Chương 2 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH “VĂN PHÒNG XANH”
2.2. Thực tế việc áp dụng mô hình “Văn phòng xanh” tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Hiện nay, mô hình Văn phòng xanh đã khá phổ biến trên thế giới tuy nhiên vẫn còn mới mẻ đối với Việt Nam. Mặc dù các văn phòng doanh nghiệp đã bắt đầu có những thiết kế theo xu hướng xanh hóa văn phòng làm việc, nhưng cũng chưa thực sự rộng rãi. Đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp thì việc thực hiện mô hình văn phòng xanh lại càng trở nên mới mẻ và xa lạ. Cụ thể đối với trường Đại học Nội vụ Hà Nội cũng là cơ quan nằm trong diện đó.
“Văn phòng xanh” cụm từ này mới chỉ được đề cập đến như một vấn đề mới, còn việc xây dựng một kế hoạch cụ thể hay một chiến lược chương trình để thực hiện nên mô hình này áp dụng vào thực tế tại trường thì còn là câu chuyện về thời gian sau này.
Mặc dù các cá nhân cán bộ, giảng viên trong trường đã có những hiểu biết và nhận thức căn bản về bản chất mô hình cũng như lợi ích của việc áp dụng mô hình này trong các vấn đề về tài nguyên, môi trường và vệ sinh quang cảnh chung toàn trường đến không gian từng đơn vị trong trường. Và đã có những hành động
thiết thực dù chưa mang tính bao quát, rộng rãi trong phạm vi toàn trường, nhưng ở một phạm vi nhỏ tại từng phòng chuyên môn, chức năng và văn phòng các khoa, trung tâm thuộc trường đã có xuất hiện màu xanh của cây lá; những khẩu hiệu giữ gìn vệ sinh môi trường nơi làm việc, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng như: giữ cho phòng làm việc không có rác thải, tiết kiệm điện, giấy và mực,…..
Cụ thể từng biểu hiện đã được thực hiện như:
2.2.1. Thực hiện tiết kiệm các nguồn tài nguyên và năng lượng
Hiện nay, theo Viện Khoa học Công nghệ, trong toàn bộ các hệ thống kỹ thuật sử dụng năng lượng phục vụ cho hoạt động của các tòa nhà công sở, tổ hợp văn phòng điện chiếu sáng là một trong những hệ thống chiếm tỉ lệ sử dụng lớn trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng điện trong các tòa nhà. Theo đó sản lượng điện cần cung cấp cho các tòa nhà gần 13.924 tỷ kwh, tương đương với 48% cơ cấu điện thương phẩm. Như vậy, việc sử dụng năng lượng điện cho văn phòng không hợp lý sẽ gây ra tình trang lãng phí rất lớn.
Thực tế, tại Trường các cán bộ, công nhân viên chức đã nhận thức được việc cần thiết phải tiết kiệm năng lượng điện, để tiết kiệm chi phí cũng như giảm thiểu lượng CO2 thải ra môi trường. Bằng việc, sử dụng các thiết bị điện hợp lý, tắt các thiết bị khi ra khỏi phòng hoặc không sử dụng; việc sử dụng điều hòa cũng đã tương đối hợp lý.
Tuy nhiên, cũng còn một số hạn chế như việc quên không tắt điện, quạt hay mở cửa khi phòng dùng điều hòa tại các văn phòng các khoa, trung tâm hay tại các phòng học, điều này đã ngay lập tức làm tiêu tốn một lượng điện không nhỏ, cũng như làm tiêu tốn lượng chi phí cho tiền điện là khá lớn.
Cạnh việc sử dụng điện năng là như vậy, việc sử dụng các nguồn tài nguyên khác như giấy, mực,…tại các văn phòng khoa, trung tâm, phòng chức năng khác cũng đã bắt đầu có sự thay đổi để hướng tới tiết kiệm như việc sử dụng tiết kiệm giấy in, in hai mặt một số tài liệu,. Tuy nhiên việc này vẫn chưa thực sự đem lại
nhiều hiệu quả, vẫn tồn đọng việc sử dụng giấy in còn lãng phí, chưa tận dụng được hiệu quả những phế phẩm tại văn phòng,….
Điều này cho thấy mặc dù việc tiết kiệm năng lượng tài nguyên đã được quan tâm, tuy nhiên chưa có những biện pháp cụ thể và đồng bộ, như vậy dẫn đến hiệu quả chưa cao và cần thiết phải đưa vấn đề này vào mô hình Văn phòng xanh, mà nhóm đang nghiên cứu đề xuất.
2.2.2. Không gian và những nét văn hóa xanh
Thực tế qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy việc xây dựng một không gian xanh đảm bảo môi trường làm việc, học tập, giao lưu cũng như những quy tắc, văn hóa xanh tại trường đã có những tiến triển và thành quả, cụ thể như sau:
* Không gian xanh
Đối với một không gian xanh, tạo cảnh quan cho nhà trường, thì vấn đề này đã được quan tâm và triển khai thực hiện. Với những cây xanh bao phủ sân trường, khuôn viên trường tạo bóng mát cũng như làm sạch không khí tạo nên sự tươi mát cho khuôn viên học đường; cạnh đó tại các văn phòng các Khoa, trung tâm, đơn vị chức năng khác cũng cơ bảo xây dựng một không gian xanh trong không gian làm việc của mình, bằng việc trồng các loại cây cảnh, hoa cảnh, sắp xếp không gian làm việc hợp lý khoa học,…
* Trồng cây xanh
Bằng việc trông các loại cây xanh để tạo nên một không gian xanh đem lại cảm giác thoải mái khi làm việc, Trường đã có những ưu điểm nhất định trong việc này, như:
Khuôn viên trường đã được thiết kế trồng nhiều loại cây có bóng mát, cũng như tạo cảnh quan như: cây bằng lằng, cây dừa cảnh, cây cau cảnh, , khu vực để xe của học sinh sinh viên, trên thềm khu vực không để xe các nhân viên bảo vệ cũng tận dụng khoảng trống để trồng các chậu hoa hồng để tăng thẩm mỹ và tạo cho
không gian làm việc mới mẻ hơn. [Xem phụ lục 04] …. Những cây này tạo nên bóng mát cho khuôn viên, cạnh đó tạo nên không gian xanh mát cho trường.
Ngoài ra tại các văn phòng các khoa, đơn vị chức năng , các cán bộ công chức cũng đã chủ động phủ xanh không gian làm việc bằng việc trông nhiều cây xanh: một số cây hoa nhỏ, cây cảnh cỡ nhỏ và tại bàn làm việc cũng có những cây cảnh để bàn. Những cây này đã tạo nên không gian xanh cho môi trường làm việc, góp phần kích thích sự thoải mái và sáng tạo cho cán bộ, giảng viên.
*Những quy tắc và văn hóa xanh
Những quy tắc và những nét văn hóa xanh đã góp phần tạo nên lối sống và làm việc xanh tại nơi làm việc, những việc này góp phần thúc đẩy hanh vi bền vững đối với mọi công việc hành động., cụ thể tại trường đã có những biểu hiện như:
+ Cán bộ, công nhân viên chức, sinh viên của trường đã có ý thức trong việc thực hiện nề nếp tiết kiệm tài nguyên năng lượng điện, giấy.
+ Việc bảo về môi trường thông qua giữ gìn vệ sinh học đường và nơi làm việc cũng đã được các cá nhân trong trường thực hiện, bằng việc không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh phòng làm việc và phòng học.
+ Ý thức xanh hóa nơi làm việc và khuôn viên trường đã được các cá nhân trong trường đề cao và thực hiện bằng những hành động cụ thể và thành quả như hiện tại.
+ Cùng với những hành động cụ thể để tạo nên những nét văn hóa xanh kể trên, tại trường đã có những quy tắc căn bản để nhắc nhở và thực hiện như: đã có các khẩu hiệu về tiết kiệm và giữ gìn vệ sinh trường học như “Vứt rác đúng nơi quy định”, “tắt điện khi không sử dụng”,…. Cạnh đó việc tiết kiệm tài nguyên giấy cũng được các cán bộ, giảng viên tại các phòng thực hiện theo quy tắc tăng cường in hai mặt giấy, tận dụng giấy đã in một mặt,..
Những hành động cơ bản kể trên chính là những việc làm tuy nhỏ nhưng đã góp phần xanh hóa môi trường làm việc và học tập, cũng là dấu mốc tạo tiền đề cho việc xây dựng mô hình “Văn phòng xanh” cụ thể tại trường