Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGUỒN VỐN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO QUA
3.3. Thực trạng công tác kiểm soát chi chương trình MTQG Giảm nghèo giai đoạn 2017-2019 qua KBNN Thái Nguyên
3.3.2. Thực trạng công tác kiểm soát chi nguồn vốn chương trình MTQG Giảm nghèo qua KBNN Thái Nguyên
3.3.2.1. Quy trình kiểm soát chi nguồn vốn chương trình MTQG Giảm nghèo a. Nội dung kiểm soát:
Căn cứ hồ sơ đã nhận, cán bộ kiểm soát chi thực hiện kiểm soát sự đầy đủ, tính pháp lý của hồ sơ tạm ứng, thanh toán (bao gồm cả việc kiểm tra mẫu dấu, chữ ký) phù hợp mã đơn vị sử dụng ngân sách, mục lục ngân sách, đầy đủ và thống nhất các chỉ tiêu ghi trên các hồ sơ, chứng từ đề nghị tạm ứng, thanh toán; đồng thời cần tập trung kiểm tra các nội dung sau:
- Dự án đã được giao kế hoạch vốn năm của cấp có thẩm quyền (theo nguồn vốn, niên độ kế hoạch vốn) và đã được nhập trên TABMIS theo quy định hiện hành, phù hợp với dữ liệu trên TABMIS.
- Kiểm tra các khoản đề nghị tạm ứng, thanh toán theo hợp đồng đảm bảo thuộc đối tượng thực hiện cam kết chi thì phải được quản lý, kiểm soát cam kết chi theo quy định hiện hành.
- Đối với hồ sơ đề nghị tạm ứng:
+ Kiểm tra, đối chiếu hạng mục, nội dung công việc đề nghị tạm ứng có phù hợp với dự toán, hoặc hợp đồng đã ký.
+ Kiểm tra mức vốn đề nghị tạm ứng phù hợp với quy định hiện hành, trong phạm vi kế hoạch vốn năm được giao.
- Đối với hồ sơ đề nghị thanh toán khối lượng hoàn thành:
+ Đối với các công việc thực hiện theo hợp đồng:
Kiểm tra, đối chiếu hạng mục, nội dung công việc, khối lượng hoàn thành ghi tại Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị thanh toán, Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán có phù hợp với tên công trình, hạng mục, nội dung công việc hoặc số lượng và danh mục thiết bị nếu có (đối với hợp đồng mua sắm thiết bị) quy định trong hợp đồng, phụ lục hợp đồng (nếu có) đã ký; giá trị khối lượng hoàn thành đề nghị thanh toán không được vượt giá trị hợp đồng kinh tế đã ký kết, hoặc dự toán được duyệt (trường hợp chỉ định thầu và thanh toán theo dự toán được duyệt hoặc trường hợp tự thực hiện hoặc phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng thanh toán theo dự toán); phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng.
Đối với hợp đồng theo đơn giá: thực hiện kiểm tra, xem xét sự phù hợp giữa đơn giá đề nghị thanh toán với đơn giá ghi trong hợp đồng, hoặc dự toán được duyệt nếu hợp đồng quy định thanh toán theo đơn giá trong dự toán được duyệt. Trường hợp đơn giá trong hợp đồng, hoặc dự toán được duyệt là đơn giá chi tiết theo chi phí đầu vào của khối lượng XDCB (đơn giá nguyên vật liệu, chi phí máy móc thi công, chi phí nhân công, …) thì Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về việc xác định đơn giá và giá trị khối lượng hoàn thành đề nghị thanh toán, KBNN không chịu trách nhiệm và không kiểm tra, xem xét sự phù hợp của đơn giá đề nghị thanh toán của Chủ đầu tư.
+ Đối với các công việc thực hiện không theo hợp đồng:
Kiểm tra nội dung công việc, khối lượng hoàn thành ghi tại Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư để đảm bảo nội dung, khối lượng hoàn thành được thanh toán phù hợp với dự toán chi phí được duyệt.
b. Quy trình cụ thể
KBNN Thái Nguyên thực hiện KSC vốn chương trình MTQG Giảm nghèo theo quy trình kiểm soát thanh toán vốn CTMTQG theo quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 của KBNN. Giai đoạn này, KBNN Thái Nguyên phân công nhiệm vụ kiểm soát chi cho Phòng Kiểm soát chi thực hiện, cụ thể: Phòng Kiểm soát chi thực hiện kiểm soát thanh toán vốn chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo như sau:
Sơ đồ 3.2: Quy trình kiểm soát chi vốn chương trình MTQG Giảm nghèo tại KBNN Thái Nguyên
(Nguồn: Phòng kế toán KBNN Thái Nguyên) Bảng 3.5: Kết quả đánh giá của chủ đầu tư về quy trình thủ tục thực hiện KSC chi vốn chương trình MTQG Giảm nghèo tại KBNN Thái Nguyên
ĐVT: %
TT Tiêu chí đánh giá
Rất không đồng ý
Không đồng ý
Bình thường
Đồng ý
Rất đồng
ý
Điểm TB ( )
1
Quy trình tạm ứng, thanh toán vốn hiện nay là đơn giản, dễ thực hiện
3,45 8,62 18,97 37,07 31,9 3,85
2 Thủ tục tạm ứng, thanh
toán vốn hiện nay là đơn 6,03 13,79 21,55 30,17 28,45 3,61 CHỦ ĐẦU TƯ
(Ban QLDA)
Chuyên viên Phòng Kiểm soát chi
Trưởng phòng Kiểm soát chi
Lãnh đạo CQ phụ trách KSC Kế toán viên
phòng Kế toán nhà nước
2 1
4 3
Trưởng phòng Kế
toán Nhà nước Lãnh đạo CQ phụ trách Kế toán
3
6 5
TT Tiêu chí đánh giá
Rất không đồng ý
Không đồng ý
Bình thường
Đồng ý
Rất đồng
ý
Điểm TB ( ) giản, dễ thực hiện
3
KBNN có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết vê những quy trình, thủ tục
10,34 12,93 24,14 32,76 19,83 3,39
4
Những thông tin thay đổi vê quy trình, thủ tục đêu được thông báo một cách công khai, kịp thời
8,62 16,38 23,28 28,45 23,28 3,41
= 3,57
(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2019) Qua bảng số liệu 3.5 cho thấy, kết quả đánh giá của 116 Chủ đầu tư có hồ sơ KSC về quy trình thủ tục thực hiện KSC chi vốn chương trình MTQG Giảm nghèo tại KBNN Thái Nguyên đạt X = 3,57 xếp loại khá. Đối với đánh giá của các chủ đầu tư đánh giá tiêu chí “Quy trình tạm ứng, thanh toán vốn hiện nay là đơn giản, dễ thực hiện” đạt 3,84 điểm, xếp loại khá, đứng thứ nhất, hiện nay KBNN Thái Nguyên đã thực hiện KSC với hình thức giao dịch một cửa, góp phần đơn giản thủ tục và nhanh chóng thực hiện cho chủ đầu tư, và xếp điểm thấp nhất là tiêu chí “KBNN có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết vê những quy trình, thủ tục” đạt 3,39 điểm xếp loại khá, nguyên nhân là do mặc dù có nhiều văn bản hướng dẫn về thực hiện thanh toán KSC cho vốn các chương trình MTQG, nhưng do điều kiện đánh giá tiêu chí Giảm nghèo thay đổi theo lộ trình của Chính phủ, Bộ tài chính ban hành nhiều văn bản hướng dẫn khác nhau, cho nên bản thân cán bộ KSC vừa thực hiện nhiệm vụ vừa phải cập nhật nhiều loại văn bản, dẫn đến tình trạng một số chủ đầu tư bị động khi cán bộ KSC giải thích, hướng dẫn.
Bảng 3.6: Kết quả đánh giá của cán bộ về quy trình thủ tục thực hiện KSC chi vốn chương trình MTQG Giảm nghèo tại KBNN Thái Nguyên
ĐVT: %
TT Tiêu chí đánh giá
Rất không đồng ý
Không đồng ý
Bình thường
Đồng ý
Rất đồng
ý
Điểm TB ( ) 1 Quy trình được xây
dựng hoàn thiện hợp lý 4,29 18,57 21,43 31,43 24,29 3,53 2 Quy trình phù hợp với cơ
cấu tổ chức của KBNN 7,14 15,71 20 30 27,14 3,54 3 Trình tự thực hiện công
việc chặt chẽ 4,29 11,43 14,29 31,43 38,57 3,89
4
Các cán bộ KB tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình
7,14 10 14,29 35,71 32,86 3,77
5
Việc tuân thủ các quy trình mang lại hiệu quả cho công tác kiểm soát
5,71 12,86 17,14 30 34,29 3,74
6
KBNN tỉnh thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kịp những thay đổi về quy trình nghiệp vụ từ KBNN Trung ương
8,57 11,43 21,43 31,43 27,14 3,57
= 3,63
(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2019) Qua bảng số liệu 3.6 cho thấy,
kết quả đánh giá của 70 cán bộ làm việc tại KBNN Thái Nguyên về quy trình thủ tục thực hiện KSC chi vốn chương trình MTQG Giảm nghèo tại
KBNN Thái Nguyên đạt X = 3,57 xếp loại khá. Đối với cán bộ tại KBNN Thái Nguyên đánh giá tiêu chí “Trình tự thực hiện công việc chặt chẽ” đạt 3,89 điểm, xếp thứ nhất, hiện nay KBNN Thái Nguyên đã cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn của KBNN trung ương, đưa ra văn bản riêng thực hiện nội bộ Kho bạc, cán bộ đều được quán triệt theo tinh thần làm việc nghiêm túc, bám chặt quy định hướng dẫn từng cấp thẩm quyển khi tiếp nhận hồ sơ thanh toán vốn chương trình MTQG về Giảm nghèo. Tiêu chí “Quy trình được xây dựng hoàn thiện hợp lý” đạt 3,53 điểm, xếp điểm thấp nhất, các cán bộ của kho bạc hàng ngày tiếp cận với nhiều văn bản hướng dẫn, và nhiều hồ sơ thủ tục thanh toán của chủ đầu tư nên trong quá trình thực hiện nảy sinh các vấn đề như thời gian thực hiện quy trình KSC đã quy định nhưng do thanh toán cuối năm nên công việc dồn lại, nhiều lúc cán bộ hẹn chủ đầu tư đến nhận kết quả có xảy ra tình trạng sai lệch ngày hẹn. Điều này cũng cho thấy, quy trình được xây dựng còn có một số hạn chế, cả chủ đầu tư và cán bộ đều phải cùng nhau khắc phục.
3.3.2.2. Dự toán chi nguồn vốn chương trình MTQG Giảm nghèo a. Căn cứ và quy trình
Vào tháng 7 hàng năm, căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN. Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn các các ngành và địa phương về yêu cầu, nội dung, trình tự và thời gian xây dựng dự toán thu chi NSNN; xây dựng kế hoạch chi đầu tư phát triển.
UBND tỉnh Thái Nguyên dựa vào các văn bản trên của Chính phủ, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ ngành, giao Sở KH&ĐT phối hợp với Sở Tài chính, Sở NN&PTNT hướng dẫn cho các sở, ban ngành, UBND các huyện/thành phố/thị xã lập dự toán chi đầu tư phát triển, lập phương án phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi chương trình mục tiêu Quốc gia (phần đầu tư phát triển) cho Giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
Sở NN & PTNT và UBND các huyện, thành phố căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, các bộ ngành, UBND tỉnh, căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và nhu cầu chi cho chương trình MTQG về Giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, xây dựng kế hoạch chi vốn cho chương trình. Sở NN&PTNT lập kế hoạch về chi nguồn vốn cho các hạng mục của chương trình MTQG về Giảm nghèo thuộc các nguồn vốn từ NSNN; sau đó gửi cho Sở KH&ĐT và Sở tài chính trước ngày 20/7 để Sở KH&ĐT tổng hợp trình UBND tỉnh, UBND tỉnh gửi Bộ KH&ĐT; mặt khác Sở NN & PTNT tổng hợp kế hoạch năm theo ngành gửi Bộ NN&PTNT, để Bộ NN&PTNT gửi Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính.
b. Kết quả thực hiện dự toán chi
Ngay từ đầu năm, UBND huyện/thành phố/thị xã đã tập trung chỉ đạo các xã rà soát quy hoạch Giảm nghèo, các nội dung bổ sung, điều chỉnh phải đảm bảo tính đồng bộ và liên kết giữa xã với xã, giữa xã với quy hoạch phát triển vùng, nhất là các khu sản xuất tập trung; UBND cấp huyện phê duyệt điều chỉnh quy hoạch và Đề án Giảm nghèo giai đoạn 2019 -2020 của các xã và trong đó đưa ra mức dự toán chi cho nguồn vốn chương trình MTQG Giảm nghèo. Kết quả thể hiện tại bảng 3.7 như sau:
Bảng 3.7: Dự toán chi nguồn vốn chương trình MTQG Giảm nghèo tại Thái Nguyên
Nội dung ĐVT Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
So sánh 2018/2017
So sánh 2019/2018
Tốc độ tăng trưởng
bình quân (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ %
Số dự
toán chi cho
CTMTQG và mục tiêu khác
Tr.đ 714.200 1.124.200 802.100 410.000 57,41 -322.100 -28,65 1,06
Số dự
toán chi CTMTQG cho Giảm nghèo
Tr.đ 41.400 52.100 75.100 10.700 25,85 23.000 44,15 1,35
Tỷ lệ kế hoạch vốn/số thanh toán
% 27,91 33,32 59,43 5,41 19,38 26,11 78,36 1,46
(Nguồn: Phòng KSC-KBNN Thái Nguyên và tính toán của tác giả) Quy mô về số dự toán chi CTMTQG cho Giảm nghèo tăng hàng năm, năm 2017 quy mô số dự toán đạt 41.400 triệu đồng; năm 2018 quy mô số dự toán đạt 52.100 triệu đồng, tăng thêm 10.700 triệu đồng, tương ứng tăng 25,85% so với năm 2017; năm 2019 quy mô dự toán vốn là 75.100 triệu đồng, tăng thêm 23.000 triệu đồng, tương ứng tăng là 44,15%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân của quy mô số vốn dự toán là 1,35%, đây là tốc độ tăng quy
mô vốn rất nhanh, khẳng định, chương trình MTQG về Giảm nghèo được đầu tư khá đồng bộ, đảm bảo phát triển ổn định thu nhập và cuộc sống cho người dân trên địa bàn.
Tỷ lệ kế hoạch vốn so với số thanh toán có xu hướng tăng lên hàng năm. Năm 2017, tỷ lệ này chiếm 27,91%; năm 2018 tỷ lệ này là 33,32%, tăng thêm 5,41% và năm 2019 tỷ lệ này là 59,43%, tăng thêm 26,11% so với năm 2018. Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân của tỷ lệ kế hoạch vốn so với số thanh toán trong giai đoạn 2017-2019 đạt 1,46%. Tốc độ tăng này là rất nhanh phản ánh qua các năm, chương trình MTQG về Giảm nghèo chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh. Chính quyền địa phương và nhân nhân trên địa bàn rất quan tâm đến kết quả về đích và sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả và khẩn trương giúp các xã trên địa bàn thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, mọi lĩnh vực được phát triển, nhân dân được hưởng lợi từ mọi mặt.
Căn cứ dự toán chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo, các chương trình, dự án quan trọng và một số nhiệm vụ khác Thủ tướng Chính phủ đã giao phải đảm bảo đúng mục tiêu, nội dung của từng chương trình, dự án đó được cấp có thẩm quyền giao; thực hiện lồng ghép các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn theo chế độ quy định để thực hiện có hiệu quả; ngoài nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương, tỉnh đó chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp để thực hiện.
3.3.2.3. Chấp hành chi nguồn vốn chương trình MTQG Giảm nghèo a. Phân bổ vốn chương trình MTQG Giảm nghèo
Việc lập kế hoạch, phân bổ chi tiết kế hoạch thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo thực hiện theo Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Ủy ban nhân dân các cấp phân bổ chi tiết vốn đầu tư cho từng dự án
theo mã dự án đầu tư và ngành kinh tế (loại, khoản) theo quy định, mã Chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định ban hành theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước; Thông tư số 110/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 33/2008/QĐ- BTC ngày 02/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước; Thông tư số 147/2013/TT-BTC ngày 23/10/2013 của Bộ Tài chính quy định sửa đổi, bổ sung hệ thống mục lục ngân sách nhà nước.
Sở Tài chính, KBNN Thái Nguyên có trách nhiệm nhập kế hoạch vốn đầu tư trên Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS) theo hướng dẫn tại Thông tư số 123/2017/TT-BTC ngày 27/8/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức vận hành, khai thác Hệ thống Thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS).
Việc phân bổ chi tiết và giao kế hoạch vốn cho các dự án phải hoàn thành trước 31 tháng 12 năm trước năm kế hoạch. Trường hợp được giao bổ sung kế hoạch, chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao kế hoạch bổ sung, Ủy ban nhân dân cấp dưới phải hoàn thành việc phân bổ và giao kế hoạch theo quy định. Đồng thời với việc phân bổ vốn đầu tư nêu trên, Ủy ban nhân dân các cấp giao chỉ tiêu kế hoạch vốn chi tiết cho các chủ đầu tư để thực hiện.
Kiểm tra phân bổ: Sau khi nhận được phân bổ kế hoạch vốn đầu tư của Ủy ban nhân dân các cấp gửi đến, Sở tài chính thực hiện kiểm tra phân bổ vốn đầu tư theo nội dung quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
b. Kết quả thực hiện chấp hành chi
Các cán bộ KSC tại KBNN Thái Nguyên sẽ tiến hành kiểm soát thực hiện công tác chấp hành chi nguồn vốn chương trình MTQG về Giảm nghèo tại địa bàn. Cán bộ KSC sẽ kiểm tra số thực hiện, số kế hoạch để xem xét khả năng thực hiện của chủ đầu tư, Ban quản lý dự án về tiến độ, số vốn thực tế, khả năng
giải ngân, Các cán bộ KSC sẽ kiểm tra hồ sơ của chủ đầu tư và Ban quản lý các dự án được cấp phát thanh toán từ nguồn vốn NSNN phải chuẩn bị và gửi đầy đủ các tài liệu cần thiết làm căn cứ cấp phát thanh toán phù hợp với từng dự án đầu tư, từng giai đoạn của quá trình đầu tư tới KBNN nơi chủ đầu tư mở tài khoản thanh toán vốn cho dự án. Các tài liệu làm căn cứ cấp phát thanh toán vốn đầu tư phải đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ, theo đúng quy định của pháp luật về hình thức, nội dung, thẩm quyền quyết định… Các tài liệu làm căn cứ cấp phát thanh toán vốn đầu tư dự án chương trình MTQG về Giảm nghèo bao gồm: tài liệu cơ sở của công trình, dự án (tài liệu này chỉ gửi một lần đến KBNN khi từ phát sinh đến kết thúc dự án- trừ trường hợp điều chỉnh, bổ sung); Tài liệu gửi hàng năm và hồ sơ gửi từng lần đến KBNN đề nghị cấp phát thanh toán vốn đầu tư cho công trình, dự án. Kết quả thực hiện chấp hành chi như sau:
Bảng 3.8: Chấp hành chi nguồn vốn chương trình MTQG Giảm nghèo tại Thái Nguyên
Nội dung Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
So sánh 2018/2017
So sánh 2019/2018
Tốc độ tăng trưởng
bình quân (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ %
Kế hoạch vốn
(Tr.đồng) 41.400 52.100 75.100 10.700 25,85 23.000 44,15 1,35 Số thanh toán
(Tr.đồng) 39.150 52.000 74.315 12.850 32,82 22.315 42,91 1,38 Tỷ lệ kế hoạch
vốn/số thanh toán (%)
105,75 100,19 101,06 -5,56 -5,26 0,87 0,87 0,98
Tỷ lệ giải ngân
vốn (%) 94,57 99,81 98,95 5,24 5,24 -0,86 -0,86 1,02
(Nguồn: Phòng KSC-KBNN Thái Nguyên và tính toán của tác giả)