Quan điểm, định hướng quản lý nhà nước về đấu thầu xây dựng cơ bản ở Việt Nam và tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu xây dựng cơ bản tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh bắc kạn (Trang 90 - 94)

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH BẮC KẠN

4.1. Quan điểm, định hướng quản lý nhà nước về đấu thầu xây dựng cơ bản ở Việt Nam và tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn

4.1.1. Quan điểm và định hướng ở Việt Nam 4.1.1.1. Quan điểm

Một là, hình thành đầy đủ, rõ ràng và cụ thể các quy định của pháp luật đối với đấu thầu xây dựng cơ bản và quản lý nhà nước về đấu thầu xây dựng cơ bản, bởi đây là yêu cầu rất quan trọng trong việc hình thành môi trường pháp lý về đấu thầu xây dựng cơ bản. Để công tác QLNN về đấu thầu XDCB thực sự phát huy hiệu lực, hiệu quả trong thực tiễn thì việc hình thành một cách đầy đủ, rõ ràng và cụ thể các quy định của pháp luật về đấu thầu XDCB là yếu tố cốt yếu vô cùng quan trọng để làm nền tảng cho việc triển khai, thực thi pháp luật QLNN về đấu thầu XDCB trong thực tiễn, khi đó tạo sự thuận lợi cho cả cơ quan QLNN về đấu thầu XDCB và cả các chủ thể tham gia thực thi hoạt động QLNN về đấu thầu XDCB. Tuy nhiên, để có thể xây dựng, hình thành một cách đầy đủ, rõ ràng và cụ thể các quy định liên quan đến công tác QLNN về đấu thầu XDCB đòi hỏi cơ quan QLNN phải không ngừng quan tâm, chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật về đấu thầu XDCB để phù hợp với điều kiện đặc thù trong nước và các điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết. Trong đó cần đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng và ban hành chi tiết hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành luật đấu thầu quy định về các tiêu chuẩn, tiêu chí và các biểu mẫu, quy trình trong QLNN về đấu thầu XDCB.

Hai là, quản lý nhà nước về đấu thầu xây dựng cơ bản phù hợp thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu hội nhập, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN. Quan điểm và xu hướng chung của thế giới đó là xu thế hội nhập, tăng cường hợp tác khu vực và hợp tác quốc tế. Việt Nam không thể tách mình ra khỏi xu thế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. Do vậy, hoạt động QLNN của Việt Nam nói chung và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn QLNN về đấu thầu XDCB nói riêng cần phải tăng cường hội nhập với khu vực và thế giới. Cụ thể, đó là việc hoàn thiện khung khổ pháp luật QLNN về đấu thầu XDCB cả về nội dung, quy trình, phương pháp triển khai thực hiện. Pháp luật QLNN về đấu thầu XDCB ở nước ta cần phải có sự tham khảo, học tập kinh nghiệm công tác QLNN về đấu thầu XDCB của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới không bị lạc hậu và phải được cập nhật phù hợp với thông lệ chung của khu vực và quốc tế, cũng như phù hợp với các hiệp định quốc tế và Việt Nam đã tham gia ký kết.

Ba là, chủ động, tích cực áp dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật trong QLNN về đấu thầu xây dựng cơ bản. Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đang mở ra một thời đại mới trong lĩnh vực sản xuất và quản trị. Trong bối cảnh mới của quá trình hội nhập và phát triển, đòi hỏi hoạt động QLNN về đấu thầu XDCB phải không ngừng được đổi mới hoàn thiện theo hướng ngày càng tăng cường tính chuyên nghiệp và hiện đại hóa theo hướng ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào hoạt động quản lý. Việc triển khai áp dụng đấu thầu qua mạng đòi hỏi cần phải được thực hiện một cách đồng bộ, quyết tâm cao trong phạm vi cả nước trong thời gian tới. Có như vậy công tác QLNN về đấu thầu XDCB mới đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn xã hội và phù hợp với xu thế của quốc tế. Rút ngắn thời gian và các thủ tục hành chính trong đấu thầu, góp phần làm cho hoạt động đấu thầu ngày càng trở lên đơn giản, nhanh gọn và thuận tiện nhất cho các bên mời thầu, nhà thầu và sự tham gia giám sát của người dân.

Bốn là, đảm bảo công khai, minh bạch và chuyên nghiệp trong đấu thầu xây dựng cơ bản. Trong công tác QLNN về đấu thầu XDCB thì việc đảm bảo công khai, minh bạch và chuyên nghiệp hóa hoạt động đấu thầu XDCB có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng để đảm bảo thực hiện tính hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng ngân sách nhà nước và hiệu quả trong việc tổ chức đấu thầu XDCB, theo đó hoạt động QLNN về đấu thầu XDCB phải được thực hiện thông qua phương pháp, cách thức triển khai chuyên nghiệp, hiện đại, tối ưu để cắt giảm tối đa các thủ tục phiền hà, nhiêu khê, phức tạp vốn tồn tại trong đấu thầu truyền thống. Qua đó ngày càng công khai và minh bạch các thông tin trong đấu thầu (hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn quả lựa chọn nhà thầu, kết quả giải quyết các kiến nghị trong đấu thầu….), đặc biệt nâng cao trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong công tác QLNN về đấu thầu XDCB để minh bạch hóa thông tin, tăng cường cơ hội giám sát của người dân, các cơ quan báo chí trong việc phòng chống, tham nhũng, lãng phí trong QLNN về đấu thầu XDCB.

QLNN về đấu thầu XDCB phải là công cụ, phương thức quan trọng nhằm quản lý các hoạt động chi tiêu công của ngân sách nhà nước đạt hiệu quả, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Theo đó, QLNN về đấu thầu XDCB cần phải đáp ứng các yêu cầu và nguyên tắc quản lý đó là đảm bảo tính cạnh tranh, công khai, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bởi chỉ khi QLNN về đấu thầu XDCB đảm bảo các yêu cầu, nguyên tắc quản lý mới góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích nhất cho đất nước và xã hội.

4.1.1.2. Định hướng

Một là, hội nhập quốc tế trong QLNN về đấu thầu xây dựng cơ bản là một xu thế tất yếu trong quá trình đổi mới và phát triển.

Hai là, QLNN về đấu thầu xây dựng cơ bản hướng đến bền vững, hiệu quả, công bằng, minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Ba là, bộ máy QLNN về đấu thầu xây dựng cơ bản có xu hướng ngày càng đơn giản, tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả.

Bốn là, hệ thống pháp luật trong QLNN về đấu thầu xây dựng cơ bản ngày càng tập trung, đồng bộ, thống nhất, hoàn thiện, rõ ràng và khả thi.

Năm là, chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vụ việc vi phạm liên quan đến QLNN về đấu thầu xây dựng cơ bản ngày càng được nâng cao, tạo tính răn đe và chủ động phòng ngừa tham nhũng, lãng phí.

4.1.2. Phương hướng có tính nguyên tắc cho việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về đấu thầu xây dựng cơ bản tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn

Để nâng cao chất lượng hoạt động, công tác QLNN trong lĩnh vực đấu thầu xây dựng cơ bản tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn được chú trọng thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn theo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, chấp hành nghiêm túc các quy định của Nhà nước trong đấu thầu và QLNN về đấu thầu. Đây là nguyên tắc không thể thay đổi về các quy định của pháp luật của Nhà nước ở mọi lĩnh vực của xã hội cũng như ở lĩnh vực pháp luật về đấu thầu nói riêng. Vì vậy, nguyên tắc này đòi hỏi các chủ đầu tư, bên mời thầu và các cơ quan QLNN về đấu thầu, các nhà thầu tham dự các hoạt động đấu thầu xây dựng cơ bản phải tuân theo quy định trong Luật Đấu thầu mà nhà nước quy định.

Thứ hai, cải cách thủ tục hành chính trong đấu thầu xây dựng cơ bản. Nguyên tắc này đỏi hỏi trình tự, thủ tục đấu thầu được đơn giản hóa, tạo điều kiện thông thoáng trong hoạt động đấu thầu để các nhà thầu được tiếp cận thông tin cần thiết về các dự án đầu tư và các gói thầu sẽ được tổ chức đấu thầu. Đơn giản hóa thủ tục, trình tự và rút ngắn thời gian chuẩn bị thủ tục là rất cần thiết cho việc đấu thầu, góp phần rút ngắn thời gian thực hiện dự án.

Thứ ba, phân định rõ quản lý đấu thầu và QLNN về đấu thầu. Quản lý đầu thầu là quá trình thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm chuyên môn hợp lý, phù hợp để thực hiện gói thầu mà bên mời thầu thực hiện lựa chọn. QLNN về đấu thầu là tạo môi trường pháp lý cho hoạt động đấu thầu được thực hiện công bằng, công khai, minh bạch, cạnh tranh trong nền kinh tế mở cửa hội nhập quốc tế.

Thứ tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư QLNN về đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản. Hiệu quả đầu tư phải đảm bảo hiệu quả nguồn vốn trong thi công và trong quá trình khai thác công trình, dự án. Hạn chế được tham nhũng, tiêu cực, nâng cao hiệu quả sử dụng vỗn có ý nghĩa về kinh tế, chính trị, xã hội to lớn.

Thứ năm, bảo đảm minh bạch, cạnh tranh theo cơ chế thị trường đối với hoạt động đấu thầu. Việc tham gia đấu thầu phải công khai, minh bạch đối với các nhà thầu tham gia đấu thầu. Quá trình đấu thầu phải được thực hiện theo cơ chế thị trường, đảm bảo yếu tố cạnh tranh lành mạnh toàn diện trong đấu thầu.

Thứ sáu, phòng chống tham nhũng từ hoạt động đấu thầu. Tham nhũng là một trong những căn bệnh dễ có nguy cơ nảy sinh trong quá trình mua sắm công, đặc biệt là trong lĩnh vực xây lắp. Để thực hiện mục tiêu loại trừ tham nhũng, công tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn đấu thầu cần: (i) Công khai các thông tin về đấu thầu, các yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu trong hồ sơ mời thầu; (ii) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về đấu thầu nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi tham nhũng;

(iii) Xử lý nghiêm theo đúng quy định của luật pháp về những hành vi tham nhũng.

Thứ bảy, hoàn thiện công tác tổ chức cán bộ theo hướng đảm bảo chuyên môn, năng lực cho đội ngũ thực hiện QLNN về đấu thầu. Lựa chọn cán bộ và nhân sự nghiệp vụ chuyên môn phải có kiến thức QLNN, đồng thời, phải có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của từng gói thầu. Vì vậy, cần có kế hoạch, chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ chuyên môn đáp ứng yêu cầu với xu thế chung trong thực hiện công tác QLNN về đấu thầu.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu xây dựng cơ bản tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh bắc kạn (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)