Định hướng, mục tiêu hoàn thiện kiểm soát chi nguồn vốn chương trình

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 108 - 111)

Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGUỒN VỐN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC THÁI NGUYÊN

4.1. Định hướng, mục tiêu hoàn thiện kiểm soát chi nguồn vốn chương trình

4.1.1. Định hướng

Thứ nhất, hoàn thiện phương thức thanh toán từ NSNN qua KBNN theo Luật NSNN (sửa đổi). Việc thực hiện phương thức cấp phát này dựa trên cơ sở coi dự toán chi NSNN sau khi đã được Quốc hội phê chuẩn là một đạo luật buộc Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương phải có trách nhiệm tuân thủ nghiêm ngặt, đảo bảo mọi chi phí có trong dự toán và theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự toán chi NSNN là giới hạn tối đa mà các đơn vị được chi, kể cả về tổng mức và cơ cấu chi.

Nguyên tắc này đòi hỏi sự tuân thủ tuyệt đối quy định về mục lục ngân sách trong cả chu trình ngân sách từ khâu lập, chấp hành và kế toán quyết toán NSNN. Đồng thời là căn cứ để hoàn thiện các phương thức cấp phát ngân sách hiện hành. Việc kiểm soát chi theo dự toán đòi hỏi KBNN phải kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ các khoản chi của đơn vị và kiên quyết từ chối thanh toán những khoản chi không có trong dự toán được duyệt hoặc không đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã được quy định. Thực hiện phương thức cấp phát ngân sách nhà nước sẽ khắc phục được phần lớn những hạn chế của các phương thức cấp phát NSNN hiện nay (cấp phát bằng lệnh chi tiền, cấp phát bằng hạn mức kinh phí...)

Thứ hai, cải tiến quy trình thanh toán của NSNN, đảm bảo nguyên tắc, mọi khoản chi của NSNN đều phải được cấp phát trực tiếp từ KBNN cho chủ nợ thực sự của quốc gia. Tức là, KBNN là cơ quan đầu mối duy nhất được

nhà nước giao nhiệm vụ của quản lý nhà nước về quỹ NSNN. Do vậy KBNN có nhiệm vụ trực tiếp thanh toán mọi quản chi của NSNN; đồng thời, kiểm soát mọi khoản chi trước khi xuất quỹ NSNN và có quyền từ chối thanh toán đối với khoản chi khi xuất quỹ NSNN và có quyền từ chối thanh toán đối với các khoản chi sai chế độ, và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Bên cạnh đó, cần xác định rõ phương thức thanh toán, chi trả áp dụng đối với từng khoản chi NSNN theo hướng: Mở rộng phương thức xuất quỹ NSNN mà KBNN thay đơn vị thụ hưởng thanh toán trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hóa, lao vụ bằng chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng (trừ trường hợp khác có quy định về chuyển nhượng nợ). Do vậy, cần đổi mới chứng từ mạnh mẽ phương thức thanh toán trong nền kinh tế, mở rộng và áp dụng mạnh mẽ phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, có quy định chặt chẽ và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt.

Thứ ba, hoàn thiện chức năng, luật hóa hoạt động và nâng cao chất lượng hoạt động KBNN với tư cách là cơ quan quản lý, điều hành ngân quỹ quốc gia, là kế toán quốc gia. KBNN phải làm nhiệm vụ và hạch toán toàn bộ tài sản, ngân quỹ quốc gia và lập báo cáo quyết toán ngân quỹ nhà nước. Để làm được điều này, cần phải đổi mới công tác và tổ chức bộ máy kế toán ngân sách theo hướng: kế toán viên tại các đơn vị dự toán chịu chỉ đạo nghiệp vụ trực tiếp của KBNN, thực hiện kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ thu, chi NSNN một cách khách quan, độc lập với người chuẩn chi. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống kế toán NSNN làm cho kế toán NSNN thực sự là một phương tiện để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của việc sử dụng công quỹ quốc gia.

4.1.2. Mục tiêu

Một là, phải đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao được chất lượng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tăng cường công tác đối ngoại; đồng thời, phải đảm bảo tính bao quát về phạm vi, đối tượng và mức độ kiểm soát chi

theo đúng tinh thần của Luật NSNN mới nhất, đảm bảo tất cả các khoản chi của NSNN đều được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ qua hệ thống KBNN. Ngoài ra, cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN mới cũng phải phù hợp với xu hướng cải cách hành chính trong quản lý chi NSNN và phù hợp với các phương thức cấp phát ngân sách mới như chi theo dự toán từ KBNN, khoán chi hành chính, cơ chế khoán thu, khoán chi đối với đơn vị sự nghiệp có thu...

Hai là, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tiền của nhà nước.

Hiện nay cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN bộc lộ nhiều nhược điểm.

Nơi cần đầu tư chưa được đầu tư thích đáng, trong khi đó nơi sử dụng tiền NSNN rất lãng phí, không hiệu quả. Vì vậy, cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN phải đạt được mục tiêu cấp đúng, cấp đủ, kiểm soát chặc chẽ việc sử dụng để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, tham nhũng, chống phiền hà, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ chỗ chi đúng, chi đủ, chi có hiệu quả tạo ra những tiền đề phát triển kinh tế, tăng tích lũy trong nền kinh tế, thực hiện tốt quá trình CNH-HĐH đất nước theo định hướng XHCN.

Ba là, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan, các cấp ngân sách trong việc quản lý, điều hành, quyết định và kiểm soát chi NSNN. Cần làm cho cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN thấy được quyền lợi và nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng kinh phí NS cấp đúng mục đích, đúng pháp luật và có hiệu quả. Đặc biệt là phân rõ trách nhiệm, quyền hạn của người chuẩn chi và KBNN. Nếu nhìn nhận toàn bộ quốc gia như một thực thể, thì trong lĩnh vực chi tiêu vai thủ trưởng đơn vị để thực hiện hành vi chuẩn chi là Thủ tướng chính phủ, các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các cấp và những người được ủy quyền, còn KBNN là vai kế toán có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ tài chính, kế toán của người chuẩn chi khi thực hiện chi tiêu; kế toán các khoản chi tiêu đó. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần phải phân định rõ trách nhiệm giữa người chuẩn chi và người kế toán để có sự kiểm tra, kiểm soát trong khi kiểm soát chi NSNN.

Bốn là, quy trình thủ tục kiểm soát chi NSNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát; đồng thời, phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quản lý.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)