khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền bất cứ lúc nào, thì ngân hàng luôn đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng.

+ Đối với khách hàng là người đi vay vốn

Vốn huy động của ngân hàng là một nguồn lực cơ hội cho các khách hàng đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm… thông qua nghiệp vụ tín dụng của NHTM. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp thường không đủ đáp ứng cho việc mở rộng quy mô cũng như nâng cao công nghệ, năng suất trong hoạt động sản xuất kinh doanh do đó doanh nghiệp phải đi vay vốn nhằm bù đắp cho nhu cầu đầu tư của mình. Hệ thống ngân hàng thương mại là trung gian cầu nối làm cho việc tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trở nên dễ dàng hơn, chủ động hơn đồng thời sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Khóa luận đẩy mạnh hoạt động huy động vốn dân cư tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)