Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGUỒN VỐN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC THÁI NGUYÊN
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi nguồn vốn Chương trình
4.2.1. Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi nguồn vốn chương trình MTQG Giảm nghèo
Thực hiện quy trình kiểm soát chi theo đúng quy định của Nhà nước là yêu cầu tất yếu của công tác chi nguồn vốn từ NSNN. Bởi lẽ, NSNN hàng năm được phân bổ nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của quốc gia và địa phương. Quy trình thực hiện theo hướng tinh gọn giúp cho khả năng giải quyết công việc KSC nhanh chóng, chính xác và tạo điều kiện thuận tiện cho Chủ đầu tư và đơn vị hưởng lợi, giải pháp cụ thể là:
- Do đặc thù công tác KSC nguồn vốn CTMTQG Giảm nghèo nên thực hiện quy trình một cửa trong kiểm soát chi vốn khác với cơ chế một cửa về hành chính chung của Chính phủ. Với đặc thù của tính chất nghiệp vụ của công tác kiểm soát chi, trong quá trình kiểm soát, cán bộ KSC cần trao đổi trực tiếp với khách hàng để làm rõ hơn các nội dung, tính chất khoản chi cũng như yêu cầu khách hàng bổ sung hoàn thiện hồ sơ, chứng từ kịp thời. Vì vậy khó tách người trực tiếp giải quyết công việc với khách hàng như quy định.
Ngoài ra với các khoản chi tiền mặt thì yếu tố an toàn tiền của Nhà nước được đặt lên hàng đầu, cho nên việc thanh toán bằng tiền mặt vẫn phải giao cho bộ phận kho quỹ tiền mặt thực hiện tại quầy lĩnh tiền mặt. Đối với khoản chi tiền mặt, khách hàng buộc phải đến 2 bộ phận giao dịch: bộ phận trả kết quả và bộ phận lĩnh tiền mặt.
- Về phạm vi áp dụng giao dịch một cửa trong KSC chương trình MTQG Giảm nghèo, các đơn vị KBNN thuộc tỉnh gọi là KBNN huyện. Giao dịch một cửa trong KSC chương trình MTQG Giảm nghèo cần tôn trọng nguyên tắc nhất định:
+ Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng chế độ, quy trình nghiệp vụ; giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng;
+ Công khai các hồ sơ, thủ tục, quy trình chi NS; trách nhiệm của cán bộ KBNN thực hiện KSC; thời hạn giải quyết công việc;
+ Nhận hồ sơ chi NSNN và trả kết quả tại một đầu mối, không yêu cầu khách hàng liên hệ với nhiều bộ phận;
+ Trường hợp thanh toán với các khoản cam kết chi, hồ sơ đã gửi khi cam kết chi, đã gửi khi thực hiện thanh toán.
- Trách nhiệm của cán bộ KBNN trong việc thực hiện quy trình giao dịch một cửa: cán bộ KSC hướng dẫn, xem xét, theo dõi, thực hiện KSC hồ sơ của khách hàng; cán bộ kế toán xem xét tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán, thực hiện hạch toán và thanh toán cho khách hàng theo đúng quy định;
- Thời hạn giải quyết công việc: hiện nay đã có quy định theo hướng dẫn của KBNN trung ương, tuy nhiên đối với KBNN Thái Nguyên cần nêu cụ thể.
Thời hạn giải quyết thanh toán, tạm ứng chi CTMTQG Giảm nghèo được tính kể từ khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi KBNN hoàn thành thủ tục thanh toán cho khách hàng, cụ thể:
+ Đối với khoản tạm ứng hoặc thanh toán (không phải thanh toán lần cuối) thì thời gian xử lý của KBNN không quá 02 ngày làm việc
+ Đối với hồ sơ thanh toán lần cuối (hoặc thanh toán 01 lần cho bộ hợp đồng) thì thời gian xử lý của KBNN không quá 07 ngày làm việc
- Tổ chức thực hiện giao dịch một cửa: thực hiện theo mô hình “một cửa một giao dịch viên”, cán bộ KSC đồng thời là cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
4.2.2. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi các dự án thuộc chương trình MTQG Giảm nghèo
Dự toán chi các CTMTQG về Giảm nghèo là bản dự trù các khoản chi NS
theo các chỉ tiêu xác định trong một năm, được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và là căn cứ để thực hiện chi NS. Dự toán chi CTMTQG chính là một loại dự toán NSNN, dù ở mức độ tổng hợp hay chi tiết cũng đều nhằm tạo ra khuôn khổ tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và phát triển KT-XH, đồng thời tạo căn cứ cho việc điều hành thu, chi NS một cách khoa học và hợp lý, giải pháp cụ thể hoàn thiện công tác lập dự toán chi các dự án thuộc CTMTQG Giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là:
- Hoàn thiện quy trình lập dự toán NS: quy trình lập dự toán NS phải đảm bảo yêu cầu, căn cứ lập dự toán theo luật định, thực hiện đầy đủ đúng trình tự xây dựng dự toán, quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN. Trong quá trình lập dự toán NSNN cần chú ý 2 khâu then chốt là: khâu hướng dẫn và số thông báo kiểm tra về dự toán cho các đơn vị thụ hưởng NSNN và khâu xem xét dự toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách gởi cho cơ quan Tài chính các cấp phải thận trọng, thậm chí phải trao đổi thảo luận với đơn vị để làm sáng tỏ các nhu cầu về dự toán nhằm phục vụ tốt cho quá trình xét duyệt dự toán.
- Xây dựng định mức chuẩn mực làm cơ sở cho việc lập dự toán và xét duyệt dự toán, xây dựng các chuẩn mực khoa học làm cơ sở, căn cứ cho việc lập và xét duyệt dự toán chi NS cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Đổi mới về quyết định dự toán NS, quyết định dự toán chi NSNN phải dựa vào các chuẩn mực khoa học đã được xác định, nhằm đảm bảo cho dự toán chi NSNN được duyệt phù hợp với khả năng cân đối NS địa phương.
Khâu xét duyệt dự toán giữa cơ quan Tài chính với từng đơn vị dự toán phải trao đổi, thảo luận để đi đến thống nhất về dự toán của các đơn vị. Trên cơ sở thống nhất về dự toán của đơn vị thụ hưởng NSNN, cơ quan Tài chính tổng hợp dự toán NS cấp mình thông qua UBND và trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán NSNN nhằm đảm bảo cho dự toán xét duyệt được hợp lý hơn.
4.2.3. Tăng cường kiểm soát khâu chấp hành chi các dự án thuộc chương trình MTQG Giảm nghèo
Chấp hành chi dự án thuộc CTMTQG Giảm nghèo là quá trình tổ chức chi NSNN và quản lý các khỏan chi của NSNN cho CTMTQG về Giảm nghèo. Cần cụ thể hóa dự toán NSNN được duyệt có chia ra từng quý, tháng để chỉ đạo quá trình thực hiện phải dựa trên những căn cứ, cơ sở khoa học, đảm bảo với tình hình thực tế. Vì vậy, việc cụ thể hóa dự toán NSNN được tiến hành theo trình tự như sau:
- Dự toán được duyệt chi đầu tư phát triển cả năm có chia ra từng quý, tháng trong năm báo cáo.
- Xem xét từng dự toán được duyệt có nhu cầu chi theo yêu cầu thực tế dự kiến của năm kế hoạch để điều chỉnh tăng, giảm chi ở các quý, tháng cho phù hợp với tình hình thực tế của năm kế hoạch.
- Hình thành hạn mức chi cho đầu tư phát triển để lên kế hoạch tạm ứng, cấp phát vốn cho chi CTMTQG về Giảm nghèo, đảm bảo tiến độ của năm kế hoạch.
- Chấp hành dự toán chi NSNN qua các hình thức cấp phát kinh phí, cần xác định các khâu quan trọng như: tiêu chuẩn được tham gia đấu thầu, đấu thầu công khai, mở rộng đối tượng giám sát tiến độ, chất lượng thi công, công khai tiêu chuẩn nền móng, vật tư tại công trình; cơ sở xem xét nghiệm thu quyết toán công trình, phải được kiểm tra chéo, đảm bảo tính khách quan.
- Việc cấp phát vốn chi cho CTMTQG về Giảm nghèo đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Cấp phát phải được thực hiện trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng theo quy trình của pháp luật hiện hành.
+ Việc cấp phát vốn phải đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch.
+ Việc thực hiện cấp phát vốn thực hiện theo mức độ thực tế hoàn thành kế hoạch theo đúng dự toán được duyệt.
+ Cấp phát vốn phải thực hiện kiểm tra bằng đồng tiền đối với việc sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
4.2.4. Hoàn thiện công tác quyết toán chi các dự án thuộc chương trình MTQG Giảm nghèo
Trong các khâu của chu trình quản lý chi NSNN chương trình MTQG Giảm nghèo, quyết toán là khâu cuối cùng, qua đó đánh giá lại toàn bộ NSNN sau một năm thực hiện, từ khâu lập dự toán, khâu phân bổ cũng như chấp hành và điều hành chi NSNN chương trình MTQG Giảm nghèo. Số liệu và tình hình quyết toán chi NSNN chương trình MTQG Giảm nghèo là cơ sở để các cơ quan quản lý phân tích, đánh giá tình hình tài chính - ngân sách của quốc gia, từ đó có những quyết sách phù hợp nhằm quản lý tối ưu nguồn lực tài chính - ngân sách trong giai đoạn tiếp theo. Giải pháp cụ thể như sau:
- Sau khi nhận được báo cáo quyết toán của CĐT, UBND các cấp có trách nhiệm xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết cho CĐT;
- Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định quyết toán vốn CTMTQG về Giảm nghèo phát sinh trên địa bàn huyện, xã, quyết toán chi NS lập quyết toán chi NS và tổng hợp báo cáo quyết toán thu, chi NS địa phương trình UBND tỉnh xem xét gửi Bộ Tài chính, đồng thời trình HĐND tỉnh phê duyệt.
+ Đối với KBNN có trách nhiệm tổ chức hạch toán kế toán, KSC CTMTQG về Giảm nghèo, đảm bảo các khoản chi phát sinh được hạch toán chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ theo định kỳ.
+ Quyết toán chi vốn CTMTQG về Giảm nghèo phải thực sự quan tâm khâu phân tích số liệu, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND các cấp và rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc quản lý và điều hành KSC chương trình MTQG về Giảm nghèo ở địa phương cho những năm tiếp theo.
+ Hoàn thiện chế độ kế toán, kiểm toán, quyết toán vốn chương trình MTQG về Giảm nghèo. Thực hiện kiểm toán nội trong các đơn vị, cơ quan
CĐT sử dụng vốn. Nghiên cứu thiết lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn chương trình MTQG về Giảm nghèo từ vốn NSNN.
4.2.5. Các giải pháp hỗ trợ khác
4.2.5.1. Xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ công việc trong công tác chi các dự án thuộc chương trình MTQG Giảm nghèo
Để tạo thuận lợi cho ban lãnh đạo KBNN quản lý danh mục công việc của chi dự án thuộc CT MTQG Giảm nghèo tại đơn vị quản lý, cũng như xác định rõ trách nhiệm của các bộ phận, cán bộ nghiệp vụ trong xử lý công việc, cần thiết phải nghiên cứu, xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ, công việc. Phần mềm đó cần có một số chức năng sau đây:
- Phản ánh được số lượng công việc nhận và phải giải quyết trong ngày, tình trạng công việc đang giải quyết, đặc điểm hồ sơ công việc (thời hạn giải quyết, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo, người xử lý...)
- Lưu vết được các bước xử lý trước đó để xác định được trách nhiệm của từng bộ phận, cán bộ giải quyết công việc.
- Có chức năng tra cứu các hồ sơ đã giải quyết trong quá khứ
- Tích hợp phần mềm này trên trang web của KBNN cũng như tại Kiot thông tin để khách hàng/nhà đầu tư dự án/nhà thầu tra cứu tình trạng giải quyết công việc của mình.
Với chương trình này, lãnh đạo KBNN có thể quản lý được toàn bộ công việc của mình; xác định được trách nhiệm của từng bộ phận, cán bộ giải quyết công việc. Về phía khách hàng/nhà đầu tư dự án/nhà thầu có thể tra cứu được tình trạng công việc của mình cũng như chủ động chỉnh sửa, bổ sung sai sót trong hồ sơ thanh toán. Qua đó, góp phần minh bạch hóa hoạt động KBNN cũng như tạo thế chủ động cho khách hàng trong quá trình giao dịch với KBNN.
4.2.5.2. Tăng cường đào tạo đội ngũ công chức để thể hiện quy trình trong KSC chương trình MTQG Giảm nghèo
Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất cán
bộ KBNN là nhân tố quan trọng nhằm tìm kiếm, sử dụng và phát huy cao năng lực, phẩm chất mỗi cán bộ. Về con người, cần coi trọng vấn đề sau đây:
- Tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ KBNN, đặc biệt là những người trực tiếp làm công tác kiểm soát chi một cửa NSNN về CTMTQG Giảm nghèo. Những cán bộ thực hiện công tác KSC này phải đảm bảo được năng lực chuyên môn nghiệp vụ cần thiết, được đào tạo, bồi dưỡng, am hiểu nắm vững tình hình thực hiện giảm nghèo trên địa bàn và tình hình phát triển KT-XH cũng như các chế độ chính sách của Nhà nước về CTMTQG Giảm nghèo. Bên cạnh đó, cán bộ này phải có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc, hiểu được giá trị, ý nghĩa đồng tiền của kho bạc chi xuất quỹ. Để thực hiện các yêu cầu trên, KBNN cần rà soát và phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý nhà nước,...Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, phân công công tác đúng năng lực và trình độ của từng người, kiên quyết loại bỏ cán bộ thoái hóa, biến chất hoặc không đủ năng lực, trình độ.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ dưới nhiều hình thức như đào tạo tập trung, tập huấn ngắn hạn và dài hạn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, tổng kết và đánh giá kinh nghiệm kiểm soát chi hàng năm, nhất là KSC chương trình MTQG Giảm nghèo...để bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, đường lối, chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội nông thôn của Đảng, Nhà nước. Song song với việc trang bị kiến thức chuyên môn thì các cán bộ KSC cần có kiến thức vế pháp luật, kinh tế, ngoại ngữ, tin học,...
- Cơ chế thưởng phạt nghiêm minh,thực hiện chế độ khen thưởng hợp lý, một mặt tạo điều kiện vật chất thuận lợi, giúp cán bộ KBNN yên tâm công tác. Mặt khác, phát huy cao hơn nữa vai trò và năng lực của từng cá nhân.
Bên cạnh đó, cần xử phạt nghiêm minh đối với cán bộ KSC cố tình làm sai
chế độ chính sách, sai quy trình nghiệp vụ gây thất thoát vốn chương trình MTQG Giảm nghèo.