Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu Khóa luận đẩy mạnh hoạt động huy động vốn dân cư tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 79 - 84)

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ

2.3. Thực trạng công tác huy động vốn dân cư tại BIDV Thừa Thiên Huế qua ý kiến đánh giá của khách hàng

2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tại BIDV Thừa Thiên Huế

2.3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá EFA là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair & ctg, 1998).

EFA được thực hiện với phép trích Principle Component với phép xoay Varimax và các tiêu chuẩn Community > = 0.5, hệ số tải nhân tố (Factor loading) >= 0.5, Eigenvalue >=1, tổng phương sai trích >= 0.5 (50%) và hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) > = 0.5 để đảm bảo dữ liệu phù hợp cho phân tích nhân tố.

Phân tích EFA các thang đo thuộ c biế n độ c lậ p

Phân tích các nhân tố thuộc 6 thành phần gồm: Lãi suất và phí; Sản phẩm; Đội ngũ nhân viên; Cơ sở vật chất; Mạng lưới giao dịch; Thương hiệu và uy tín. Sau khi đảm bảo quá trình làm sạch dữ liệu theo đúng quy trình của EFA, các nhân tố sẽ được kiểm định trước khi đưa vào phân tích hồi quy để kiểm định mô hình.

Thang đo gồm 6 thành phần này có 22 biến quan sát. Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá lại mức độ hội tụ của 22 biến quan sát theo các

thành phần.

Thực hiện phân tích EFA cho tổng thể 22 biến này. Kết quả số biến quan sát được giữ lại là 21 biến quan sát tương ứng với 6 nhân tố. Khi phân tích EFA thì tác giả đã loại bỏ đi biến SP6 do có hệ số tải nhân tố < 0.5. Quy trình loại biến như sau:

Bảng 2.12. Phân tích nhân tố khám phá EFA

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS) - Hệ số KMO trong phân tích bằng 0,835>0, cho thấy rằng kết quả phân tích yếu tố là đảm bảo độ tin cậy.

- Kiểm định Bartlett’s Test có hệ số Sig là 0,000 < 0,05; thể hiện rằng kết quả phân tích yếu tố đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê.

1 2 3 4 5 6

SP5 0,770

SP4 0,755

SP1 0,748

SP3 0,724

SP2 0,680

SP6

UT3 0,779

UT4 0,706

UT1 0,669

UT2 0,646

NV2 0,801

NV1 0,729

NV3 0,699

LS1 0,805

LS3 0,796

LS2 0,750

MLGD3 0,849

MLGD2 0,818

MLGD1 0,551

VC3 0,829

VC2 0,723

VC1 0,668

Phương sai trích lũy tiến (%)

14,933 27,121 37,808 48,269 57,622 66,439 Hệ số

Aigenval ue

7,176 2,15 1,599 1,441 1,152 1,099

Biến Nhân tố

KMO:0,835 Kiểm định Bartlett’s Test có hệ số Sig là 0,000

- Phương sai trích bằng 66,439%, thể hiện rằng sự biến thiên của các yếu tố được phân tích có thể giải thích được 66,439% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát ban đầu, đây là mức ý nghĩa ở mức khá.

- Hệ số Eigenvalue của yếu tố thứ 6 bằng 1,099>1, thể hiện sự hội tụ của phép phân tích dừng ở yếu tố thứ 6, hay kết quả phân tích cho thấy có 6 yếu tố được trích ra từ dữ liệu khảo sát.

- Hệ số tải yếu tố của mỗi biến quan sát thể hiện các yếu tố đều lớn hơn 0,5, cho thấy rằng các biến quan sát đều thể hiện được mối ảnh hưởng với các yếu tố mà các biến này biểu diễn.

6 nhân tố được xác định có thể được mô tả như sau:

- Nhân tố 1: Gồm 5 biến quan sát: SP1, SP2, SP3, SP4, SP5. Chính các biến này cấu thành nhân tố“Sản phẩm”– Ký hiệu là SP. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,6 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

- Nhân tố 2: Gồm 3 biến quan sát: LS1, LS2 và LS3. Chính các biến này cấu thành nhân tố “Lãi suất và phí” – Ký hiệu là LS. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,7 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

- Nhân tố 3: Gồm 3 biến quan sát: NV1, NV2 và NV3. Chính các biến này cấu thành nhân tố “Đội ngũ nhân viên” – Ký hiệu là NV. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,6 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

- Nhân tố 4: Gồm 3 biến quan sát: MLGD1, MLGD2 và MLGD3. Chính các biến này cấu thành nhân tố “Mạng lưới giao dịch ” – Ký hiệu là MLGD. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,5 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

- Nhân tố 5: Gồm 3 biến quan sát: VC1, VC2 và VC3. Chính các biến này cấu thành nhân tố “Cơ sở vật chất” – Ký hiệu là VC. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,6 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

- Nhân tố 6: Gồm 3 biến quan sát: UT1, UT2 và UT3. Chính các biến này cấu thành nhân tố “Thương hiệu và uy tín” – Ký hiệu là UT. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,6 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

Phân tích nhân tố khám phá các thang đo thuộ c biế n phụ thuộ c

Thang đo Quyết định gửi tiền vào BIDV Thừa Thiên Huế gồm 03 biến quan sát.

Sau khi đạt độ tin cậy bằng kiểm tra Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để kiểm định lại mức độ hội tụ của các biến quan sát. Thang đo Quyết định gửi tiền vào BIDV gồm QDGT1, QDGT2 và QDGT3

Kết quả phân tích nhân tố EFA các thang đo thuộc nhân tố Quyết định gửi tiền vào BIDV có kết quả như sau:

Bảng 2.13. Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thang đo thuộc nhân tố Quyết định gửi tiền vào BIDV

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS) Kết quả phân tích nhân tố cho thấy:

- Hệ số KMO trong phân tích bằng 0.702 > 0.5, cho thấy rằng kết quả phân tích yếu tố là đảm bảo độ tin cậy.

- Kiểm định Bartlett’s Test có hệ số Sig là 0.000 < 0.05, thể hiện rằng kết quả phân tích yếu tố đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê.

- Phương sai trích bằng 80,672% thể hiện rằng sự biến thiên của các yếu tố được phân tích có thể giải thích được 80,672% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát ban đầu, đây là mức ý nghĩa ở mức khá cao.

- Hệ số Eigenvalues của yếu tố thứ 1 bằng 2,420 > 1, thể hiện sự hội tụ của phép phân tích dừng ở yếu tố thứ 1, hay kết quả phân tích cho thấy có 01 yếu tố được trích ra từ dữ liệu khảo sát.

- Hệ số tải yếu tố của mỗi biến quan sát thể hiện các yếu tố đều lớn hơn 0,8 cho thấy rằng các biến quan sát đều thể hiện được sự ảnh hưởng với các yếu tố mà các biến này biểu diễn.

Như vậy kết quả phân tích nhân tố với các thang đo Quyết định gửi tiền vào BIDV cũng thể hiện sự tin cậy cao, chỉ có một yếu tố được đưa ra từ các biến quan sát của thang đo Quyết định gửi tiền vào BIDV.

Biến Hệ số tải Kiểm định Giá trị

QDGT2 0,932 KMO 0,702

QDGT1 0,918 Phương sai trích (%) 80,672

QDGT3 0,843 Eigenvalues 2,420

Kiểm định Bartlett’s Test có hệ số Sig là 0,000

Từ các kết quả phân tích yếu tố trên, các yếu tố lần lượt được tính toán giá trị trung bình của điểm đánh giá các biến quan sát thể hiện thang đo, để có thể xác định được một yếu tố đại diện cho các biến quan sát sử dụng trong việc phân tích hồi quy và tương quan.

Một phần của tài liệu Khóa luận đẩy mạnh hoạt động huy động vốn dân cư tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)